CÁC THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM, TỪ

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định TPP đến chuỗi cung ứng cá tra, cá basa của việt nam và giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng (Trang 34 - 38)

- GMP:

2.4.1.2.CÁC THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM, TỪ

tháng 11/2013:

Hình 3: Các thị trƣờng xuất khẩu cá tra của Việt Nam, tháng 1-11/2013

ảng 3: Số liệu một số thị trƣờng xuất khẩu cá tra của Việt Nam, tháng 1- 11/2013: Thị trƣờng Giá trị (US$) Tỷ lệ(%) EU 322,896,257 22.31 Spain 62,737,537 4.34 The Netherlands 50,241,506 3.47 Germany 37,610,576 2.60 The U.K. 34,950,750 2.42 The U.S. 326,159,530 22.54 Singapore 29,745,121 2.06 Thailand 29,590,066 2.04 The Philippines 21,570,885 1.49

(Nguồn: Theo Vasep-số liệu Tổng cục Hải quan)

- Nhận xét về các thị trƣờng:

Tổng xuất khẩu cá tra trong 10 tháng đầu năm 2013 đạt giá trị 1,4 tỷ USD. Năm 2013, mặt hàng cá của Việt Nam đã có mặt trên 149 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tăng gần 7% so với 140 quốc gia cùng kì năm 2012. (Bảng trên là một số thị trƣờng có tỷ trọng xuất khẩu cao). Dù cá tra Việt Nam đã có mặt ở 149 thị trƣờng

Malaysia 20,578,265 1.42

Brunei 945,317 0.07

Indonesia 187,869 0.01

China & Hong

Kong 74,234,488 5.13 China 44,412,853 3.07 Hong Kong 29,821,636 2.06 Japan 3,510,057 0.24 Others 617,615,294 42.68 Brazil 91,967,333 6.35 Mexico 78,634,095 5.43 Colombia 46,760,649 3.23 Australia 37,073,530 2.56 Chile 2,805,094 0.19 New Zealand 2,019,685 0.14 Peru 5,458,671 0.38 Congo 2,515,580 0.17 Uruguay 2,446,265 0.17 Qatar 2,186,758 0.15 Canada 34,608,159 2.39 Egypt 33,761,339 2.33 Ukraine 30,718,432 2.12 Russia 30,237,992 2.09

nhƣng vẫn phụ thuộc lớn vào 2 thị trƣờng chính là EU và Mỹ, lần lƣợc chiếm 22,31% van 22,54%, gần 1/2 sản lƣợng xuất khẩu của cả nƣớc.

a. Thị trƣờng EU:

Một số thị trƣờng lớn nằm ở khu vực EU sẽ khó tăng sản lƣợng nhập khẩu mặt hàng cá tra đông lạnh của Việt Nam trong thời gian tới do các nƣớc nhƣ Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Áo, Thụy Sĩ ... đã thông tin sai lệch, thiếu khách quan đối với cá tra Việt Nam làm cho ngƣời tiêu dùng hiểu không đúng và có những phản ứng tiêu cực đối với sản phẩm cá tra. Hiện tại trên thị trƣờng EU, giá các loại cá thịt trắng nhƣ: cá minh thái Alaska, cá tuyết lục, cá bơn nuôi tại khu vực này đang giảm mạnh, làm cho thị trƣờng EU thừa nguồn cung và không tăng trƣởng. Yếu tố này cũng làm giảm thị phần tiêu thụ cá tra hiện nay tại EU.

b. Thị trƣờng Mỹ:

Mỹ ngày càng đặt ra nhiều chính sách thắt chặt hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam nhƣ thuế chống bán phá giá. Vừa qua, ngày 5/9/2013, Bộ Thƣơng mại Mỹ (DOC) công bố quyết định sơ bộ cuộc rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 9 (POR9) đối với sản phẩm philê cá tra đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tăng rất cao so với cùng kì năm trƣớc, gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trƣờng này.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ hiện đang có dấu hiệu chững lại, nguyên nhân là do lƣợng hàng cá tra dự trữ tại thị trƣờng này vẫn còn khá nhiều. Chính vì vậy giá cá tra tại thị trƣờng này hiện không tăng. Thêm vào đó, ngƣời tiêu dùng Mỹ lo ngại các sản phẩm thủy sản không đƣợc kiểm tra do chính phủ Mỹ đóng cửa nên Cục Quản lý Thực phẩm và Dƣợc Phẩm Mỹ sẽ không thực hiện các cuộc kiểm tra bắt buộc đối với hàng thủy sản trong thời gian này nên chất lƣợng không đảm bảo. Ngƣời tiêu dùng giảm chi tiêu do lo ngại việc chính phủ Mỹ đóng cửa. Trong thời gian đó, khối lƣợng cá tra dự trữ tại Mỹ sẽ đƣợc tiêu thụ vơi dần và hy vọng cá tra xuất khẩu sẽ tăng trƣởng trở lại.

Từ đầu năm đến nay nhập khẩu cá tra ở các nƣớc châu Á nhìn chung tăng trƣởng ổn định. Trong 10 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu cá tra của Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản đều tăng trƣởng ổn định trên 10% so với cùng kì năm 2012.

- Trung Quốc: có thể sẽ trở thành thị trƣờng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp

khi đã có mức tăng trƣởng đang kể trong năm 2013, đạt 6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, độ an toàn trong thanh toán ở thị trƣờng này còn thấp, các doanh nghiệp nên xuất khẩu chính ngạch để giảm bớt rủi ro.

- Hàn Quốc: Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Hàn Quốc luôn tăng trƣởng trong

những năm gần đây do nhu cầu của thị trƣờng này ngày càng lớn. Ngay cả nửa đầu năm 2013, xuất khẩu cá tra sang Hàn Quốc vẫn tăng trƣởng mạnh trong khi nhập khẩu thủy sản chung của nƣớc này có xu hƣớng sụt giảm. Mức tiêu thụ thủy sản nói chung và cá tra nói riêng khá ổn định.

- Nhật Bản: mặc dù tiêu thụ thủy sản của Nhật Bản sụt giảm nhƣng xuất khẩu cá

tra Việt Nam sang Nhật Bản lại đang gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2013. Xu hƣớng sụt giảm nguồn cung cá biển ngày càng rõ rệt sẽ tạo nhiều cơ hội cho cá tra nếu có các chiến dịch quảng bá tốt hơn để xâm nhập vào thị trƣờng này trong thời gian tới.

- ASEAN: Xuất khẩu cá tra sang Asean trong 11 tháng đầu năm đạt 114.2 triệu

USD, tăng 12.9% so với cùng kỳ năm 2012. Asean hiện chiếm 7.2% tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam. Một số nƣớc trong khu vực Asean nhƣ Philippines, Thái Lan, Indonesia có sản xuất cá da trơn và cũng đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng nội địa, nhƣng sản lƣợng sản xuất không nhiều và kích thƣớc phile thƣờng không đạt chuẩn, nhỏ hơn so với cá tra nhập khẩu. Thái Lan là thị trƣờng nhập khẩu cá tra lớn thứ 2 trong khối ASEAN sau Singapore nhƣng lại là thị trƣờng có mức tăng trƣởng mạnh nhất.

d. Thị trƣờng các nƣớc Trung Đông:

Trong những năm gần đây, Trung Đông nổi lên nhƣ một thị trƣờng mới đầy tiềm năng đối với sản phẩm thủy sản, là một trong những thị trƣờng xuất khẩu cá tra lớn của Việt Nam. Hàng thủy sản của Việt Nam nói chung và sản phẩm cá tra nói riêng đã chiếm đƣợc ƣu thế cũng nhƣ khẳng định uy tín đối với ngƣời tiêu dùng ở khu vực này, sản lƣợng xuất khẩu năm sau đều cao hơn năm trƣớc. Tuy nhiên, năm 2013, do tình

hình chính trị của khu vực này không ổn định nên các doanh nghiệp giảm tỷ trọng xuất khẩu vì lo ngại khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu.

e. Thị trƣờng các nƣớc Mỹ Latinh:

- Brazil: Mặc dù Brazil chỉ đứng thứ 4 về nhập khẩu cá tra sau Mỹ, EU và

ASEAN, chiếm 6.1% tổng kim ngạch XK cá tra Việt Nam, nhƣng lại có mức tăng trƣởng cao nhất trong 4 thị trƣờng này. Tiêu thụ thủy sản ở Brazil đang tăng dần. Những năm gần đây, đồng nội tệ và sức mua ở Brazil phục hồi cộng với đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện nên họ có xu hƣớng tìm tới thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhƣ thủy sản. Tuy nhiên, nhƣng giá XK vào thị trƣờng này lại có xu hƣớng sụt giảm so với năm ngoái.

- Mexico: Cá tra là mặt hàng đƣợc xuất khẩu nhiều nhất sang Mexico, hiện chiếm trên 90% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng này. Sản phẩm đã có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn tại nƣớc này nhƣ Walmart, Costco, Chedraui, Superama, Soriana. Giá cá tra xuất khẩu sang thị trƣờng Mexico khá ổn định trong nhiều năm, nhƣng những năm gần đây giá đang có xu hƣớng sụt giảm và dự báo giá sẽ có xu hƣớng chững lại trong năm tiếp theo. Mặc dù nhập khẩu cá tra Việt Nam của Mexico sụt giảm nhƣng xu hƣớng nhập khẩu thủy sản từ các thị trƣờng trên thế giới của Mexico vẫn sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới vì hiện nay nhập khẩu thủy sản nói chung của Mexico vẫn đang gia tăng.

f. Thị trƣờng Úc:

Hiện có nhu cầu nhập khẩu rất lớn những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam, trong đó có thủy sản nói chung và cá tra nói riêng. Hai nhà phân phối lớn ở Australia là chuỗi siêu thị Coles và Woolworths chiếm 1/3 thị phần bán lẻ ở thị trƣờng này. Vì vậy, tiếp cận đƣợc hệ thống siêu thị này sẽ rất tốt để tiêu thụ các sản phẩm của Việt Nam vì đây là thị trƣờng rất tiềm năng đối với các doanh nghiệp thủy sản trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định TPP đến chuỗi cung ứng cá tra, cá basa của việt nam và giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng (Trang 34 - 38)