- GMP:
3.1.2. ĐIỂM YẾU CỦA CHUỔI CUNG ỨNG CÁ TRA, CÁ BASA VIỆT NAM
3.1.2.1. Không có sự đồng bộ liên kết giữa ngƣời nông dân và nhà chế biến, doanh nghiệp và Nhà nƣớc.
Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế chỉ đếm đƣợc trên đầu ngón tay, trong đó có nhóm sản phẩm cá tra. Quan
trọng hơn, nghề này chỉ sử dụng một diện tích rất nhỏ (khoảng 6.000 ha mặt nƣớc), nhƣng tạo việc làm cho trên 16 triệu công nhân và ngƣ dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế ở vùng nông thôn ĐBSCL. Vai trò quan trọng nhƣ vậy, song cho đến nay các khâu từ sản xuất tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm cá tra vẫn còn quá nhiều bất cập.
a. Thiếu liên kết giữa doanh nghiệp và Nhà nƣớc
Quản lý Nhà nƣớc đối với con cá tra vùng ĐBSCL còn lỏng lẻo, thiếu quy hoạch, kế hoạch và thông tin. Trong một cuộc họp về sản xuất, tiêu thụ cá tra ở ĐBSCL gần đây, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra những yếu kém, trong đó nổi lên hai nhóm vấn đề chính:
Thứ nhất, quản lý Nhà nƣớc bao gồm thể chế, cơ chế và những qui định của Nhà nƣớc ở lĩnh vực này chƣa đáp ứng kịp những yêu cầu mới. Chất lƣợng con giống đang ở mức báo động, sản phẩm xuất khẩu bị nƣớc ngoài dựng hàng rào kỹ thuật đánh bật ra, gây tai tiếng. Thủ tƣớng cho rằng: “Trách doanh nghiệp một nhƣng trách quản lý Nhà nƣớc hai, ba phần”.
Thứ hai là thiếu sự liên kết ngang, thiếu sự hợp tác trong chuỗi sản xuất cũng là chuỗi phân chia giá trị lợi nhuận. Từ ao nuôi cho tới bàn ăn, ra nƣớc ngoài vào siêu thị, con cá tra là một sản phẩm hoàn chỉnh, nhƣng lại thiếu liên kết. Thiếu liên kết từ sản xuất con giống, sản xuất thức ăn, ngƣ dân nuôi cá, doanh nghiệp thu mua chế biến, xuất khẩu... Do đó trong thời gian tới cần có sự hợp tác tự nguyện, sự gắn kết từng khâu trong chuỗi giá trị lại với nhau để đạt hiệu quả cao và bền vững hơn.
b. Thiếu liên kết giữa các khâu nuôi trồng
“Ðƣợc mùa mất giá, mất mùa đƣợc giá” giờ đây không còn ám chỉ riêng đối với nông sản, mà với cả các mặt hàng thủy sản, điển hình là cá tra. Năm 2013 là năm tƣơng đối khó khăn đối với các hộ nuôi cá tra. Hiện tƣợng “treo ao”, bỏ đói cá nuôi hay trở thành “con nợ” khi sản phẩm tồn đọng chính là hậu quả của việc không có doanh nghiệp thu mua cá hoặc chỉ thu mua cầm chừng với mức giá thấp hơn giá thành
sản xuất. Chính vì vậy, đến thời điểm cuối năm 2013, với mức giá thu mua vào khoảng 23.000 - 23.500 đồng/kg, cao nhất kể từ đầu năm 2013, lợi nhuận có thể đạt 150 đến 450 triệu đồng/ha, thì ngƣời dân không còn cá để bán.
Theo nhận định của Hiệp hội Cá tra Việt Nam, nguyên nhân chính là do sự thiếu liên kết, thậm chí không có liên kết giữa doanh nghiệp và ngƣời nuôi. Ai nuôi cứ nuôi, ai thu mua cứ thu mua, không hề có sự “thƣơng lƣợng” về giá, về chất lƣợng và sản lƣợng từng thời điểm. Trong khi đó, nội bộ các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thƣờng xuyên có tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, biểu hiện rõ nét nhất là chỉ tập trung chiến lƣợc về giá xuất khẩu. Chiêu hạ giá thành sản phẩm để tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu, rồi quay lại mua cá tra nguyên liệu của nông dân với giá thấp đã tạo ra sự bất ổn định về mặt bằng giá và gây thiệt hại cho ngƣời nuôi. Trong khi đó, điều quan trọng là xây dựng thƣơng hiệu, khẳng định chất lƣợng và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu lại ít đƣợc các doanh nghiệp quan tâm đầu tƣ. Cuối cùng, nông dân thiệt, doanh nghiệp cũng thiệt.
3.1.2.2. Vấn đề con giống
Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáng, Phó Viện trƣởng Viện Nghiên cứu NTTS II cho biết, theo kết quả điều tra của viện, toàn vùng ĐBSCL có trên 152 trại sản xuất cá bột thu hút trên 4.440 hộ tham gia với diện tích khoảng 2.000 héc ta. Hàng năm, các cơ sở sản xuất, ƣơm cá tra giống cung cấp cho thị trƣờng gần 16 tỉ cá bột và gần 2 tỉ cá giống. Tuy nhiên khi đánh giá về chất lƣợng, dù thời gian qua có rất nhiều các chƣơng trình nâng cấp chất lƣợng cá tra giống thay thế đàn cá tra giống bố mẹ sạch bệnh cho những đàn cá bị suy thoái; mở nhiều lớp tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật sản xuất cá tra giống đạt chất lƣợng… Thế nhƣng, đến nay chất lƣợng cá tra giống vẫn chƣa đƣợc cải thiện nhiều.
“Nhu cầu sử dụng giống của vùng ĐBSCL, với khoảng 14 tỉ cá bột và khoảng 1,8 tỉ cá tra giống thì với sản lƣợng cá tra bột và cá tra giống sản xuất ra cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu nuôi trồng”, ông Sáng cho hay. Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáng dẫn chứng, qua kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu NTTS II gần đây, cho thấy chỉ có 5 trên 8 tỉnh có kiểm dịch con giống; 5 đến 6 tỉnh trên tổng số 8 tỉnh có kiểm tra thú y cơ sở sản xuất; 2 trên 8 tỉnh có tham gia kiểm tra điều kiện vệ sinh và quy trình sản xuất
thức ăn, thuốc thú y; 5 đến 6 tỉnh trên tổng số 8 tỉnh có tập huấn về quản lý chất lƣợng, kỹ thuật sản xuất giống.
Ông Đồng Văn Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, phong trào phát triển ƣơm, nuôi cá tra trong tỉnh cũng nhƣ khu vực ĐBSCL còn quá nhiều khó khăn, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên rất khó khăn trong việc kiểm soát về chất lƣợng.
Bên cạnh đó, trình độ kỹ thuật ƣơm cá tra giống của nông dân còn hạn chế cũng là nguyên nhân khiến chất lƣợng giống kém, ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế khi đƣa vào nuôi cá thịt vì tỉ lệ hao hụt lớn.
Dịch bệnh nhiều hơn: Theo kết quả khảo sát đây của Trung tâm Quốc gia Giống thuỷ sản nƣớc ngọt Nam Bộ, tỷ lệ cá tra nuôi ở ĐBSCL bị nhiễm bệnh là khá cao. Hầu nhƣ tất cả các vùng nuôi đều xuất hiện những loại bệnh phổ biến trên cá tra nhƣ xuất huyết, trắng mang, trắng gan, và nhất là căn bệnh nguy hiểm gan thận mủ… Có những vùng nuôi, tỷ lệ cá tra nhiễm bệnh gần nhƣ tới 100%. Cá tra ở ĐBSCL bị bệnh từ nhiều nguyên nhân. Trƣớc hết, là do cá bị nhiễm khuẩn gây các bệnh xuất huyết, đốm trắng…, hoặc bị các loài ký sinh trùng (trùng mặt trời, trùng bánh xe…), giáp xác ký sinh và nấm gây hại. Bên cạnh đó, chế độ dinh dƣỡng cho cá không cân đối đã gây ra hội chứng thiếu vitamin, thiếu canxi; môi trƣờng vùng nuôi bị ô nhiễm…
Nhƣng nguyên nhân quan trọng nhất chính là chất lƣợng cá tra giống đã xuống cấp đến mức đáng báo động. Chất lƣợng đàn cá bố mẹ bị thoái hóa, lai cận huyết, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất cá bột, cho cá đẻ ép, đẻ non và đẻ nhiều lần trong năm…(nhiều chuyên gia thủy sản đã giải thích là do các cơ sở này hoạt động chủ yếu theo thời vụ, kỹ thuật sinh sản, ƣơng cá tra giống hiện nay chƣa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là chất lƣợng đàn cá tra bố mẹ đang suy thoái nghiêm trọng. Kết quả điều tra của Viện nghiên cứu NTTS II cũng cho thấy, các cơ sở sản xuất cá tra bột ít quan tâm đến nguồn gốc đàn cá tra bố mẹ cũng nhƣ chất lƣợng của chúng, trong khi có tới 57,4% cá tra bố mẹ hiện nay có nguồn gốc từ ao nuôi cá thịt. Mặt khác, do chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất cá bột đã ép cá bố mẹ sinh sản khi trọng lƣợng có chƣa đạt tiêu chuẩn (dƣới 2 kg), thức ăn không đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng cũng nhƣ đáp ứng yêu cầu dinh dƣỡng cho cá bố mẹ trong giai đoạn nuôi vỗ, tỷ lệ cá đực và cái nuôi vỗ thấp (1/4), cá bị tiêm kích dục tố
cho sinh sản nhiều lần. Tại các cơ sở ƣơng cá giống, tình hình lại càng tệ hại hơn khi họ chẳng cần quan tâm đến nguồn gốc đàn cá tra bột, nói chi đến cá bố mẹ, nhất là những khi cá tra sốt giá. Yếu tố kỹ thuật tại các cơ sở này cũng không đảm bảo, độ sâu mực nƣớc ở các ao ƣơng thƣờng không đạt yêu cầu, mật độ ƣơng quá cao (870 con/m2), nên dẫn đến thực trạng là có tới 98% cơ sở có cá bị nhiễm bệnh, tỷ lệ ƣơng từ cá bột lên cá giống chỉ đạt 12,6%.
Do đó, việc nâng cao chất lƣợng con giống để có con giống sạch bệnh, có sức đề kháng tốt, tốc độ tăng trƣởng nhanh… nhằm tạo điều kiện cho quá trình nuôi thƣơng phẩm gặp nhiều thuận lợi hơn là điều rất cần thiết.
3.1.2.3. Vấn đề môi trƣờng
Đến nay, tình hình sử dụng tiềm năng nguồn lợi thủy sản chƣa hiệu quả, thiếu bền vững do phát triển tự phát, thiếu hoặc không tuân thủ quy hoạch, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích, thậm chí trong một khu vực địa lý. Hệ thống xữ lý nƣớc thải khi chế biến chƣa có hoặc không đƣợc chú trọng.
Môi trƣờng bị biến đổi theo chiều hƣớng xấu: ngày càng nhiều chất thải không qua xử lý từ các lƣu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển, một số khu biển ven bờ bị ô nhiễm, hiện tƣợng thủy triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng,…Các hệ sinh thái biển quan trọng (rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển) bị suy thoái, bị mất môi trƣờng sống và bị thu hẹp diện tích (rừng ngập mặn mất khoảng 15ha/năm). Khoảng 80% rạn san hô trong vùng biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở mức cao. Tình trạng trên cũng diễn ra tƣơng tự với hệ sinh thái thảm cỏ biển. Điều đó dẫn đến môi trƣờng sống của các loài thủy sinh ở một số khu vực bị xâm hại và chất lƣợng có xu hƣớng ngày càng suy giảm.
Nƣớc ta là một trong 5 nƣớc chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và dâng cao mực nƣớc biển, trƣớc hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Các hệ sinh thái ven biển, các giá trị dịch vụ của chúng, ngƣời dân ven biển và trên các đảo là những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng và bị tác động mạnh mẽ nhất, nhƣng đến nay còn thiếu những nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, cũng nhƣ chƣa có giải pháp lồng ghép và mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và dâng cao mực nƣớc biển.
Đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy hải sản giảm sút: năng suất nuôi tôm quảng canh trong rừng ngập mặn bị giảm sút từ khoảng 200kg/ha/vụ (năm 1980) đến nay chỉ còn 80 kg/ha/vụ và 1ha rừng ngập mặn trƣớc đây có thể khai thác đƣợc 800 kg thủy sản, nhƣng hiện nay chỉ thu đƣợc 1/20 so với trƣớc đây.
Diện tích mặt nƣớc ngọt, lợ đƣa vào nuôi trồng thủy sản đã tăng đến mức giới hạn; xuất hiện dấu hiệu thoái hóa, xuống cấp ở một số vùng nuôi nƣớc lợ; rủi ro trong nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng do ô nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh và thiên tai.
Chi phí tăng cao nên trên thực tế nông dân thƣờng ƣơng cá với mật độ cao hơn rất nhiều với mật độ đƣợc khuyến cáo. Hầu hết các hộ nuôi đều thả cá với mật độ có khi lên tới 60 – 100 con/m2. Mật độ con giống cao nên lƣợng chất thải trong quá trình nuôi nhƣ thức ăn dƣ thừa, chất thải của cá, cá chết... đều cao hơn mức bình thƣờng. Điều này khiến chất lƣợng nƣớc suy giảm nhanh chóng. Chất lƣợng con giống kém, sức đề kháng yếu nên dịch bệnh dễ xảy ra, nhất là vào giai đoạn chuyển mùa. Theo nghiên cứu gần đây của trƣờng Đại học Cần Thơ, tỷ lệ cá tra nhiễm bệnh ở một số vùng nuôi đã lên đến gần 100%. Thức ăn thừa đƣợc coi là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trƣờng, gây bệnh cho cá. Bên cạnh đó, thuốc và hóa chất phân hủy không hết và tồn tại trong môi trƣờng nƣớc cũng làm ảnh hƣởng đến sức khỏe và sự phát triển của cá nuôi. Việc cấp nƣớc vào ao thay nƣớc cho cá trong suốt quá trình nuôi cũng mang vào ao một lƣợng phù sa lớn, nhất là thời điểm mùa lũ, nƣớc xấu.
Theo các nhà khoa học, trung bình 1 ha nuôi cá đạt 300 tấn cá tra và phải dùng 450 - 480 tấn thức ăn. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 75% lƣợng thức ăn này đƣợc cá sử dụng, phần còn lại là thức ăn thừa, thối rữa lắng đọng xuống đáy ao (nuôi ao đất) hoặc các con sông. Lƣợng thức ăn thừa kết hợp với chất thải của cá nếu không đƣợc quản lý và xử lý tốt sẽ gây ảnh hƣởng không chỉ với cá nuôi mà còn tác động rất lớn đến môi trƣờng sinh thái.