CÁC KÊNH PHÂN PHỐI

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định TPP đến chuỗi cung ứng cá tra, cá basa của việt nam và giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng (Trang 38 - 40)

- GMP:

2.4.2.CÁC KÊNH PHÂN PHỐI

Có 3 loại kênh phân phối chủ yếu là phân phối thông qua các nhà nhập khẩu , các nhà bán sỉ và các nhà bán lẻ.

2.4.2.1. Các doanh nghiệp bán sỉ:

Là doanh nghiệp mua hàng với số lƣợng lớn từ các nhà cung cấp khác nhau, trữ hàng trong kho rồi bán lại cho các cơ sở bán lẻ. Doanh nghiệp bán sỉ thƣờng kinh doanh sản phẩm thuộc nhiều loại nhãn hiệu khác nhau trong khi các nhà nhập khẩu thƣờng chỉ kinh doanh 1 số sản phẩm thuộc 1 số ít nhãn hàng ( khái niệm này khá phổ biến ở Mỹ). Các loại hình phân phối này có thể có mối liên kết với nhau, ví dụ tại 1 số khu vực, quốc gia (chẳng hạn nhƣ EU) thì các nhà bán lẻ thƣờng thu mua sản phẩm từ các nhà nhập khẩu uy tín.

2.4.2.2. Nhà nhập khẩu:

Kênh thƣơng mại quan trọng nhất của các nhà xuất khẩu thuỷ sản từ các nƣớc đang phát triển là thông qua các nhà nhập khẩu. Vì họ cũng là nhà cung cấp chính cho các nhà bán buôn, nhà cung cấp dịch vụ ăn uống và bán lẻ tại thị trƣờng nội địa, cũng nhƣ những khách hàng nƣớc ngoài. Đồng thời, những nhà nhập khẩu cũng tham gia vào khâu chế biến các sản phẩm nhập khẩu. Một số nhà nhập khẩu và bán buôn lớn nhập khẩu trực tiếp từ các nƣớc đang phát triển có thể kể đến là Anduronda (Đức).

2.4.2.3. Nhà bán lẻ

Các nhà bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong việc đƣa mặt hàng cá tra Việt Nam đến với ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài. Các nhà bán lẻ thƣờng xuất hiện dƣới hình thức các siêu thị, các cửa hàng chuyên bán thủy sản,vv..vv.

Các nhà bán lẻ trên các thị trƣờng xuất khẩu lớn là: a. Khu vực châu Âu (EU):

Năm 2012, Phòng Thủy sản Hà Lan ƣớc tính mạng lƣới siêu thị chiếm tới 84,9% tổng lƣợng thủy sản đƣợc tiêu thụ, trong đó, hai hãng bán lẻ chính là Alber Heijin (33,6%) và Jumbo (22,5%). Ở Đức có Edeka (http://www.edeka.de), Rewe (http://www.rewe.de), Lidl (http://www.lidl.de)...Ở Anh, Sainsbury là nhà bán lẻ lớn đầu tiên tại Anh giới thiệu sản phẩm cá tra đạt chứng nhận ASC (River Cobbler). Từ năm 2011, Sainsbury đã hợp tác với Hội đồng Nuôi trồng thủy sản (ASC) để đảm bảo cá mua từ Việt Nam đều đạt chứng nhận…

Trung tâm phân phối cá tra ở EU - Cảng Zeebrugge (Bỉ) hiện là trung tâm phân phối thủy sản hàng đầu của Bỉ cho thị trƣờng châu Âu. Và đƣợc coi là nơi lý tƣởng để trở thành trung tâm phân phối cá tra tại châu Âu. Ngày 12/11/2013, VASEP vừa ký kết bản ghi nhớ với lãnh đạo cảng Zeebrugge nhằm thiết lập cơ sở phân phối cá tra Việt Nam tại thị trƣờng châu Âu. Với bản thỏa thuận này, VASEP mong muốn thiết lập một cơ sở phân phối tại cảng Zeebrugge để hợp nhất việc xuất khẩu cá tra Việt Nam vào thị trƣờng châu Âu.

b. Khu vực Châu Mỹ:

- Mỹ: Công ty Maritime Products International tại Newport News (bang Virginia) là một trong những doanh nghiệp ủng hộ cá tra sớm nhất. Công ty Clear Spring Foods, nhà sản xuất dòng sản phẩm cá tra giá trị gia tăng tại Buhl (bang Idaho).

- Canada: Seacore Seafood là một trong những tập đoàn chế biến, phân phối và

nhập khẩu thủy sản lớn nhất tại Canada. Cá tra philê đông lạnh dán nhãn ASC đƣợc Seacore Seafood đƣa vào kinh doanh trong mạng lƣới bán lẻ dƣới thƣơng hiệu OceanPrime. Tập đoàn Seacore Seafood Inc. đã bắt đầu kinh doanh cá tra đạt chứng nhận ASC tại Canada, mở ra cơ hội phát triển cho cá tra sản xuất bền vững cũng nhƣ chứng nhận ASC tại thị trƣờng Bắc Mỹ.

- Trƣờng hợp đặc biệt: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish) vừa đƣợc Bộ KH-ĐT cho phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài theo hình thức thành lập doanh nghiệp 100% vốn của Cty. Doanh nghiệp này có tên Agifish USD., INC - một kênh phân phối trực tiếp các sản phẩm của Agifish tại Mỹ. Đây chính là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên mở kênh phân phối trực tiếp tại thì trƣờng Mỹ.

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định TPP đến chuỗi cung ứng cá tra, cá basa của việt nam và giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng (Trang 38 - 40)