THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM KÝ HIỆP ĐỊNH TPP

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định TPP đến chuỗi cung ứng cá tra, cá basa của việt nam và giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng (Trang 55 - 59)

- GMP:

3.1.4. THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM KÝ HIỆP ĐỊNH TPP

3.1.4.1. Thuế

a. Từ chiều xuất khẩu

Ƣu đãi thuế quan trong TPP hầu nhƣ không mang lại bất cứ cơ hội nào cho ngành cá tra của Việt Nam. Do các thị trƣờng xuất khẩu chủ lực của mặt hàng này đang duy trì một mức thuế rất thấp.

Theo báo cáo của VASEP vào 10/2013, hai thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của mặt hàng cá tra là Châu Âu (322.8 triệu đô la Mỹ ) và Hoa Kỳ (326.1 triệu đô la). Đối với thị trƣờng Hoa Kỳ, thuế quan trung bình là 0,3% đối với các loại thủy sản sống; 4,7% đối với thủy sản chế biến, mức thuế quan này hiện đang áp dụng đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu là tƣơng đối thấp. Trong khi tại thị trƣờng EU, Việt Nam lại đang trong giai đoạn đàm phán Hiệp định tự do thƣơng mại (FTA), dự kiến quá trình đàm phán sẽ kết thúc vào tháng 4/2014. Khi đó, hàng rào thuế quan sẽ đƣợc gỡ bỏ đáng kể đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy, có thể thấy tác động của TPP đến thuế quan không tạo ra một cơ hội thực sự cho ngành xuất khẩu cá tra nƣớc ta. Tƣơng tự với tình hình ở Peru, Canada (nơi thuế quan MFN hiện đã xấp xỉ 0%) hoặc Malaysia, Singapore, Australia… (nơi thuế quan đã bị loại bỏ theo FTA trong ASEAN và ASEAN+).

Đối với Nhật Bản, nhiều ý kiến cho rằng chúng ta sẽ có đƣợc lợi ích từ thị trƣờng này do mức thuế Nhật Bản áp dụng cho mặt hàng thủy sản vẫn còn khá cao (3,5% với thủy sản sống và 7,3% đối với thủy sản chế biến). Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của VASEP 10/2013, Nhật Bản chỉ tiêu thụ 0,24% tổng lƣợng cá tra xuất khẩu của nƣớc ta. Bên cạnh đó, khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa sang Nhật phần lớn là rào cản về an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Vì thế, TPP thực sự không đem lại nhiều lợi ích cho việc xuất khẩu cá sang Nhật Bản.

Theo nhận xét TPP sẽ không giúp loại bỏ các biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp mà Hoa Kỳ hiện đang áp dụng. Hoa Kỳ cũng nói rõ, TPP sẽ không giúp hạn chế việc Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp phòng vệ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam bán phá giá hoặc có trợ cấp. Nguy cơ Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp trong tƣơng lai vẫn tồn tại vì Hoa Kỳ sẽ tiếp tục áp dụng phƣơng pháp cho nền kinh tế phi thị trƣờng đối với Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá cho tới khi Việt Nam đạt đƣợc tiêu chuẩn nền kinh tế thị trƣờng. Trong những năm trƣớc, ngành xuất khẩu cá nƣớc ta gặp nhiều khó khăn do những vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ. Sau khi kí TPP thì vấn đề này cũng không đƣợc đảm bảo sẽ không lặp lại. Trong khi việc chuyển đổi hoàn toàn sang nền kinh tế thị trƣờng sẽ còn là một ẩn số lâu dài đối với nƣớc ta. Do vậy sức cạnh tranh sản phẩm cá da trơn nƣớc ta trên thị trƣờng lớn thứ hai này vẫn không đƣợc cải thiện.

b. Từ chiều nhập khẩu:

Tại TPP, thuế quan ƣu đãi không chỉ cho sản phẩm xuất khẩu mà còn cho cả sản phẩm nhập khẩu từ các nƣớc nội khối vào Việt Nam. Điều này giúp các doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài và mua nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nƣớc TPP với chi phí thấp từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhƣng thuế giảm giá nguyên vật liệu không còn ý nghĩa nhiều khi thuế nhập khẩu nguyên vật liệu dùng sản xuất sản phẩm xuất khẩu sẽ đƣợc hoàn trả thông qua một số thủ tục hải quan.

3.1.4.2. Giảm thuế các nƣớc khác

Việc ký kết và thực hiện TPP đồng nghĩa với việc các loại thuế quan áp dụng cho thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia TPP sẽ bị loại bỏ phần lớn. Với các mức thuế suất MFN hiện Việt Nam đang áp dụng tƣơng đối cao (trung bình lên đến 15% đối với thủy sản sống và 30% đối với thủy sản chế biến), việc thủy sản nhập khẩu từ các nƣớc TPP vào Việt Nam không còn phải chịu mức thuế này chắc chắn sẽ tạo ra các áp lực cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp thủy sản kinh doanh nội địa trƣớc hàng hóa nhập khẩu của nƣớc ngoài.

Theo số liệu thống kê của Uỷ ban Cá ngừ nhiệt đới khu vực Bắc - Nam Mỹ (IATTC) thì sản lƣợng khai thác cá ngừ của Mexico tính đến hết tháng 5 năm 2009 đạt 59.591 tấn. Tƣơng tự Nhật Bản cũng là nƣớc có sản lƣợng đánh bắt cá ngừ khá lớn. Nếu đƣợc nhập khẩu vào Việt Nam với thuế quan ƣu đãi theo TPP, mặt hàng này có thể trở thành sản phẩm thay thế đáng lo ngại cho thị trƣờng nội địa của sản phẩm cá da trơn.

3.1.4.3. Sở hữu trí tuệ

Tăng cƣờng bảo hộ các quyền của chủ sở hữu quyền và/hoặc giảm các điều kiện để đƣợc công nhận bảo hộ (TRIPS+), đặc biệt trong lĩnh vực dƣợc phẩm nông hóa phẩm và chỉ dẫn địa lý, sáng chế và bản quyền sẽ khiến doanh nghiệp và nguời tiêu dùng Việt Nam gia tăng các chi phí, giảm cơ hội cải thiện thu nhập và khả năng cải thiện quy trình sản xuất vốn lạc hậu của rất nhiều ngành sản xuất Việt Nam hiện nay.

TPP sẽ ảnh hƣởng mạnh đến giá thành nông sản. Các nông hóa phẩm mà Việt Nam đang sử dụng hiện nay đều có bảo hộ sáng chế vì vậy chi phí sản xuất sẽ cao. “Ngƣời nông dân đang phải gánh chi phí rất lớn cho thuốc bảo vệ thực vật, thú

y…Việc sử dụng những sản phẩm có bảo hộ sở hữu trí tuệ trong TPP khắt khe hơn, chƣa kể theo đề xuất sử dụng chỉ dẫn địa lý của TPP, thƣơng hiệu ai đăng ký trƣớc sẽ đƣợc bảo hộ ngay lập tức. Đó là nguy cơ với nông nghiệp”

3.1.4.4. Quy định về lao động

Một báo cáo gần đây của chính phủ Hoa Kỳ phát hiện Việt Nam có luật quy định về các vấn đề quyền công nhân và bảo vệ trẻ em nhƣng luật lệ chỉ tồn tại trên giấy, tình trạng nô lệ trẻ em vẫn không chấm dứt. Theo điều 6, Luật lao động Việt Nam, qui định: Ngƣời lao động là ngƣời ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Tuổi lao động nam từ 15 – 60 tuổi, nữ từ 15 – 55 tuổi. Tuy nhiên, quy định này vẫn không đƣợc áp dụng trong thực tế, vẫn còn rất nhiều trƣờng hợp lách luật hoặc chấp nhận vi phạm luật vì xử lý vi phạm hành chính còn nhẹ.

Thêm vào đó, Bộ LĐTBXH vừa ban hành một thông tƣ cho phép các doanh nghiệp sử dụng lao động trẻ em dƣới 15 tuổi làm các công việc “nhẹ”. Loại công việc đƣợc coi là “nhẹ” này bao gồm việc vẽ tranh sơn mài, chấm men gốm, chằm nón, thêu ren, mộc mỹ nghệ, đan lát, sản xuất hàng gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, nuôi tằm, gói kẹo,… Báo Sài Gòn Tiếp Thị cho biết, để trở thành ngƣời lao động sản xuất “nhẹ” nói trên, các trẻ vị thành niên ở Việt Nam chỉ cần xuất trình một giấy chứng nhận “có đầy đủ sức khỏe”. Thông tƣ này, theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 8 năm 2013 tới.

Một phúc trình của Tổ Chức Lao Ðộng Quốc Tế (ILO) phối hợp với Bộ LĐTBXH hồi năm 2009 nói rằng Việt Nam có ít nhất 1.3 triệu trẻ em dƣới 18 tuổi đang phải bán sức lao động để kiếm tiền nuôi sống bản thân và giúp đỡ cha mẹ. Cũng theo phúc trình này, thứ trƣởng Bộ Lao Ðộng Việt Nam nhìn nhận rằng tình trạng lao động của tuổi nhỏ ở Việt Nam đáng đƣợc chú ý, bởi trẻ làm thuê thƣờng bị nhốt chặt trong một môi trƣờng khép kín, thời gian làm việc kéo dài, không đƣợc pháp luật bảo vệ.

Trong vòng đàm phán thứ 16, Hoa Kỳ đƣa ra trong đề xuất Chƣơng lao động của mình các hình phạt tiền và cả trừng phạt thƣơng mại dựa trên khối lƣợng thƣơng mại bị ảnh hƣởng bởi các vi phạm quy định về lao động.

Trong khi đó, đối với TPP, Hoa Kỳ yêu cầu các nƣớc phải chấp nhận và thực thi trong pháp luật nội địa các quyền nêu tại Tuyên bố về các Quyền lao động cơ bản ILO 1998 và nhiều tiêu chuẩn khác thậm chí còn cao hơn cả các tiêu chuẩn trong FTA Hoa Kỳ - Peru. Theo đó, những vấn đề nhạy cảm và có cách hiểu khác nhau giữa các nƣớc nhƣ quyền lập hội, quyền can thiệp vào các trƣờng hợp sử dụng lao động trẻ em, quyền can thiệp của Nhà nƣớc vào các tranh chấp lao động cũng đƣợc nhấn mạnh trong đề xuất này.

Cơ cấu không sử dụng lao động trẻ em, điều kiện làm việc, ăn , ở phải đạt chuẩn. Cải thiện điều kiện làm việc công nhân sẽ khiến giá cả thành phẩm tăng cao, giảm sức cạnh tranh về giá mà lâu này ngành vẫn theo đuổi.

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định TPP đến chuỗi cung ứng cá tra, cá basa của việt nam và giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)