ĐIỂM MẠNH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA, CÁ BASA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định TPP đến chuỗi cung ứng cá tra, cá basa của việt nam và giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng (Trang 43 - 47)

- GMP:

3.1.1. ĐIỂM MẠNH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA, CÁ BASA VIỆT NAM

3.1.1.1. Chủ động đƣợc nguồn con giống

Ngoài các yếu tố dễ nhận thấy nhƣ: giá cả nhân công rẻ, kinh nghiệm nuôi trồng lâu năm và môi trƣờng thích hợp để phát triển cá giống thì còn một nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc hình thành nên 1 nguồn con giống đồng bộ về chất lƣợng và đạt các tiêu chuẩn quốc tế đó chính là các chính sách hỗ trợ nuôi trồng con giống cá tra của nhà nƣớc.

Các chính sách, quy chế của chính phủ hỗ trợ và phát triển nguồn con giống cá tra:

a. Đầu tƣ về công nghệ:

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của cá chọn giống đối với chất lƣợng cá tra giống, Tổng cục Thủy sản đã giao cho Viện Nghiên cứu NTTS II triển khai dự án Chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá tra chất lƣợng di truyền cao về tính trạng tăng trƣởng cho các tỉnh ĐBSCL với mục tiêu trong 2 năm 2010-2011 cung cấp 100.000 cá hậu bị để thay đổi toàn bộ đàn cá bố mẹ hiện có của các trại sinh sản bằng cá chọn giống và chuyển giao công nghệ sản xuất giống chất lƣợng cao cho các cơ sở đó. Quán triệt chủ trƣơng đến hết 2015 thay thế toàn bộ đàn cá tra bố mẹ không đảm bảo chất lƣợng bằng đàn cá tra chọn giống; thống kê số lƣợng cơ sở sản xuất cá tra bột...

từ đó, đăng ký số lƣợng cá hậu bị cần nhận của các cơ sở trong tỉnh năm 2014 để giao Viện Nghiên cứu NTTS II cung cấp.Với việc chuyển giao này, nếu các địa phƣơng nuôi dƣỡng tốt sẽ đáp ứng đƣợc khoảng 60% nhu cầu cá tra giống của ngƣời dân trong vài năm tới. Đến nay, Viện nghiên cứu NTTS 2 đã chuyển giao hơn 100 nghìn con cá bố mẹ hậu bị cho 9 tỉnh nuôi cá tra ở ĐBSCL, khởi động cho chƣơng trình thay máu đàn cá tra giống phục vụ phát triển ngành công nghiệp cá tra.

Bên cạnh đó, Viện nghiên cứu NTTS II đã nghiên cứu thành công đề tài “Cải thiện chất lƣợng di truyền chọn giống cá tra”. Kết quả đã tạo đƣợc cá tra chọn giống có những ƣu thế nổi trội, cho trọng lƣợng tăng trƣởng 13% sau một thế hệ, hơn cá bình thƣờng không chọn giống trong cùng điều kiện và tăng 0,9% hiệu quả chọn lọc lý thuyết về tính trạng tỉ lệ phi-lê. Để góp phần hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lƣợng cá nguyên liệu thì cần thiết phải nhân nhanh nguồn cá chọn giống ra nuôi đại trà.

Trung tâm Giống Nông nghiệp đang triển khai thực hiện Đề tài nuôi vỗ đàn cá tra đƣợc cải tạo di truyền thành cá tra bố mẹ nhằm giúp các hộ sản xuất giống cá có đàn cá bố mẹ đƣợc chọn lọc di truyền, cho ra những thế hệ con giống có tỷ lệ thịt phi lê cao và tăng trƣởng nhanh. Cá có nguồn gốc từ Trung tâm quốc gia Giống Thủy sản nƣớc ngọt Nam Bộ (thuộc Viện Nghiên cứu NTTS II), độ tuổi trung bình 1 năm, trọng lƣợng 1 kg/con, đƣợc Trung tâm tiếp nhận ngày 16-12-2011. Mục tiêu của Đề tài là có đƣợc 800 con cá tra bố mẹ (tỷ lệ sống đạt 80%) thành thục, sinh dục tốt, trọng lƣợng bình quân 3 kg/con, tỷ lệ phát dục từ 20 - 30%.

b. Quản lý chất lƣợng:

Ngày 22/7/2013, Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT đã ký Quyết định số 1673/QĐ-BNN- Tổng cục Thủy sản , ban hành “Quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống”.

 Viện Nghiên cứu NTTS II là đơn vị đƣợc giao sản xuất cá tra bố mẹ chọn giống theo đặt hàng của Tổng cục Thủy sản, gắn chíp điện tử để quản lý và cung cấp phiếu xác nhận xuất xứ cá tra bố mẹ chọn giống cho cơ sở tiếp nhận làm cơ sở cho việc truy xuất nguồn gốc, tổ chức tập huấn về quy trình sản xuất

cá tra giống từ cá tra bố mẹ chọn giống cho cơ sở tiếp nhận và các cơ sở sản xuất cá tra giống.

 Cơ sở tiếp nhận đàn cá tra bố mẹ chọn giống khi có đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sản xuất giống từ cá tra bố mẹ chọn giống và có nhu cầu tiếp nhận cá tra bố mẹ chọn giống cần đăng ký với Sở PTNT trƣớc 15 tháng 10 hàng năm; Cam kết tiếp nhận cá tra bố mẹ chọn giống từ Viện Nghiên cứu NTTS II và tuân thủ hƣớng dẫn quy trình công nghệ về sản xuất cá tra giống từ đàn cá tra chọn giống; Thực hiện thay thế cá tra bố mẹ chọn giống sau 4 năm kể từ khi cho sinh sản lần đầu.

 Việc kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sản xuất cá tra giống từ cá tra bố mẹ chọn giống do Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố có sản xuất cá tra thực hiện. Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc nghiên cứu, sản xuất, cung cấp, sử dụng cá tra bố mẹ chọn giống

 Theo Tổng cục Thủy sản, để đảm bảo khai thác đàn cá tra chọn giống có hiệu quả, đề nghị Sở NN&PTNT chỉ đạo ngành chức năng phối hợp với UBND các huyện, các địa phƣơng phổ biến đến các cơ sở sản xuất giống cá tra về quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống.

Ngày 06 tháng 8 năm 2008, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN về Quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản, mặc dù còn một số điểm khiếm khuyết đang đƣợc chỉnh sửa bổ sung nhƣng về cơ bản những quy định của quản lý vẫn theo những nội dung của Quyết định này. Các địa phƣơng cần tổ chức quản lý hoạt động sản xuất giống thủy sản theo quy định.

 Đối với trại sinh sản nhân tạo cá bột bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh, phải theo quy hoạch. Cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp và thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và điều kiện vệ sinh thú y thuỷ sản, có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất. Thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc áp dụng, sử dụng đàn giống bố mẹ phải có nguồn gốc, số lần cho đẻ không vƣợt quá 2 lần. Thực hiện công bố chất lƣợng của cơ sở.

 Đối với cơ sở ƣơng giống cũng bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh, phải theo quy hoạch, có nguồn nƣớc sạch và chủ động. Ao ƣơng, phƣơng tiện vận

chuyển, lƣu giữ của cơ sở phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và điều kiện vệ sinh thú y thuỷ sản. Cỡ giống phải đảm bảo tiêu chuẩn, phải thực hiện công bố chất lƣợng giống của cơ sở. Trƣớc khi lƣu thông giống phải đƣợc kiểm dịch, dán nhãn mác hàng hóa.

3.1.1.2. Nhà nƣớc đang xây dựng đề án xây dựng chuỗi cung ứng cá.

Sự nỗ lực của VASEP, Bộ NN&PTNT, Tổng cục thủy sản và doanh nghiệp Việt Nam lấy lại hình ảnh và giá trị của cá tra (họp với WWF Quốc tế tại Thụy sỹ) bàn kế hoạch hợp tác phát triển cá tra bền vững, đƣa video clip về sản xuất và chế biến cá tra trình chiếu tại Hội chợ Châu Âu, mời nghị sĩ Châu Âu Struam Stevenson sang thăm Việt Nam và đạt đƣợc kết quả tích cực là thay đổi cách cảm nhận đánh giá đối với cá tra theo chiều hƣớng tích cực hơn.

Việc áp dụng giá sàn xuất khẩu sẽ ngăn chặn sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp chú trọng chất lƣợng và thƣơng hiệu với các doanh nghiệp chỉ tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn. Nhờ đó, giá trị thực của con cá tra đƣợc đảm bảo.

Lễ khởi động Dự án Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) đã đƣợc tổ chức tại TP HCM. Dự án đƣợc kỳ vọng sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của cá tra Việt Nam trên thị trƣờng thế giới. Dự án SUPA có tổng trị giá gần 2,4 triệu EUR, trong đó Liên minh Châu Âu tài trợ gần 1,9 triệu EUR thông qua chƣơng trình EU SWITCH-Asia. Cơ quan chủ trì thực hiện là Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) cùng với các đối tác VASEP, WWF Việt Nam và WWF Áo. Thời gian thực hiện SUPA là 4 năm, từ nay đến 2017. Dự án sẽ hình thành một chuỗi từ trƣớc khi nuôi đến thị trƣờng tiêu thụ cuối cùng, gồm: trƣớc khi nuôi (các nhà sản xuất thức ăn, ƣơm cá, sản xuất thuốc và hóa chất); nuôi (các doanh nghiệp nuôi cá, các doanh nghiệp Việt Nam nuôi và chế biến kết hợp); chế biến (các doanh nghiệp chế biến cá, các doanh nghiệp Việt Nam nuôi và chế biến kết hợp); thƣơng mại (các nhà

mua và phân phối quốc tế, các nhà thƣơng mại Việt Nam); thị trƣờng cuối (các nhà bán lẻ lớn, các cửa hàng).

Mục tiêu chung mà dự án đặt ra là đến 2020, ngành hàng cá tra Việt Nam sẽ đạt hiệu quả bền vững về môi trƣờng, kinh tế và xã hội. Mục tiêu cụ thể là đến cuối dự án, ít nhất 50% các doanh nghiệp mục tiêu sẽ cung cấp các sản phẩm cá tra bền vững phù hợp với thị trƣờng Châu Âu và các thị trƣờng khác; 70% các doanh nghiệp mục tiêu sản xuất và chế biến cá tra ở quy mô từ vừa đến lớn; 30% các nhà sản xuất thức ăn cá tra và các trang trại nuôi quy mô nhỏ, độc lập, chủ động tham gia vào sản xuất sạch hơn (RE-CP).

Dự án sẽ hƣớng tới những kết quả mong đợi, nhƣ: tạo sự kết nối thị trƣờng giữa các nhà buôn quốc tế và các doanh nghiệp Việt Nam; cải thiện khung chính sách cho thực tiễn bền vững của ngành cá tra; các doanh nghiệp và hộ nuôi đạt chứng nhận ASC (Aquaculture Stewardship Council – Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản), GlobalGAP (nếu thị trƣờng EU chấp nhận VietGAP thì cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và ngƣời nuôi đạt chứng nhận này); tạo liên kết giữa các nhà sản xuất thức ăn, cung cấp thức ăn, nuôi và chế biến cá thông qua các đổi mới sản phẩm, tạo sản phẩm mới hoặc sản phẩm phụ; nhóm các hộ hoặc doanh nghiệp nhỏ lẻ có thể liên kết để tạo sức mạnh …

Bà Berenice Muraille, Tham tán về Hợp tác Phát triển của Phái đoàn Liên minh Châu Âu, tại Việt Nam, khẳng định: “SUPA sẽ nâng cao tính cạnh tranh của cá tra Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế. Thông quan SUPA, EU sẽ hỗ trợ trực tiếp toàn bộ chuỗi cung ứng cá tra từ khâu sản xuất con giống, sản xuất thức ăn, nuôi và chế biến của Việt Nam đến các nhà nhập khẩu và ngƣời tiêu dùng cuối cùng ở EU nói riêng và thế giới nói chung”.

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định TPP đến chuỗi cung ứng cá tra, cá basa của việt nam và giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)