Các nghiên cứu về tác động của các yếu tố khác đến tiền nắm giữ

Một phần của tài liệu Luan van (Trang 28 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Các nghiên cứu về tác động của các yếu tố khác đến tiền nắm giữ

giữ của doanh nghiệp

Nadiri (1969) đi tiên phong trong nghiên cứu về nắm giữ tiền bằng cách thu thập dữ liệu từ lĩnh vực sản xuất Mỹ giai đoạn 1948-1964 để ƣớc lƣợng mô hình liên quan đến mức độ mong muốn nắm giữ tiền trong thực tế. Kết quả cho thấy nhu cầu đối với số dƣ tiền trong thực tế đƣợc xác định bởi: đầu ra, lãi suất, tỷ lệ thay đổi mức giá chung dự kiến, và các yếu tố về giá.

Nghiên cứu của Kim, Mauer và Sherman (1998) nghiên cứu về lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm của các yếu tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện với các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 1994. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lƣợng tài sản thanh khoản tối ƣu đƣợc xác định bằng sự đánh đổi giữa lợi nhuận thu đƣợc thấp do nắm giữ tài sản thanh khoản và chi phí đắt đỏ của việc nhận tài trợ từ bên ngoài, thể hiện qua mối quan hệ tƣơng quan dƣơng giữa tiền nắm giữ với chi phí tài trợ từ bên ngoài, độ biến động của dòng tiền, tỷ suất lợi nhuận của các cơ hội đầu tƣ

trong tƣơng lai, và tƣơng quan âm với sự chênh lệch trong lợi nhuận thu đƣợc giữa tài sản thực và tài sản thanh khoản.

Nghiên cứu của Opler, Pinkowitz, Stulz, và Williamson (1999) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định nắm giữ tiền của doanh nghiệp. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện với các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Mỹ cho khoảng thời gian từ năm 1971 đến năm 1994. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đối với những công ty niêm yết, tỷ số tiền trên tổng tài sản là có mối tƣơng quan âm với quy mô và tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trƣờng và có mối tƣơng quan dƣơng với chi tiêu vốn, tiền chi trợ cấp, chi phí nghiên cứu và phát triển, và tính biến động của dòng tiền. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu này còn tìm đƣợc các bằng chứng cho thấy rằng tiền nắm giữ vƣợt trội có tác động ngắn hạn với các yếu tố liên quan đến quyết định đầu tƣ và quyết định cổ tức nhƣ chi tiêu vốn đầu tƣ, chi tiêu cho các thƣơng vụ đầu tƣ vào các công ty khác, và chi trả cho cổ đông.

Almeida, Campello và Weisbach (2004) nghiên cứu về mối quan hệ giữa tình trạng gƣợng ép về tài chính và nhu cầu phát triển của các công ty tại thị trƣờng Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1971 đến năm 2002. Tình trạng gƣợng ép tài chính là tình trạng của các công ty mà nhu cầu đầu tƣ sẽ gia tăng cùng với lợi nhuận tích lũy của chúng hoặc ngƣợc lại. Theo nghiên cứu này, tác động của tình trạng gƣợng ép tài chính có thể đƣợc theo dõi thông qua xu hƣớng lƣu giữ tiền có đƣợc từ dòng tiền vào. Nghiên cứu này phân nhóm các công ty trong mẫu thành 2 nhóm, nhóm các công ty lâm vào tình trạng gƣợng ép tài chính và nhóm các công ty không lâm vào tình trạng gƣợng ép tài chính. Trong khi các công ty lâm vào tình trạng gƣợng ép tài chính có độ nhạy cảm dòng tiền đối với tiền là dƣơng thì các công ty không ở trong tình trạng gƣợng ép tài chính không thật sự thể hiện rõ mối quan hệ giữa tiền nắm giữ và dòng tiền. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng quy mô công ty có

tƣơng quan dƣơng với sự biến động tiền nắm giữ của các công ty trong cả 02 nhóm, trong khi chi tiêu vốn thì có tƣơng quan âm.

Ferreira và Vilela (2004) đã nghiên cứu yếu tố quyết định nắm giữ tiền của công ty, sử dụng một mẫu gồm 400 công ty trong 12 quốc gia trong khối Liên minh Kinh tế và Tiền tệ (EMU) trong giai đoạn 1987-2000. Kết quả của họ cho thấy rằng nắm giữ tiền có tƣơng quan dƣơng với cơ hội đầu tƣ và lƣu chuyển tiền tệ; và tƣơng quan âm với tính thanh khoản, đòn bẩy và quy mô công ty. Nợ ngân hàng và nắm giữ tiền có tƣơng quan âm, chứng minh rằng với một mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng, cho phép công ty nắm giữ ít tiền hơn cho động cơ phòng ngừa.

Ngoài ra, các công ty tại các quốc gia có bảo vệ nhà đầu tƣ tốt và sở hữu tập trung nắm giữ ít tiền hơn, minh chứng cho vai trò chi phí đại diện trong việc giải thích mức tiền. Ferreira và Vilela cũng nhận thấy rằng sự phát triển thị trƣờng vốn có tƣơng quan âm đối với mức tiền, trái với quan điểm của động cơ đại diện.

Nghiên cứu của Han và Qiu (2007) nghiên cứu về động lực cho chính sách nắm giữ tiền của các công ty. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện đối với các công ty niêm yết tại thị trƣờng chứng khoán Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2002. Nghiên cứu này phân nhóm các công ty thành 02 nhóm là các công ty có tình trạng gƣợng ép tài chính và các công ty không lâm vào tình trạng gƣợng ép tài chính và xem xét mối quan hệ giữa tiền nắm giữ và độ biến động của dòng tiền vì tình trạng gƣợng ép tài chính tạo ra một sự đánh đổi tức thời giữa việc đầu tƣ hiện tại và tƣơng lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có mối tƣơng quan dƣơng giữa tiền nắm giữ và độ biến động của dòng tiền đối với các công ty lâm vào tình trạng gƣợng ép tài chính.

Darcey McVanel và Nikita Perevalov (2008) nghiên cứu về mối quan hệ của tiền nắm giữ và tình trạng gƣợng ép tài chính của các doanh nghiệp.

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện cho các doanh nghiệp niêm yết tại Canada trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2006. Theo nghiên cứu này, các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển trong tƣơng lai sẽ có xu hƣớng nắm giữ nhiều tiền hơn so với các doanh nghiệp khác. Đồng thời, kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng, tiền nắm giữ của các doanh nghiệp Canada là tƣơng quan dƣơng với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, việc đầu tƣ và các công cụ tài chính, chi phí nghiên cứu và phát triển, nợ phát hành trong năm, vốn cổ phần phát hành trong năm, và tƣơng quan âm với quy mô công ty, vốn lƣu động, chi tiêu vốn đầu tƣ và đòn bẩy tài chính.

Nghiên cứu của Gamba và Triantis (2008) nghiên cứu về giá trị của sự linh hoạt về mặt tài chính của các doanh nghiệp. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện đối với các công ty niêm yết tại thị trƣờng chứng khoán Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1985 đến năm 2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đối với các công ty có ít cơ hội đầu tƣ trong tƣơng lai hơn thì tiền nắm giữ càng quan trọng hơn do đây là yếu tố quan trọng để các công ty này cải thiện khả năng linh hoạt về tài chính, và do đó các công ty này sẽ có xu hƣớng nắm giữ nhiều tiền hơn.

Nghiên cứu của Simutin (2010) nghiên cứu về mối tƣơng quan của tiền nắm giữ vƣợt trội và lợi nhuận của chứng khoán. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện đối với các công ty niêm yết tại thị trƣờng Mỹ cho khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 2006. Kết quả nghiên cứu nhận định rằng có một mối tƣơng quan dƣơng giữa lƣợng tiền nắm giữ vƣợt trội của các công ty với lợi nhuận của chứng khoán công ty đó, nghĩa là các công ty có lƣợng tiền nắm giữ vƣợt trội nhiều hơn sẽ tạo ra lợi nhuận của chứng khoán cao hơn so với các công ty có lƣợng tiền nắm giữ vƣợt trội thấp hơn. Ngoài ra, các công ty có chi tiêu đầu tƣ vốn cao, vốn lƣu động cao và sử dụng nợ nhiều thì có xu hƣớng ít nắm giữ tiền.

Jarrad Harford, Sandy Klasa và William Maxwell (2011) nghiên cứu về rủi ro của việc tái tài trợ và ảnh hƣởng của tiền nắm giữ. Bài nghiên cứu đƣợc áp dụng với các công ty niêm yết tại thị trƣờng Mỹ cho khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2008. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy rằng nợ mới phát hành trong năm của công ty có tƣơng quan dƣơng đối với việc nắm giữ tiền của công ty đó, cùng với nợ phải trả trong 03 năm tới, quy mô công ty, giá trị sổ sách trên giá trị thị trƣờng, chi phí nghiên cứu và phát triển trên doanh số, dòng tiền tự hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngƣợc lại, chi tiêu vốn đầu tƣ, vốn lƣu động ròng, chi trả cổ tức, tổng nợ, rủi ro dòng tiền của ngành và chi phí mua bán sáp nhập có tƣơng quan âm với tiền nắm giữ.

Nghiên cứu của Shinada Naoki (2012) nghiên cứu về ảnh hƣởng của tiền nắm giữ của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đối với các công ty niêm yết tại thị trƣờng Nhật Bản cho khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2010. Trong bài nghiên cứu của mình, Naoki tìm hiểu về các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định nắm giữ tiền của các doanh nghiệp và ảnh hƣởng của quyết định này đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Theo kết quả của bài nghiên cứu, các công ty gia tăng nắm giữ tiền vì sự gia tăng của sự không chắc chắn của dòng tiền từ năm 1990 – đặc biệt là trong khoảng thời gian các năm 2000. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy rằng đối với các công ty có cơ hội đầu tƣ mạnh trong tƣơng lai, mối tƣơng quan dƣơng giữa tiền nắm giữ và lợi nhuận vốn cổ phần trên tài sản và giá trị của công ty là càng ngày càng bị làm yếu đi. Điều này cho thấy rằng dƣới sự ảnh hƣởng của các tác động xấu của nền kinh tế, lƣợng tiền nắm giữ của doanh nghiệp ở mức hợp lý sẽ làm gia tăng giá trị công ty, tuy nhiên, trong dài hạn, chính sách nắm giữ tài sản thanh khoản ở mức cao sẽ tƣơng quan âm với lợi nhuận vốn cổ phần trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu

cũng cho thấy mối tƣơng quan dƣơng giữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với tiền nắm giữ của doanh nghiệp đó.

Một phần của tài liệu Luan van (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w