Nợ và phát hành cổ phần

Một phần của tài liệu Luan van (Trang 44 - 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.7. Nợ và phát hành cổ phần

Một công ty sẽ đƣa ra cấu trúc vốn tối ƣu của mình, việc sử dụng tiền sẽ bị ảnh hƣởng bới những quyết định vay nợ hay phát hành vốn cổ phần của

doanh nghiệp. Cả thuyết đánh đổi và thuyết trật tự phân hạng dự đoán một mối tƣơng quan âm giữa đòn bẩy và nắm giữ tiền mặt. Theo thuyết đánh đổi, nợ có thể thay thế cho việc nắm giữ tiền vì nợ làm giảm rủi ro đạo đức và linh hoạt hơn so với nắm giữ tiền. Các công ty sẽ sử dụng lƣợng tiền mặt dƣ thừa để trả nợ hoặc là tiếp tục tích lũy tiền mặt mặc dù các công ty có thể có một mức nợ mục tiêu nhằm tránh rủi ro vỡ nợ. Theo thuyết trật tự phân hạng, vay nợ và phát hành vốn cổ phần có thứ tự sau nắm giữ tiền mặt vì chúng có chi phí giao dịch và chi phí tài chính, việc nắm giữ tiền sẽ sử dụng cho việc chi trả các chi phí đó.

Đối với nhân tố này, tác giả sử dụng 2 chỉ tiêu đại diện là chỉ tiêu Tỷ số giữa tổng nợ phát hành trong năm và tổng tài sản và chỉ tiêu Tỷ số giữa cổ phần phát hành trong năm và tổng tài sản.

Chỉ tiêu Tỷ số giữa tổng nợ phát hành trong năm và tổng tài sản đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu của Darcey McVanel và Nikita Perevalov (2008), Jarrad Harford, Sandy Klasa và William Maxwell (2011), Palazzo (2011). Theo lập luận của các nghiên cứu này, các công ty phát hành nợ trong năm càng nhiều sẽ có đƣợc chỉ tiêu số dƣ tiền trong năm càng nhiều do các nhu cầu cần thiết phải đáp ứng – chính là mục đích của các khoản vay.

Chỉ tiêu Tỷ số giữa cổ phần phát hành trong năm và tổng tài sản đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu của Darcey McVanel và Nikita Perevalov (2008), và Palazzo (2011). Theo lập luận của các nghiên cứu này, các công ty tiến hành huy động vốn góp càng nhiều thì sẽ tích lũy càng nhiều tiền để đáp ứng cho các nhu cầu đầu tƣ trong tƣơng lai gần.

Một phần của tài liệu Luan van (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w