6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. TIỀN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TIỀN NẮM GIỮ VÀ CÁC
CÁC CHỈ TIÊU ĐẠI DIỆN CHO TỪNG YẾU TỐ
2.3.1. Tiền
Về định nghĩa tiền mà doanh nghiệp có thể nắm giữ, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 quy định về Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Bên cạnh đó, các khoản tƣơng đƣơng tiền là các khoản đầu tƣ ngắn hạn (không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lƣợng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. Việc nắm giữ tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng tiền trong tƣơng lai gần của doanh nghiệp để tránh khả năng doanh nghiệp lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính, đồng thời để hạn chế khả năng xảy ra việc doanh nghiệp bỏ qua các cơ hội đầu tƣ tốt do không có khả năng chi trả cho đầu tƣ hoặc không huy động đƣợc các nguồn tài trợ bên ngoài.
Chỉ tiêu đại diện cho tiền là chỉ tiêu Tỷ lệ tiền nắm giữ trên tài sản - là một trong những chỉ tiêu cơ bản của việc ra các quyết định, các đánh giá về tình hình tài chính của một công ty. Việc lấy chỉ tiêu tiền chia cho tổng tài sản vì các công ty có quy mô khác nhau, mục tiêu làm việc khác nhau thì có nhu cầu nắm giữ tiền khác nhau xét về giá trị tuyệt đối. Ngoài ra, còn vì một nguyên nhân nữa là vì các công ty lớn có thể dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn tài trợ bên ngoài, việc này làm giảm đi tính hữu dụng của việc tích lũy tiền đối với các công ty này. Nói một cách khác, thông tin của các dòng tiền vào và dòng tiền ra của một tổ chức là cơ sở để đánh giá của các nhà đầu tƣ, các đơn vị cấp tín dụng và các đối tƣợng khác sử dụng báo cáo tài chính. Ngoài ra, mức độ tiền nắm giữ còn là cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của doanh nghiệp này, tiền nắm giữ nhiều hoặc ít đều thể hiện sự thiếu hiệu quả, việc thiếu tiền thể hiện ra rằng công ty sẽ không thể nắm bắt các cơ hội sắp tới, còn việc thừa tiền thì lại biểu hiện một sự phung phí nhất định của công ty đó. Do vậy, việc có một mức nắm giữ tiền hợp lý và hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong công tác quản lý dòng tiền hoặc quản lý thanh khoản.
Chỉ tiêu này đã đƣợc sử dụng trong nghiên cứu của Opler, Pinkowitz, Stulz, và Williamson (1999), Almeida, Campello và Weisbach (2004), Palazzo (2011) … biểu thị cho tiền nắm giữ của doanh nghiệp.
2.3.2. Lợi nhuận
Thuyết đánh đổi dự đoán một mối tƣơng quan âm giữa lợi nhuận và nắm giữ tiền bởi vì các công ty có lợi nhuận cao khi đó họ sẽ có dòng tiền đủ để tránh các vấn đề đầu tƣ không hiệu quả. Mặt khác, thuyết trật tự phân hạng dự đoán ngƣợc lại, rằng nắm giữ tiền sẽ là quyết định đầu tiên của công ty vì nó giúp công ty tránh đƣợc các chi phí tài chính khi vận động tài trợ đầu tƣ cho các cơ hội sinh lời.
Đối với nhân tố này, tác giả đặc biệt nghiên cứu đến khía cạnh mở rộng hơn chứ không dựa vào các chỉ tiêu lợi nhuận đƣợc lấy ra trực tiếp từ các báo cáo tài chính. Chỉ tiêu mà tác giả lựa chọn là chỉ tiêu đại diện cho nhân tố tác động từ bên ngoài – chỉ tiêu Lợi nhuận vốn cổ phần kỳ vọng, là kỳ vọng của các nhà đầu tƣ về cơ hội sinh lời trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu gốc của Palazzo, ông tính Lợi nhuận vốn cổ phần kỳ vọng theo mô hình chiết khấu cổ tức, tuy nhiên, do giới hạn về việc lấy số liệu cổ tực kỳ vọng ở Việt Nam, nên tác giả sử dụng cách tính Lợi nhuận vốn cổ phần kỳ vọng theo nghiên cứu của Hosseini, Admadi và Moqadam (2013) là dựa theo mô hình định giá tài sản vốn CAPM.