Nghiên cứu về dạng sống của thực vật nói chung có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thực vật làm thuốc điều đó càng đƣợc thể hiện rõ kết quả có đƣợc trong bảng điều tra. Qua bảng điều tra cho chúng ta biết về dạng sống nào thƣờng có giá trị làm thuốc là cơ sở quan trọng trong việc gây trồng và thiết kế bố trí không gian sống cho các loài cây thuốc. Tận dụng đƣợc tối đa không gian sống, nâng cao các trữ lƣợng cây thuốc trên 1 đơn vị diện tích, đáp ứng đƣợc phần nào các đặc tính sinh thái học của loài.
Kết quả tổng hợp tỷ lệ dạng sống của các loài thực vật làm thuốc tại xã Cát Thịnh đƣợc tổng hợp trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tỷ lệ dạng sống của cây thuốc tại khu vực nghiên cứu
TT Dạng sống Ký hiệu Số lƣợng Tỷ lệ %
1 Cây chồi trên Ph 152 73,08
a Cây chồi trên to Mg 3 1,44
b Cây chồi trên nhỡ Me 13 6,25
d Cây chồi trên lùn Na 56 26,92
e Dây leo gỗ Lp 44 21,15
f Cây bì sinh Ep 6 2,88
2 Cây chồi sát đất Ch 24 11,54
3 Cây chồi ẩn Cr 6 2,88
4 Cây chồi nửa ẩn Hm 13 6,25
5 Cây một năm T 13 6,25
Tổng 208 100,0
Kết quả tổng hợp ở bảng 4.6 cho thấy trong 208 loài thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu đã đƣợc phát hiện và giám định thuộc 5 dạng sống chính là: chồi trên, chồi sát đất, chồi ẩn, chồi nửa ẩn và cây một năm. Trong đó cây chồi trên chiếm ƣu thế với 152 loài chiếm 73%. Trong nhóm chồi trên, phân nhóm chồi trên lùn có loài 56 và dây leo gỗ có 44 loài chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ thấp nhất là nhóm chồi trên to, cây bì sinh và nhóm cây chồi nửa ẩn. Số loài của 3 nhóm này chỉ chiếm khoảng 5% tổng số loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu. Thông tin trên cho thấy nhóm cây thuốc có chồi trên đất chiếm ƣu thế hơn hẳn các nhóm còn lại. Điều này cũng phù hợp với phổ dạng sống chung của hệ thực vật tại khu vực nhiệt đới. Những dạng sống của cây thuốc chiếm ƣu thế hầu hết là có chồi trên thấp, lùn, chồi sát đất, cây một năm, dây leo, là những cây dễ thu hái các bộ phận của thực vật làm thuốc.