- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của xã đạt trung bình 9%, kinh tế ngành nông nghiệp chiếm 85%, các ngành phi nông nghiệp chiếm 15%; Thu nhập bình quân/ngƣời/năm 2018 là 23 triệu đồng.
- Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt 2.309,0 ha, trong đó diện tích cây lúa đạt 373,4 ha, năng suất bình quân đạt 54 tạ/ha; Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt năm 2018 đạt 3.992 tấn. Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt 44,43 kg/ngƣời/năm.
- Cây lâu năm chủ yếu là các loại cây trồng truyền thống nhƣ: cây Chè với diện tích 380 ha; Cây ăn quả 144,2 ha.
- Về chăn nuôi: Tổng đàn trâu, bò, lợn năm 2018 có 9.497 con; Tổng đàn gia cầm là 35.468 con, chăn nuôi phân bố đềuở các thôn bản.
- Về nuôi trồng thuỷ sản: Toàn xã có 3,55 ha diện tích ao nuôi Ba Ba thƣơng phẩm, tập chung nhiềuở các thôn Văn Hƣng, Lâm Sinh, Khe Đắc, Ba Khe.
- Công nghiệp, dịch vụ: Toàn xã có 03 xƣởng chế biến chè xanh, đen, có 20 hộ làm bom chè khô; 03 hợp tác xã chế biến gỗ bóc rừng trồng; 01 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; 02 hợp tác xã khai thác đá; 190 hộ kinh doanh dịch vụ, chủ yếu là bán lẻ hàng thƣơng nghiệp tại 01 chợ trên địa bàn.
- Dân số năm 2018 là 10.364 ngƣời (Nam 5.252 ngƣời; nữ 5.112 ngƣời), gồm 2.355 hộ (520 hộ nghèo chiếm 22,1%; 165 hộ cận nghèo, chiếm 7,0%; hộ trung bình 1.587 hộ chiếm 67,4%; 82 hộ khá chiếm 3,5%), với 16 dân tộc: Kinh, Tày, Thái, Dao, HMông… trong đó dân tộc Kinh chiếm 52%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,2%, không có tăng cơ học do ngƣời dân đi nơi khác làm ăn.
- Hiện có 5.286 ngƣời trong độ tuổi lao động, chiếm 51% dân số (nam là 2.679 ngƣời, nữ 2.607 ngƣời), lao động nông nghiệp 4.335 ngƣời chiếm
tạo tỷ lệ thấp, toàn xã có 307 ngƣời đƣợc đào tạo, đạt 5,8%.
- Có 16/17 thôn có nhà văn hoá (09 nhà xây, 07 nhà gỗ); 1.912 hộ gia đình văn hóa chiếm 81,2%. Có 6 trạm phát sóng BTS trên địa bàn và hơn 95% hộ dân trong xã có điện thoại di động.
-Toàn xã có 4 trƣờng học, gồm:
+ Trƣờng Mầm Non: Gồm 01 trƣờng trung tâm và 5 điểm trƣờng tại các thôn với 32 giáo viên, 370 cháu, hiện có 13 lớp, 13 phòng học.
+ Trƣờng tiểu học: Có 01 trƣờng chính và 4 phân hiệu tại các thôn với 523 học sinh, 37 giáo viên, 22 phòng học.
+ Trƣờng Trung học cơ sở: Có 02 trƣờng trung tâm với 951 học sinh, 60 giáo viên, 32 phòng học và 4 phòng chức năng.
+ Trƣờng Phổ thông Trung học: Có 1 điểm trƣờng tại thôn Khe Ba, gồm 28 phòng học, 1.115 học sinh, 100 giáo viên.
- Y tế: Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Chấn nằm trên địa bàn và 01 Trạm y tế xã, đảm bảo việc khám chữa bệnh phục vụ nhân dân trong xã và khu vực.
- Giao thông: Ngoài 2 tuyến đƣờng quốc lộ 32 và 37 đi qua địa bàn xã (dài 20 km) còn có 2 tuyến đƣờng đất liên xã dài 7km, 11 tuyến đƣờng đất liên thôn bản dài 62,5km, 18 tuyến đƣờng trục chính ngõ xóm có chiều dài 64,5 km.
- Thuỷ lợi: Tổng tuyến kênh tƣới dài 103,20 km, cứng hoá 58,5 km, 44,7 km chƣa cứng hoá; Dùng đật, kè tạm lấy nƣớc suối Ngòi Lao, Ngòi Phà, Ngòi Tỳ... và kênh đất phục vụ sản xuất cho toàn xã.
- Hiện trạng cấp điện: Hiện có 10 trạm biến áp (03 trạm phục vụ doanh nghiệp, 07 trạm phục vụ thắp sáng cho dân); Hiện còn 36 hộ chƣa có điện, chiếm 1,5%.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thành phần loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu
4.1.1. Danh lục thực vật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu
Qua điều tra, phỏng vấn và giám định 578 sốhiệu mẫu thu đƣợc tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã ghi nhận đƣợc ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có 208 loài cây thuốc, thuộc 165 chi và 84 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Thành phần loài, thông tin về ảnh cây tại hiện trƣờng và tiêu bản thực vật lƣu tại xã Cát Thịnh đƣợc tổng hợp trong các phụ lục 1, 2. Danh lục cây thuốc tại xã Cát Thịnh, các ngành thực vật đƣợc sắp xếp theo tiến hóa từ thấp đến cao. Tất cả các loài thống kê trong danh lục đều thu mẫu và có hình ảnh minh chứng cho từng loài trong phụ lục 2 của báo cáo.
Căn cứ vào danh lục trong phụ lục 01, nghiên cứu đã tổng hợp đƣợc số họ, chi, loài làm thuốc theo các ngành của nhóm thực vật bậc cao có mạch trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Đa dạng về các taxon thực vật làm thuốc xã Cát Thịnh TT
Tên taxon Shốọ hTọỷ%lệ chiSố chi %Tỷlệ loàiSố loài %Tỷlệ 1 Ngành Thông đấLycopodiophyta t 2 2,38 2 1,21 3 1,44 2 Ngành Dƣơng xỉPolypodiophyta 5 5,95 5 3,03 5 2,40 3 Ngành ThôngPinophyta 1 1,19 1 0,61 1 0,48 4 Ngành Ngọc lan Magnoliophyta 76 90,48 157 95,15 199 95,67 4.1 LMagnoliopsidaớp Ngọc lan 60 78,95 127 80,89 163 81,91 4.2 LLiliopsidaớp Loa kèn 16 21,05 30 19,11 36 18,09 Tổng 84 100 165 100 208 100
Qua bảng 4.1 cho thấy: tại khu vực nghiên cứu phần lớn thực vật làm thuốc thuộc ngành Ngọc lan. Ngành Ngọc lan có tới 199 loài, chiếm 95,67 tổng số loài cây thuốc phát hiện đƣợc trong đợt nghiên cứu. Trong đó lớp Ngọc lan có 163 loài, chiếm 81,91%, gấp gần 5 lần số loài cây thuốc thuộc lớp Loa kèn (36 loài, chiếm 18,09%). Ngành Dƣơng xỉ có 5 loài, chiếm 2,4%; Ngành Thông đất có 3 loài chiếm 1,44% tổng số loài; Ngành Thông có số ít nhất chỉ có 1 loài (Dây gắm), chiếm 0,48 % tổng số loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu.
4.1.2. Đa dạng về các taxon thực vật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu4.1.2.1. Đa dạng về số loài làm thuốc trong các họ thực vật 4.1.2.1. Đa dạng về số loài làm thuốc trong các họ thực vật
Kết quả tổng hợp các họ có nhiều loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu đƣợc tổng hợp trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Danh sách các họ cây thuốc nhiều loài tại khu vực nghiên cứu TT Tên họ Việt Nam Tên họ Khoa học Số chi/họ Tỷ lệ % Số loài/họ Tỷ lệ %
1 Đậu Fabaceae 12 7,27 15 7,21
2 Cúc Asteraceae 10 6,06 11 5,29
3 Cà phê Rubiaceae 8 4,85 11 5,29
4 Thầu dầu Euphorbiaceae 8 4,85 10 4,81
5 Đơn nem Myrsinaceae 3 1,82 9 4,33
6 Dâu tằm Moraceae 2 1,21 6 2,88
7 Ráy Araceae 5 3,03 6 2,88
8 Na Annonaceae 4 2,42 5 2,40
9 Cỏ roi ngựa Verbenaceae 3 1,82 5 2,40
10 Ngũ gia bì Araliaceae 3 1,82 4 1,92
11 Long não Lauraceae 3 1,82 4 1,92
12 Mua Melastomataceae 4 2,42 4 1,92
13 Bồ hòn Sapindaceae 4 2,42 4 1,92
14 Cà Solanaceae 3 1,82 4 1,92
15 Thài lài Commelinaceae 3 1,82 4 1,92
16 Hòa thảo Poaceae 4 2,42 4 1,92
Qua bảng 4.2 cho thấy những họ nhiều loài ở khu vực nghiên cứu làm thuốc bao gồm: Đậu, Cúc, Cà phê, Thầu dầu, Đơn nem, Dâu tằm. Trong tự nhiên tại khu vực phía bắc Việt Nam đây cũng là những họ thực vật có loài nhiều và phổbiến.
4.1.2.2. Đa dạng về số loài làm thuốc trong các chi thực vật
Trong tổng số chi thực vật phát hiện có công dụng làm thuốc của khu vực nghiên cứu, những chi có số loài từ 3 trở lên đƣợc thống kê trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Danh sách các chi cây thuốc nhiều loài tại khu vực nghiên cứu
TT Việt NamTên họ Khoa họcTên họ Việt NamTên chi Khoa họcTên chi loài/chiSố lệTỷ %
1 Dâu tằm Moraceae Sung Ficus 5 2,40
2 Đơn nem Myrsinaceae Trọng đũa Ardisia 4 1,92
3 Đơn nem Myrsinaceae Rè Embelia 4 1,92
4 Trúc đào Apocynaceae Ớt sừng Tabernaemontana 3 1,44
5 Hoa hồng Rosaceae Ngấy Rubus 3 1,44
6 Kim cang Smilacaceae Cậm cang Smilax 3 1,44
7 Cà phê Rubiaceae An điền Hedyotis 3 1,44
8 Đậu Fabaceae Phân mã Archidendron 3 1,44
Từ kết quả của bảng 4.3. cho thấy tại khu vực nghiên cứu các chi có số loài làm thuốc nhiều gồm: Sung, Trọng đũa, Rè, Ớt sừng, Ngấy, Cậm cang, An điền, Phân mã. Các chi trên đều có số loài từ 3 trở lên. Đây hầu hết các chi có dạng thân gỗ nhỏ, cây bụi hoặc dây leo. Trong tự nhiên những chi này cũng rất đa dạng về loài và đặc trƣng cho khu vực nhiệt đới.
4.1.3. Những loài cây thuốc có giá trị bảo tồn tại khu vực nghiên cứu4.1.3.1. Các họ cây thuốc đơn loài 4.1.3.1. Các họ cây thuốc đơn loài
Bảng 4.4. Danh sách các họ cây thuốc đơn loài tại khu vực nghiên cứu TT Tên họ Việt Nam Tên họ Khoa học Tên loài Việt Nam Tên loài khoa học
1 Thông đất Lycopodiaceae Thông đất Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm 2 Ráng móng ngựa Angiopteridaceae Toà sen Angiopteris erecta Desv.
3 Ráng lá dừa Blechnaceae Ráng lá dừa thƣờng Blechnum orientale L. 4 Lông cu li Cibotiaceae Lông cu li Cibotium barometz (L.) J.Sm. 5 Vảy lợp Davalliaceae Ráng chân thỏ bò Davallia repens (L. f.) Kuhn 6 Dƣơng xỉ Polypodiaceae Ráng tổ phƣợng Aglaomorpha coronans (Wall.) Copel 7 Dây gắm Gnetaceae Dây gắm núi Gnetum montanum Margf
8 Thôi ba Alangiaceae Thôi ba Alangium chinense (Lour.) Harms 9 Xoài Anacardiaceae Cà muối Rhus chinensis Muell
10 Thu hải đƣờng Begoniaceae Thu hải đƣờng không cánh Begonia aptera Blume
11 Hoa chuông Campanulaceae Bánh lái Pentaphragma sinense Hemsl. & Wils 12 Măng cụt Clusiaceae Bứa Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth 13 Khoai lang Convolvulaceae Bìm tán Merremia umbellata (L.) Hallier f 14 Đức diệp Daphniphyllaceae Giao phƣơng Daphniphyllum calycinum Benth 15 Sổ Dilleniaceae Lọng bàng Dillenia heterosepala Fin. & Gagnep 16 Thị Ebenaceae Nhọ nồi Diospyros eriantha Champ. ex Benth 17 Dây hƣơng Erythropalaceae Dây hƣơng Erythropalum scandens Blume 18 Dẻ Fagaceae Dẻ gai ấn độ Castanopsis indica (Roxb.) A. DC 19 Tai voi Gesneriaceae Má đào lá hoa Aeschynanthus bracteatus Wall. ex A. DC 20 Thƣờng sơn Hydrangeaceae Thƣờng sơn Dichroa febrifuga Lour
21 Ban Hypericaceae Thành ngạnh Cratoxylum polyanthum Korth 22 Hoa môi Lamiaceae É trắng Ocimum gratissimum L 23 Bông Malvaceae Ké hoa đào Urena lobata L
24 Rau mƣơng Onagraceae Rau mƣơng đất Ludwigia prostrata Roxb 25 Sơn cam Opiliaceae Rau sắng Melientha suavis Pierre 26 Hồ tiêu Piperaceae Tiêu lá tim Piper longum L
27 Viễn chí Polygalaceae Sa môn quảng đông Salomonia cantoniensis Lour 28 Mao lƣơng Ranunculaceae Hoa ông lão nêpal Clematis buchaniana DC 29 Đƣớc Rhizophoraceae Răng cá Carallia lanceaefolia Roxb 30 Thanh phong Sabiaceae Mật sạ lá lông chim Meliosma pinnata (Roxb.) Walp 31 Bồ đề Styracaceae Bồ đề trắng Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex
Hartwiss
32 Trầm Thymelaeaceae Dó Rhamnoneuron balansae (Drake) Gilg 33 Du Ulmaceae Ngát Gironniera subaequalis Planch. 34 Hoa tím Violaceae Hoa tím tràn lan Viola diffusa Ging
35 Mạch môn đông Convallariaceae Hoàng tinh hoa trắng Disporopsis longifolia Craib 36 Mía dò Costaceae Mía dò Costus speciosus (Koenig) Smith
TT Tên họ Việt Nam Tên họ Khoa học Tên loài Việt Nam Tên loài khoa học
37 Cói Cyperaceae Cói hoa xoè Cyperus diffusus Vahl
38 Huyết giác Dracaenaceae Phát lộc Dracaena angustifolia (Medik.) Roxb 39 Hạ trâm Hypoxidaceae Cồ nốc hoa đầu Curculigo capitulata (Lour.) Kuntze 40 Hƣơng bài Phormiaceae Hƣơng bài Dianella ensifolia (L.) DC
41 Bách bộ Stemonaceae Bách bộ Stemona tuberosa Lour 42 Râu hùm Taccaceae Râu hùm hoa tía Tacca chantrieri Andre
Từ kết quả thống kê trong bảng 4.4 cho thấy số họ đơn loài làm thuốc của hệ thực vật tại xã Cát Thịnh khá nhiều. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác bảo tồn, vì đối với những họ, chi đơn loài việc mất đi loài đó đồng nghĩa với việc mất đi taxon ở bậc cao hơn.
4.1.3.2. Cây thuốc quý hiếm tại khu vực nghiên cứu
Qua kết quả nghiêm cứu, chúng tôi phát hiên có rất nhiều loài cây thuốc quý hiếm tại khu vực. Những loài cây này có số lƣợng còn rất ít nhƣng mức độ sử dụng lại cao, đã đƣa đến sự phân bố của loài ngày càng bị thu hẹp và có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Những loài cây thuốc quý hiếm tại khu vực có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 và Nghị định 06/2019 đƣợc thống kê trong bảng 4.5.
Bảng 4.5: Thành phần cây thuốc quý hiếm tại khu vực nghiên cứu
TT Việt NamTên họ Khoa họcTên họ Việt NamTên loài Khoa họcTên loài Mức QH
1 Lan Orchidaceae Lan kim tuyến Anoectochilus setaceus Blume IA,EN 2 Mạch môn đông Convallariaceae Hoàng tinh hoa trắng Disporopsis longifolia Craib IIA,VU 3 Lông cu li Cibotiaceae Lông cu li Cibotium barometz (L.) J.Sm IIA 4 Tiết dê Menispermaceae Nam hoàng Fibraurea recisa Pierre IIA 5 Lan Orchidaceae Lan cánh thuyền Liparis bootanensis Griff IIA 6 Lan Orchidaceae Trúc kinh Tropidia curculigoides Lindl IIA 7 Đơn nem Myrsinaceae Thiên lý hƣơng Embelia parviflora Wall. ex A. DC VU 8 Sơn cam Opiliaceae Rau sắng Melientha suavis Pierre VU
Từ kết quả trên cho thấy xã Cát Thịnh có khá nhiều loài cây thuốc quý hiếm của Việt Nam. Theo Nghị định 06 có 6 loài. Thuộc nhóm IA (nhóm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại) có 1 loài (Lan kim tuyến). Có 5 loài (hầu hết là trong họ Lan) thuộc nhóm IIA (nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại). Theo Sách Đỏ Việt Nam có 1 loài (Lan kim tuyến) thuộc nhóm Nguy cấp (EN) và 4 loài thuộc nhóm Sẽ nguy cấp (VU).
Để quản lý và phát triển các loài cây thuốc quý hiếm này trong khu vực cần ƣu tiên bảo tồn, hạn chế tối đa việc khai thác không bền vững và phải đƣa vào phát triển trồng thêm một cách hợp lý, để vừa tạo thêm thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng vừa bảo tồn đƣợc cây thuốc quý hiếm.
4.1.4. Dạng sống của cây thuốc tại khu vực nghiên cứu
Nghiên cứu về dạng sống của thực vật nói chung có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thực vật làm thuốc điều đó càng đƣợc thể hiện rõ kết quả có đƣợc trong bảng điều tra. Qua bảng điều tra cho chúng ta biết về dạng sống nào thƣờng có giá trị làm thuốc là cơ sở quan trọng trong việc gây trồng và thiết kế bố trí không gian sống cho các loài cây thuốc. Tận dụng đƣợc tối đa không gian sống, nâng cao các trữ lƣợng cây thuốc trên 1 đơn vị diện tích, đáp ứng đƣợc phần nào các đặc tính sinh thái học của loài.
Kết quả tổng hợp tỷ lệ dạng sống của các loài thực vật làm thuốc tại xã Cát Thịnh đƣợc tổng hợp trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tỷ lệ dạng sống của cây thuốc tại khu vực nghiên cứu
TT Dạng sống Ký hiệu Số lƣợng Tỷ lệ %
1 Cây chồi trên Ph 152 73,08
a Cây chồi trên to Mg 3 1,44
b Cây chồi trên nhỡ Me 13 6,25
d Cây chồi trên lùn Na 56 26,92
e Dây leo gỗ Lp 44 21,15
f Cây bì sinh Ep 6 2,88
2 Cây chồi sát đất Ch 24 11,54
3 Cây chồi ẩn Cr 6 2,88
4 Cây chồi nửa ẩn Hm 13 6,25
5 Cây một năm T 13 6,25
Tổng 208 100,0
Kết quả tổng hợp ở bảng 4.6 cho thấy trong 208 loài thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu đã đƣợc phát hiện và giám định thuộc 5 dạng sống chính là: chồi trên, chồi sát đất, chồi ẩn, chồi nửa ẩn và cây một năm. Trong đó cây chồi trên chiếm ƣu thế với 152 loài chiếm 73%. Trong nhóm chồi trên, phân nhóm chồi trên lùn có loài 56 và dây leo gỗ có 44 loài chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ thấp nhất là nhóm chồi trên to, cây bì sinh và nhóm cây chồi nửa ẩn. Số loài của 3 nhóm này chỉ chiếm khoảng 5% tổng số loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu. Thông tin trên cho thấy nhóm cây thuốc có chồi trên đất chiếm ƣu thế hơn hẳn các nhóm còn lại. Điều này cũng phù hợp với phổ dạng sống chung của hệ thực vật tại khu vực nhiệt đới. Những dạng sống của cây thuốc chiếm ƣu thế hầu hết là có chồi trên thấp, lùn, chồi sát đất, cây một năm, dây leo, là những cây dễ thu hái các bộ phận của thực vật làm thuốc.