Giá trị sử dụng của tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại xã cát thịnh, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 53 - 61)

Căn cứ vào một số tài liệu chuyên ngành về cây thuốc, tình hình thực tế tại khu vực xã Cát Thịnh, chúng tôi đã tổng hợp công dụng của cây thuốc theo 17 nhóm. Kết quả đƣợc tổng hợp trong bảng 4.10 và diễn giảiởphần dƣới.

Bảng 4.10. Danh sách các loài cây thuốc theo nhóm công dụng

TT Công dụng Ký hiệu Số loài Tỷ lệ %

1 Chữa bệnh ngoài da ND 79 37,98 2 Chữa bệnh tiêu hóa TH 74 35,58 3 Chữa bệnh xƣơng khớp XK 63 30,29 4 Tiêu viêm TV 62 29,81 5 Chữa bệnh phụ nữ PN 45 21,63 6 Chữa bệnh phổi, họng PH 45 21,63 7 Giải độc GD 44 21,15 8 Chữa cảm sốt CA 42 20,19 9 Chữa bệnh về thận AN 33 15,87 10 Chữa bệnh về máu MA 31 14,90 11 Thuốc bổ BO 19 9,13 12 Chữa bệnh gan GA 13 6,25

13 Chƣa bệnh răng miệng RA 12 5,77

14 An thần AT 9 4,33

15 Chữa bệnh về tóc TO 1 0,48 16 Chữa bệnh về mắt MT 1 0,48 17 Chữa bệnh về tim TI 1 0,48

1. Cây thuốc chữa bệnh ngoài da (ND), gồm: Ráng chân thỏ bò; Chàm mèo; Móng rồng hồng kông; Rau má lá to; Ớt sừng lá to; Ớt sừng lá nhỏ; Đơn châu chấu; Đơn buốt; Kim đầu đầu to; Cúc tần; Thu hải đƣờng không cánh; Cơm cháy; Bứa; Bìm tán; Qua lâu trứng; Nhọ nồi; Cựa gà cuống ngắn; Ba soi; Phèn đen; Sòi tía; Trẩu nhăn; Dây cam thảo; Cứt ngựa; Mán đỉa; Chiêng chiếng; Thóc lép dị quả; Bánh dày; Dẻ gai ấn độ; Thành ngạnh; Cà lồ; Hoàng nàn; Sắc tử; Xoan ta; Nam hoàng; Vả; Sung vè; Cơm nguội bầu dục; Lá khôi; Đơn ấn độ; Nhài năm gân; Rau mƣơng đất; Thồm lồm; Nghể răm; Hoa ông lão nêpal; Ngấy trâu; Thủ viên; An điền tai; Bƣớm bạc nhẵn; Bƣớm bạc lông; Lấu; Thiến thảo; Ba gạc; Dấu dầu lá nhẵn; Vải rừng; Sâng; Lữ đằng dạng nổ; Cam thảo nam; Cà ngủ; Lồng đèn; La; Tai mèo; Sảng nhung; Ngát; Nái lá nguyên; Sam đá ráp; Tu hú gỗ; Ngọc nữ hên; Vác sừng; Minh ty khiêm; Đuôi phƣợng hồng kông; Tôm hùm; Đỗ nhƣợc lá to; Trai đỏ; Thài lài tía; Mía dò; Lan cánh thuyền; Cỏ lá gừng; Thổ phục linh; Râu hùm hoa tía.

2. Cây thuốc chữa bệnh tiêu hóa (TH), gồm: Quyển bá rìa lông; Ráng lá dừa thƣờng; Thôi ba; Cà muối; Hoa dẻ thơm; Rau má lá to; Rau má wilford; Ớt sừng lá to; Ớt sừng lá nhỏ; Lài trâu ít hoa; Than; Đáng chân chim; Cúc tần; Sói láng; Bứa; Giao phƣơng; Phèn đen; Sòi tía; Mán đỉa trâu; Bằm bằm; Vông nem; Vàng anh; Thành ngạnh; É trắng; Bời lời lá tròn; Hoàng nàn; Mua thƣờng; Xoan ta; Châu đảo; Vả; Sung bộng; Sung lá lệch; Dâu rừng; Trọng đũa tuyến; Lá khôi; Vón vén; Rè dai; Chua ngút lá thuôn; Đơn ấn độ; Rau sắng; Tiêu lá tim; An điền tai; An điền lông; An điền vòng; Bƣớm bạc lông; Xà căn quảng đông; Lấu; Găng ổi; Mật sạ lá lông chim; Vải đóm; Lữ đằng dạng nổ; Cam thảo nam; La; Bồ đề trắng; Tu hú gỗ; Tử châu lá dài; Đẻn ba lá; Chè dây; Thạch xƣơng bồ; Thiên niên kiện; Ráy leo vân nam; Mây balansa; Cau chuột ba vì; Thài lài tía; Cói hoa xoè; Phát lộc; Lan kim tuyến; Hƣơng bài; Tơ vĩ tre; Cỏ chít; Thổ phục linh; Râu hùm hoa tía; Sa nhân dealbat; Sa nhân.

3. Cây thuốc chữa bệnh xương khớp (XK), gồm: Thông đất; Toà sen; Lông cu li; Ráng chân thỏ bò; Ráng tổ phƣợng; Nóng sổ; Thôi ba; Cà muối; Rau má lá to; Rau má wilford; Đơn châu chấu; Than; Oa nhi đằng; Rau khúc tẻ; Cúc tần; Cúc áo hoa vàng; Cúc bạc đầu nhỏ; Cúc lá cà; Cơm cháy; Sói đứng; Sói láng; Giao phƣơng; Mán đỉa trâu; Cọ khẹt; Bằm bằm; Trinh nữ; Bánh dày; Vàng anh; É trắng; Bời lời lá tròn; Mã tiền nách hoa; Hoàng nàn; Mua leo; Mua thƣờng; Trƣờng nát; Nam hoàng; Châu đảo; Sung lá lệch; Trọng đũa tuyến; Thiên lý hƣơng; Rau mƣơng đất; Nghể răm; Răng cá; Bƣớm bạc lông; Xà căn quảng đông; Găng ổi; Trèn thon; Hồng bì rừng; Ba gạc; Sảng nhung; Tu hú gỗ; Ngọc nữ hên; Thiên niên kiện; Ráy leo vân nam; Tôm hùm; Trai đỏ; Hoàng tinh hoa trắng; Lan kim tuyến; Kim cang trung quốc; Cậm cang lá bạc; Râu hùm hoa tía; Sẹ tàu; Gừng gió.

4. Cây thuốc có tác dụng tiêu viêm (TV), gồm: Thông đất; Toà sen; Lông cu li; Ráng chân thỏ bò; Ráng tổ phƣợng; Nóng sổ; Thôi ba; Cà muối; Rau má lá to; Rau má wilford; Đơn châu chấu; Than; Oa nhi đằng; Rau khúc tẻ; Cúc tần; Cúc áo hoa vàng; Cúc bạc đầu nhỏ; Cúc lá cà; Cơm cháy; Sói đứng; Sói láng; Giao phƣơng; Mán đỉa trâu; Cọ khẹt; Bằm bằm; Trinh nữ; Bánh dày; Vàng anh; É trắng; Bời lời lá tròn; Mã tiền nách hoa; Hoàng nàn; Mua leo; Mua thƣờng; Trƣờng nát; Nam hoàng; Châu đảo; Sung lá lệch; Trọng đũa tuyến; Thiên lý hƣơng; Rau mƣơng đất; Nghể răm; Răng cá; Bƣớm bạc lông; Xà căn quảng đông; Găng ổi; Trèn thon; Hồng bì rừng; Ba gạc; Sảng nhung; Tu hú gỗ; Ngọc nữ hên; Thiên niên kiện; Ráy leo vân nam; Tôm hùm; Trai đỏ; Hoàng tinh hoa trắng; Lan kim tuyến; Kim cang trung quốc; Cậm cang lá bạc; Râu hùm hoa tía; Sẹ tàu; Gừng gió.

5. Cây thuốc chữa bệnh phụ nữ (PN), gồm: Thông đất; Chàm mèo; Hoa dẻ thơm; Cứt lợn; Kim đầu đầu to; Cúc lá cà; Vót; Khổ qua rừng; Lá nến; Ba soi; Sòi tía; Trinh nữ; Vàng anh; Thành ngạnh; Cà lồ; Hoàng nàn; Mua rừng

tim; Nghể răm; Răng cá; Bƣớm bạc lông; Lấu; Găng ổi; Thiến thảo; Lữ đằng dạng nổ; La; Tai mèo; Sảng nhung; Bồ đề trắng; Tử châu lá dài; Đẻn ba lá; Hoa tím tràn lan; Vác nhật; Cói hoa xoè; Cồ nốc hoa đầu; Tơ vĩ tre; Râu hùm hoa tía; Sẹ tàu; Sa nhân; Gừng gió.

6. Cây thuốc chữa bệnhvề phổi, họng (PH), gồm: Thông đất; Đơn châu chấu; Than; Đáng chân chim; Song ly nhọn; Oa nhi đằng; Cứt lợn; Kim đầu đầu to; Rau khúc tẻ; Thu hải đƣờng không cánh; Sói đứng; Sói láng; Giao phƣơng; Dây cam thảo; Trinh nữ; Thƣờng sơn; Thành ngạnh; Trƣờng nát; Sung lá lệch; Trọng đũa tuyến; Rau mƣơng đất; Tiêu lá tim; Thủ viên; An điền tai; An điền vòng; Bƣớm bạc lông; Xà căn quảng đông; Thiến thảo; Ba gạc; Nhãn dê; Cam thảo nam; Cà ngủ; La; Bồ đề trắng; Dó; Ngọc nữ hên; Đẻn ba lá; Hoa tím tràn lan; Tôm hùm; Mía dò; Lan kim tuyến; Lan cánh thuyền; Cỏ chít; Bách bộ; Sẹ tàu.

7. Cây thuốc có tác dụng giải độc (GD), gồm: Ráng lá dừa thƣờng; Dây gắm núi; Thôi ba; Cà muối; Oa nhi đằng; Đơn buốt; Rau tàu bay; Lƣỡng sắc lá nguyên; Rau khúc tẻ; Cúc bạc đầu nhỏ; Sói láng; Lọng bàng; Nổ quả trắng; Bụp trắng; Sòi tía; Keo lông chim kerr; Thóc lép dị quả; Sắn dây rừng; Thƣờng sơn; Ké hoa đào; Nam hoàng; Châu đảo; Vón vén; Sa môn quảng đông; Thồm lồm; Nghể răm; An điền tai; An điền vòng; Lấu; Thiến thảo; Ba gạc; Lữ đằng dạng nổ; Cam thảo nam; Lồng đèn; La; Đẻn ba lá; Hoa tím tràn lan; Vác nhật; Minh ty khiêm; Thài lài; Mía dò; Kim cang trung quốc; Thổ phục linh; Gừng gió.

8. Cây thuốc có tác dụng chữa cảm sốt (CA), gồm: Cà muối; Thau ả mai; Đáng chân chim; Rau khúc tẻ; Cúc tần; Cúc áo hoa vàng; Cúc bạc đầu nhỏ; Thu hải đƣờng không cánh; Sói đứng; Giao phƣơng; Ba soi; Dây cam thảo; Bằm bằm; Sắn dây rừng; Thƣờng sơn; Thành ngạnh; É trắng; Quế rừng; Màng tang; Sung lá lệch; Rau mƣơng đất; Tiêu lá tim; Sa môn quảng đông; Thủ viên; An điền tai; An điền vòng; Bƣớm bạc lông; Lấu; Hồng bì rừng; Ba

gạc; Nhãn dê; Cam thảo nam; Lồng đèn; Dó; Tử châu lá dài; Mò trắng; Ngọc nữ hên; Đẻn ba lá; Thạch xƣơng bồ; Tôm hùm; Mía dò; Trúc kinh.

9. Cây thuốc có tác dụng chữa bệnh về thận (AN), gồm: Thông đất; Ráng tổ phƣợng; Chuối chác dẻ; Song ly nhọn; Lƣỡng sắc lá nguyên; Cúc tần; Thu hải đƣờng không cánh; Cơm cháy; Sói đứng; Lá nến; Sòi tía; Dây cam thảo; Dây cam thảo chồi; Chiêng chiếng; Má đào lá hoa; Mua rừng nam bộ; Mua thƣờng; Vú bò; Thiên lý hƣơng; Nữ trinh; Đum đảo moluccan; Bƣớm bạc lông; Cam thảo nam; Lồng đèn; Tai mèo; Nái lá nguyên; Vác nhật; Cau chuột ba vì; Thài lài; Thài lài tía; Mía dò; Cồ nốc hoa đầu; Lau.

10. Cây thuốc có tác dụng chữa bệnh về máu (MA), gồm: Quyển bá rìa lông; Ráng lá dừa thƣờng; Lông cu li; Ráng chân thỏ bò; Chàm mèo; Cà muối; Chuối chác dẻ; Rau má lá to; Cỏ lào; Cúc lá cà; Giao phƣơng; Lọng bàng; Bụp trắng; Mán đỉa; Vông nem; Trinh nữ; Mua rừng nam bộ; Châu đảo; Sa môn quảng đông; Nghể răm; Ngấy trâu; Thiến thảo; Ba gạc; Lữ đằng dạng nổ; La; Tu hú gỗ; Đẻn ba lá; Vác nhật; Cồ nốc hoa đầu; Lau; Râu hùm hoa tía.

11. Cây thuốc sử dụng làm thuốc bổ (BO), gồm: Dời dời; Đơn châu chấu; Ngũ gia bì leo; Bánh lái; Dây hƣơng; Bổ béo mềm; Bổ béo bốn nhị; Trƣờng nát; Nam hoàng; Mâm sôi; Ngấy trâu; Tử châu lá dài; Thạch xƣơng bồ; Thiên niên kiện; Hoàng tinh hoa trắng; Củ dại; Từ nhật bản; Thổ phục linh; Gừng gió.

12. Cây thuốc có tác dụng chữa bệnh gan (GA), gồm: Nóng sổ; Bụp trắng; Diệp hạ châu đắng; Sòi tía; Đơn ấn độ; Rau mƣơng đất; Thồm lồm; Thiến thảo; Ba gạc; Hoa tím tràn lan; Vác nhật; Mía dò; Râu hùm hoa tía.

13. Cây thuốc có tác dụng chữa bệnh về răng miệng (RA), gồm: Cơm nếp; Nóng sổ; Cúc áo hoa vàng; Bứa; Trẩu nhăn; Cơm nguội năm cạnh; Lấu; Lữ đằng dạng nổ; Cam thảo nam; Cà dại hoa trắng; Râu hùm hoa tía; Sa nhân.

14. Cây thuốc có tác dụng an thần (AN), gồm: Dây gắm núi; Vông nem; Tiêu lá tim; Nhãn dê; Sam đá ráp; Thạch xƣơng bồ; Tôm hùm; Cau chuột ba vì; Trúc kinh.

15. Cây thuốc có tác dụng chữa bệnh về tóc (TO) mắt (MT) và tim (TI),

gồm: Cứt lợn; Thông đất và Thôi ba.

Qua điều tra phỏng vấn và tham khảo một số tài liệu chúng tôi đã xác định đƣợc công dụng và một số bài thuốc đặc trƣng tại khu vực nghiên cứu nhƣ sau:

(1) Bạch đồng nữ (Clerodendrum chinense (Osbeck) Mabb. var. simplex (Mold.) S. L. Chen)

- Đƣợc dùng đề điều trị các bệnh: Bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhụn, nởngứa, viêm mật vàng da, gân xƣơng đau nhức mỏi lƣng.

- Cách làm nhƣ sau: Cành lá, hoa tƣơi bạch đồng nữ rửa sạch, cho vào nồi thêm 1 ít nƣớc, đun sôi, sau đó lọc lấy nƣớc, nhỏ giọt liên tục hoặc ngâm vết thƣơng ngày 2 lần.

(2) Cam thảo đất (Scoparia dulcis L.)

- Cây chữa ho, viêm họng: cây tƣơi sắc uống.

(3) Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides L.)

- Chữa các bệnh về: hô hấp, viêm nhiễm, phụ nữ

- Chữa viêm xoang: Lấy phần lá, ngọn non, rửa sạch, giã lấy nƣớc, nhỏphần dich đó vào mũi mỗi ngày 2 lần đến khi khỏi thì thôi.

(4) Cỏ lào (Eupatorium odoratum L.)

- Giã lá Cỏ lào xoa khắp chân đùi trƣớc khi lội xuống nƣớc hoặc lên rừng sẽ phòng đƣợc đỉa hoặc vắt.

- Chữa chảy máu: Vò lá Cỏ lào hoặc nhai đắp bã vào chỗ chảy máu, máu sẽ cầm ngay.

(5) Cẩu tích (Cibotium bazometz (L.) J. Sm.)

- Chữa phong thấp đau nhức khớp xƣơng, tay chân yếu, mỏi hoặc bại liệt co quắp: Cẩu tích, Cốt toái bổ mỗi vị một nắm nhỏ sắc uống.

(6) Cúc áo hoa vàng (Spilanthes paniculata Wall. ex DC.)

- Chữa hóc xƣơng gà, xƣơng cá: Cúc áo hoa vàng, lá Mảnh cộng, dùng tƣơi rửa sạch giã nát thêm giấm thanh vào trộn đều đợi 20 phút vắt lấy 1 chén con nƣớc, uống một ít nhƣng chủ yếu là ngậm.

- Chữa sƣng họng: Lá giã nhỏ với ít muối bọc vào mảnh vải rồi ngậm.

(7) Cúc tần (Pluchea indica (L.) Less.)

- Chữa cảm sốt, nhức đầu, ho không có mồ hôi: Cúc tần 2 nắm, lá Sả 1 nắm, lá Chanh 1 nắm nấu nƣớc sông và uống nóng đắp chăn cho ra mồ hôi.

- Chữa nhức mỏi gân xƣơng, đau lƣng: Rễ cúc tần, rễ Xấu hổ, rễ Bƣởi bung, rễ Đinh lăng mỗi thứ 1 nắm nhỏ sắc uống.

- Chữa nhiễm khuẩn quanh vết thƣơng phần mềm: lá Cúc tần, lá Xạ can giã nhỏ đắp nên chỗ lở loét quanh vết thƣơng.

(8) Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla (L.) Frodin)

- Rễ, vỏ, lá cây có thể chữa các bệnh về: bài tiết, hô hấp, cảm sốt, đòn ngã, viêm nhiễm, cây còn thể dùng đểgiải độc hoặc thuốc bổ.

(9) Dây gắm (Gnetum montanum Markgf.)

- Thân cây có thể dùng đểgiải độc, hoặc chữa cảm sốt.

(10) Hƣơng nhu trắng (Ocimum gratissimum L.)

- Chữa cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt: Hƣơng nhu, Sả, Tía tô, lá Bƣởi, lá Chanh mỗi thứ nắm nhỏ, tất cả rửa sạch đun sôi dùng sông hơi.

(11) Lá khôi (Ardisia sylvestris Pitard)

- Chữa đau dạ dày: Lá khôi, lá Bồ công anh, lá Khổ sâm, các vị thái nhỏ phơi khô sắc nƣớc chia làm 2 lần uống trong ngày vào lúc đói.

- Lá khôi với Lá vối nấu nƣớc tắm cho trẻ để phòng và trị lởngứa.

(12) Màng tang (Litsea cubeba (Lour.) Pers.)

- Cây chữa các bệnh: cảm sốt, dạ dày, đòn ngã, phụ nữ, tiêu hoá, viêm nhiễm, rắn cắn, xƣơng khớp

- Chữa cảm lạnh, nấc không dứt: Màng tang Riềng ấm lƣợng 2 vị bằng nhau tán nhỏ thành bột, chế với nƣớc nòng pha thêm ít giấm.

(13) Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour) Schott)

- Chữa dị ứng mẩn ngứa lở sơn: Rễ Thiên niên kiện, Sả, Gừng, sắc uống trong ngày.

- Chữa đau bụng kinh: Thân rễ Thiên niên kiện, rễ Bƣởi bung, rễ Bƣớm bạc, gỗ Vang, rễ Sim các vị bằng nhau sắc uống.

(14) Thổphục linh (Smilax glabra Wall. ex Roxb.)

- Củ cây dùng đểgiải giải độc, làm thuốc bổ, hoặc chữa các bệnh về tiêu hoá, bệnh ngoài da

- Chữa phong thấp, thấp khớp: Thổ phục linh, Hy thiêm, Nhọ nồi, Ngƣu tất, Ngải cứu mỗi thứ một ít sắc uống.

- Chữa giang mai: Thổphục linh, vỏ Núc nác, Ké đầu ngựa, Cam thảo dây sắc uống.

Ngoài làm thuốc, nhiều cây thuốc tại khu vực nghiên cứu còn đƣợc sử dụng các mục đích khác. Dựa trên kết quả nghiên cứu và tra cứu cách phân chia công dụng của tài nguyên thực vật của Trần Minh Hợi, 2013 và một số tài liệu chuyên ngành, chúng tôi đã tổng hợp công dụng khác của cây thuốc tại khu vực nghiên cứu trong bảng 4.11.

Bảng 4.11: Tỷ lệ các công dụng khác của cây thuốc tại khu vực nghiên cứu TT Công dụng hiệu Số loài Tỷ lệ % 1 Cây làm thuốc I 208 100,0

2 Cây dùng làm thức ăn cho ngƣời và gia súc G 57 27,40

3 Cây có hoa, làm cảnh và bóng mát D 37 17,79

4 Cây lấy gỗ A 22 10,58

5 Cây trồng rừng và phụ trợ trong nông lâm nghiệp B 11 5,29

6 Cây cho tinh dầu K 11 5,29

7 Cây cho tannin và chất tạo màu H 6 2,88

8 Cây có dầu béo F 3 1,44

Từ kết quả của bảng 4.11 cho thấy ngoài công dụng làm thuốc thì cây thuốc tại khu vực nghiên cứu còn cho nhiều công dụng khác nhƣ: Cây dùng làm thức ăn cho ngƣời và gia súc (57 loài); Cây có hoa, làm cảnh và bóng mát (37 loài); Cây lấy gỗ (22 loài); cây trồng rừng và phù trợ trong nông lâm nghiệp và cây cho tinh dầu (11loài). Kết quả trên cho thấy thực vật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu có tính đa dạng về giá trị sử dụng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại xã cát thịnh, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)