Xuất các giải pháp bảo tồn cây thuốc tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại xã cát thịnh, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 64 - 137)

Các bộ phận cây thuốc đƣợc nhân dân sử dụng rất đa dạng và phong phú, bộphận đƣợc sử dụng nhiều nhất là: lá, rễ, củ, thân. Ngƣời dân vào rừng lấy cây thuốc thƣờng không có ý thức bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên này. Việc thu hái cây thuốc không có quy củ và nhiều khi mang tính hủy diệt: Với việc khai thác củ, rễ, thân, vỏ. Việc khai thác không có tính bền vững nhƣ vậy đã làm cho tài nguyên cây thuốc của khu vực bị suy giảm ngiêm trọng. Ngoài việc hái cây thuốc về chữa bệnh, nhân dân tại khu vực còn hái cây thuốc với mục đích làm rau ăn, làm cho số lƣợng cây thuốc nhanh chóng bị giảm sút.

Với những loại cây thuốc dùng rễ và toàn cây sẽ rất dễ làm cho cây chết và mất đi loài cây đó, nguy cơ tuyệt chủng là rất lớn, nếu không có biện pháp khai thác và bảo tồn hợp lý. Vì vậy với những loài cây thuốc này, cần phải đƣa ra một phƣơng thức khai thác hợp lý, hay khai thác cần phải có sự

kết hợp với việc trồng thêm, trồng mới, đối với những loài cây thuốc có bộ phận sử dụng này.Tạo mọi điều kiện khuyến khích nhân dân tham gia vào việc gây trồng các loài cây thuốc này tại nhà để phục vụ cho mục đích sử dụng.

Với những loài cây thuốc dùng lá, hoa, quả, hạt sẽ ít nguy hiểm hơn vì sau khi khai thác chúng vẫn còn có khả năng phát triển, tái sinh. Nhƣng với những loại cây thuốc này cũng cần phải đƣa ra một phƣơng thức khai thác hợp lý, chỉ nên khai thác những bộphận cần sử dụng, tránh trƣờng hợp nhổ cả cây, chặt cây do những ngƣời có ý thức không cao. Vì vậy cần tuyên truyền giáo dục và phổ biến kiến thức cho nhân dân để ngƣời dân có ý thức cao hơn trong việc khai thác sử dụng cây thuốc, có ý thức bảo vệ rừng.

Qua kết quả nghiên cứu về dạng sống cây thuốc ở trong khu vực, cho thấy rằng các loài cây thuốc ở khu vực rất đa dạng về dạng sống. Trong đó dạng sống: dây leo gỗ, cây có chồi trên lùn (cây bụi) và cây có chồi trên nhỏ (cây gỗ nhỏ) là có nhiều loài nhất. Những loài cây thuốc mà nhân dân tại khu vực sử dụng rất đa dạng nhƣng chủ yếu tập trung nhiều vào các loài cây dây leo và cây bụi. Việc sử dụng cây thuốc tập trung nhiều vào các dạng sống này, mặc dù là số lƣợng của chúng tƣơng đối nhiều và chúng rễ đƣợc tái sinh, nhƣng nếu khai thác một cách ồ ạt, không có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý một cách bền vững, thì cũng rất dễ gây nên cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Vì vậy cần phải thực hiện khai thác nhƣng phải đi đôi với việc bảo tồn và phát triển chúng, thực hiện việc khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, những loài cây thuốc này trong khu vực, nhất là những loài cây thuốc đƣợc nhân dân nơi đây sử dụng nhiều. Tổchức tuyên truyền giáo dục ý thức ngƣời dân, thu hút ngƣời dân tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng nhằm phát triển bền vững nguồn tài nguyên này.

cao, đã đƣa đến sự phân bố của loài ngày càng bị thu hẹp và có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Những loài cây thuốc quý hiếm tại khu vực nhƣ: Lan kim tuyến, Hoàng tinh hoa trắng, Lông cu li, Nam hoàng, Lan cánh thuyền, Trúc kinh, Thiên lý hƣơng, Rau sắng, Lá khôi.…. cần đƣợc bảo vệ và phát triển.

Cần hƣớng dẫn ngƣời dân địa phƣơng nhận biết những loài cây thuốc cần bảo vệ, cách khai thác cây thuốc sao cho đảm bảo tái sinh tự nhiên. Cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn cây thuốc. Vì vậy cần phải nâng cao nhận thức cho ngƣời dân nơi đây, biến những công việc bảo tồn và trồng thêm cây thuốc trở thành nhu cầu vật chất. Vì bảo vệ cây thuốc, đi đôi với khai thác hợp lý và phát triển trồng thêm là nguồn thu nhập bền vững, góp phần cải thiện đời sống của chính cộng đồng trong khu vực.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Nghiên cứu đã xác định đƣợc tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có 208 loài cây thuốc, thuộc 165 chi và 84 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Ngành Ngọc lan có tới 199 loài, chiếm 95,67 tổng số loài cây thuốc phát hiện đƣợc trong đợt nghiên cứu. Ngành Dƣơng xỉ có 5 loài; Ngành Thông đất có 3 loài; Ngành Thông có số ít nhất chỉ có 1 loài. Họ có nhiều loài ở khu vực nghiên cứu làm thuốc bao gồm: Đậu, Cúc, Cà phê, Thầu dầu, Đơn nem, Dâu tằm. Các chi có số loài làm thuốc nhiều gồm: Sung, Trọng đũa, Rè, Ớt sừng, Ngấy, Cậm cang, An điền, Phân mã.

Khu vực xã Cát Thịnh 9 loài cây thuốc quý hiếm gồm: Lan kim tuyến, Hoàng tinh hoa trắng, Lông cu li, Nam hoàng, Lan cánh thuyền, Trúc kinh, Thiên lý hƣơng, Rau sắng, Lá khôi. Nghị định 06/2019 có 6 loài. Thuộc nhóm IA có 1; thuộc nhóm IIA có 5 loài Theo Sách Đỏ Việt Nam, 2017 có 1 loài thuộc nhóm Nguy cấp và 4 loài thuộc nhóm Sẽ nguy cấp.

Thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu thuộc 5 dạng sống chính là: chồi trên, chồi sát đất, chồi ẩn, chồi nửa ẩn và cây một năm. Trong đó cây chồi trên chiếm ƣu thế với 152 loài chiếm 73%. Trong nhóm chồi trên, phân nhóm chồi trên lùn có loài 56 và dây leo gỗ có 44 loài chiếm tỷ lệ cao nhất. Những dạng sống của cây thuốc chiếm ƣu thế hầu hết là có chồi trên thấp, lùn, chồi sát đất, cây một năm, dây leo, là những cây dễ thu hái các bộ phận của thực vật làm thuốc.

Cây thuốc tại khu vực nghiên cứu chủ yếu tập chung phân bố ở sinh cảnh Rừng và Nƣơng rẫy. Việc khai thác và sử dụng cây thuốc của ngƣời dân ở nơi đây cũng chủ yếu là đƣợc khai thác từ rừng. Vì vậy vấn đề bảo vệ rừng ở đây cũng chính là bảo vệ đƣợc nguồn tài nguyên cây thuốc trong khu vực.

21,6%), Cả cây (42 loài, chiếm 20,2%); Vỏ (24 loài chiếm 11,5%); Quả (21 loài, chiếm 10,1) đƣợc sử dụng nhiều làm thuốc. Đây là bộphận dễ thu hái sử dụng, tuy nhiên khi khác thác ít nhiều đều ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cây đặc biệt là khai thác rễ, thân, cả cây và vỏ. Việc sử dụng các bộ phận nhƣ Thân, Vỏ, Củ, Rễ, Cả cây làm thuốc đã ảnh hƣởng không tốt đến sinh trƣởng của cây, có thể gây nên cạn kiệt hoặc tuyệt chủng cây thuốc tại địa phƣơng.

Qua kết quả thống kê danh lục cây thuốc ngƣời dân sử dụng cho thấy hơn 90% cây thuốc ngƣời dân thu hái từ tự nhiên.

Mùa vụ khai thác cây thuốc của khu vực nghiên cứu thƣờng diễn ra quanh năm trừ một số loài do đặc tính sinh học của loài thƣờng tàn lụi vào mùa thu đông hoặc các bộ phận muốn khai thác không đúng mùa nên những loài này thƣờng có mùa khai thác tâp trung vào vụ hè thu hoặc xuân hè.

Trong các nhóm bệnh mà cây thuốc tại địa phƣơng có thể chữa đƣợc số loài tập chung nhiều vào việc chữa các nhóm bệnh ngoài da, tiêu hoá, xƣơng khớp, tiêu viêm, phụ nữ, hô hấp, giải độc, cảm sốt…

Ngoài công dụng làm thuốc thì cây thuốc tại khu vực nghiên cứu còn cho nhiều công dụng khác nhƣ: Cây dùng làm thức ăn cho ngƣời và gia súc (57 loài); Cây có hoa, làm cảnh và bóng mát (37 loài); Cây lấy gỗ (22 loài); cây trồng rừng và phù trợ trong nông lâm nghiệp và cây cho tinh dầu (11loài). Tại khu vực nghiên cứu hầu nhƣ cây thuốc và các sản phẩm từ cây thuốc của khu vực đều đƣợc sử dụng trong gia đình chứ chƣa mua bán trao đổi với thị trƣờng bên ngoài.

Những tác động bất lợi của con ngƣời đến tài nguyên cây thuốc tại địa phƣơng gồm: Khai thác lâm sản; Đốt nƣơng làm rẫy; Chăn thả gia súc; Cháy rừng; Chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Do sự phát triển của y học hiện đại.

Căn cứ vào các kết quả thu đƣợc tại xã Cát Thịnh, nghiên cứu đã đề xuất đƣợc các giải pháp cụ thể cho quản lý bảo vệ, khai thác và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc rất có giá trị tại khu vực nghiên cứu.

Tồn tại

Do hạn chế về thời gian, nhân lực và kinh nghiệm nên kết quả điều tra chủ yếu dựa vào điều tra sơ thám và phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng, chƣa điều tra và phát hiện một cách chính xác về số loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu.

Chỉbiết đƣợc công dụng, bộ phận sử dụng, dạng sống của các loài cây thuốc còn cách pha chế, bào chế chúng rất hạn chế.

Công tác phỏng vấn tìm hiểu về kiến thức bản địa của cộng đồng trong khai thác và sử dụng cây thuốc chữa bệnh gặp nhiều khó khăn, do tính bí truyền, khác nhau về văn hoá và hạn chế về ngôn ngữ.

Tại khu vực nghiên cứu mới chỉ điều tra phỏng vấn đƣợc dân tộc H’Mông chƣa tìm hiểu đƣợc kiến thức bản địa của các dân tộc khác phân bố trên địa bàn xã Cát Thịnh.

Kiến nghị

Đầu tƣ về thời gian, nhân lực có kinh nghiệm tiến hành điều tra tỉ mỉ hơn ngoài thực địa cũng nhƣ trong cộng đồng để có đƣợc thông tin đầy đủ hơn phục vụ cho công tác quản lý nguồn tài nguyên này tại địa phƣơng.

Cần tìm hiểu thêm các kiến thức bản địa của các dân tộc khác phân bố trên địa bàn xã Cát Thịnh.

Các kết quả của chuyên đề mới chỉ là những kinh nghiệm của một nhóm ngƣời nên, để các bài thuốc có thể sử dụng đƣợc thật sự cần phải đƣợc kiểm chứng bằng các thí nghiệm khoa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ởViệt nam, Nxb Khoa học và kỹthuật, Hà Nội.

2. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2003), Danh lục các loài Thực vật Việt Nam (Tập II). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2005), Danh lục các loài Thực vật Việt Nam (Tập III). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) và nhiều đồng tác giả (2007); Sách Đỏ Việt Nam, Phần II – Thực vật – NXB. Khoa học và Công nghệ Hà Nội. 5. Đỗ Huy Bích, Nguyễn Tập. Bùi Xuân Chƣơng, Mai Nghị (1978),

Hƣớng dẫn Khoanh vùng bảo vệ tái sinh và Khai thác dƣợc liệu – NXB. Y học, Hà Nội.

6. Đỗ Huy Bích & Bùi Xuân Chƣơng (1980), Sổ tay cây thuốc Việt Nam; tái bản lần 1. NXB. Y học, Hà Nội.

7. Đỗ Huy Bích và một số đồng tác giả khác (2004 và 2013), Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam; NXB. KH & KT, Hà Nội; T.I & T.II (2004), T.III (2013).

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Thông tƣ 78/2011/TT- BNNPTNT về: Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ- CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

10.Bộ Y tế (2009), Thông tƣ số 14/2009/TT-BYT (30/9/2009) của Bộ trƣởng Bộ Y tế về Hƣớng dẫn áp dụng các tiêu chí GACP – WHO, 2003

11.Bộ Y tế, Cục Dƣợc (2012), Danh sách các loại dƣợc liệu và thuốc từ dƣợc liệu của Việt Nam (Tài liệu cập nhật hàng năm, lƣu trữ nội bộ). 12.Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

13.Võ Văn Chi (2011 & 2012), Từ Điển Cây thuốc Việt Nam; NXB. Y học, TP. Hồ Chí Minh.

14.Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

15.Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định 117/2010/NĐ-CP về Tổchức quản lý hệthống rừng đặc dụng. 16.Phạm Văn Điển (Chủ biên) Trần Thị Thu Hà, Hoàng Văn Thập, Vũ

Quang Nam (2014), Tài nguyên đa dạng sinh học Xã Cát Thịnh, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

17.Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Cây cỏ Việt Nam Quyển 1-3, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

18.Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng (2008), Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, NXB Giáo dục.

19.Trần Minh Hợi (chủ biên) (2013), Tài nguyên thực vật Việt Nam, NXB. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

20.Triệu Văn Hùng (chủ biên) và nhiều đồng Tác giả (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG pha II xuất bản. 21.Trần Công Khánh, Phạm Hải (2004), Cây độc ở Việt Nam, NXB Y

học, Hà Nội.

22.Phan Kế Lộc và TS. Đặng Thị Sy (2001) Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập I, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

23.Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Xuất bản lần thứ; NXB. KH&KT, Hà Nội.

24.Trần Đình Lý (1995), 1900 loài cây có ích, NXB Thế Giới, Hà Nội. 25.Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phƣơng pháp nghiên cứu thực vật,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

26.Nguyễn Tập (2006), Điều tra cây thuốc và nghiên cứu bảo tồn – Trong: Nhiều Tác giả; Nghiên cứu thuốc từ thảo dƣợc; NXB. KH&KT, Hà Nội.

27.Nguyễn Tập (2007), Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam; Đại sứ quán Vƣơng Quốc Hà Lan tại Hà Nội, IUCN, Bộ NN & PTNT, IUCN xuất bản.

28.Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (2008-), Thực vật chí Việt Nam (Flora of Vietnam, 11 tập), NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

TT Tên Việt Nam Tên Khoa học DS CD CD CB BP CB Mùa vụ Phân bố Số hiệu mẫu Ảnh

A Ngành Thông đất Lycopodiophyta 1 Họ Thông đất Lycopodiaceae

1 Thông đất Lycopodiella cernua (L.) Pic.

Serm. Ch D,I XK,AN,MT,PN,PH CC H,T RG,RN,NU,VD,BH,TC,TB 20190817528 PL001

2 Họ Quyển bá Selaginellaceae

2 Quyển bá hai dạng Selaginella biformis A. Braun

ex Kuhn Hm D,I TV CC Q RG,RN,BH,TC,TB 20190817509 PL002

3 Quyển bá rìa lông Selaginella moellendorffii

Hieron. Hm D,I MA,TH CC Q RG,RN,NU 20190817138 PL003

B Ngành Dƣơng xỉ Polypodiophyta 3 Họ Ráng móng ngựa Angiopteridaceae

4 Toà sen Angiopteris erecta Desv. Lp D,G,I XK RE,LA Q RG,RN 20190819504 PL004

4 Họ Ráng lá dừa Blechnaceae

5 Ráng lá dừa thƣờng Blechnum orientale L. Hm I GD,TV,MA,TH CN,RE Q RG,RN,TB,TC,BH 20190817106 PL005

6 Lông cu li Cibotium barometz (L.) J.Sm. Hm I A RE Q RG,RN 20190817002 PL006

6 Họ Vảy lợp Davalliaceae

7 Ráng chân thỏ bò Davallia repens (L. f.) Kuhn Hm I XK,MA,TV,ND RE H,T RG,RN,NU 20190817053 PL007

7 Họ Dƣơng xỉ Polypodiaceae

8 Ráng tổ phƣợng Aglaomorpha coronans

(Wall.) Copel. Ep I XK,AN RE Q RG,RN 20190818014 PL008

C Ngành Thông Pinophyta 8 Họ Dây gắm Gnetaceae

9 Dây gắm núi Gnetum montanum Margf. Lp D,G,I GD,AT TH,QU Q RG,RN,TB 20190817131 PL009

C Ngành Ngọc lan Magnoliophyta I Lớp Ngọc lan Magnoliopsida

9 Họ Ô rô Acanthaceae

10 Chàm mèo Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze Ch D,H,I MA,PN,ND,TV TH,LA X,H,T RG,RN,NU,TB 20190817580 PL010

11 Cơm nếp Strobilanthes tonkinensis

13 Nóng sổ Saurauia tristyla DC. Na G,I XK,GA,RA LA,QU Q RG,RN,TB 20190817084 PL013

11 Họ Thôi ba Alangiaceae

14 Thôi ba Alangium chinense (Lour.) Harms Mi I TH,XK,GD,TI LA,VO H,T RG,RN,TB 20190819528 PL014

12 Họ Xoài Anacardiaceae

15 Cà muối Rhus chinensis Muell. Na G,I TH,MA,CA,XK,TV,

GD RE,LA X,H,T RN,TB 20190817505 PL015

13 Họ Na Annonaceae

16 Móng rồng hồng kông Artabotrys hongkongensis Hance Lp D,I ND TH Q RG,RN,TB,NU 20190817567 PL016

17 Chuối chác dẻ Dasymaschalon rostratum

Merr. & Chun Lp I AN,MA TH,LA Q RN,NU,TB 20190817597 PL017

18 Hoa dẻ thơm Desmos chinensis Lour. Na I PN,TH TH,LA H,T RN,TB 20190817612 PL018

19 Thau ả mai Desmos pedunculosus (A.

DC.) Ban var. tonkinensis

20 Dời dời (DC.) Merr. Na I BO TH Q RN,TB,NU 20190818541 PL020

14 Họ Hoa tán Apiaceae

21 Rau má lá to Hydrocotyle nepalensis Hook. Ch G,I XK,ND,TH,MA TH H,T RG,RN,TB,NU 20190817511 PL021

22 Rau má wilford Hydrocotyle wilfordii Maxim. Ch G,I XK,TH TH H RG,RN,TB 20190819506 PL022

15 Họ Trúc đào Apocynaceae

23 Ớt sừng lá to Tabernaemontana balansae

Pitard Na I TH,ND TH X,H RN,BH,TB 20190817542 PL023

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại xã cát thịnh, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 64 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)