Phương pháp xác định hiện trạng phân bố cây thuốc tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại xã cát thịnh, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 31 - 32)

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng sống Phân bố Bộ phận sử dụng Công dụng chữa bệnh Thông tin mẫu tiêu bản

Các cây thuốc thuộc nhóm thực vật bậc cao có mạch đƣợc xếp theo họ, các họ xếp theo ngành hoặc lớp đối với ngành Ngọc lan (lớp Ngọc lan, lớp Loa kèn). Trong Danh lục cây thuốc các ngành xếp theo thứ tự tiến hóa; trong ngành hoặc lớp các họ xếp theo thứ a,b,c tên khoa học của họ. Trong mỗi họ, các loài đƣợc sắp xếp theo thứ tự a,b,c tên khoa học của loài.

Đánh giá mức độ đa dạng về thành phần loài, phân bố, dạng sống, đặc tính sinh học... của các loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu dựa trên danh lục cây thuốc và tổng hợp từ mẫu biểu 01, 02, 03 ở trên.

2.4.2. Phương pháp xác định hiện trạng phân bố cây thuốc tại khu vực nghiên cứu nghiên cứu

Từ các kết quả điều tra ở trên tiến hành tổng hợp và phân tích các thông tin về hiện trạng phân bố cây thuốc tại khu vực nghiên cứu theo các nội dung sau:

- Số lƣợng các cá thể của các loài gặp trên tuyến; trên các kiểu thảm khác nhau, độ tàn che khác nhau, bản đồ phân bố của một số loài có giá trị bảo tồn cao, ƣớc tính hiện tại trữ lƣợng của một số loài...

- Phân bố cây thuốc trong các tầng tán rừng, tầng tán thảm, theo các đai cao...

- Đặc điểm sinh cảnh nơi các loài cây thuốc phân bố, gồm: Rừng già, Rừng đang phục hồi, Trảng cây bụi, Trảng cỏ, Vƣờn nhà, Nƣơng rẫy, Bờ

- Dự đoán biến động phân bố hoặc khả năng bắt gặp của một số loài cây thuốc.

2.4.3. Phương pháp xác định tình hình khai thác sử dụng tài nguyên cây

thuốc

Sau khi giám định mẫu, tổng hợp các thông tin từ kết quả phỏng vấn điều tra kiến thức bản địa của ngƣời dân trong sử dụng cây thuốc và kết quả điều tra tại thực địa tiến hành tổng hợp theo các nội dung sau:

- Tên loài Việt Nam, tên loài khoa học;

- Mùa vụ thu hái; Đối tƣợng thu hái; Nơi thu hái;

- Bộphận sử dụng; Cách thu hái; khối lƣợng thu hái; Cách bảo quản; - Công dụng; Cách dùng; Hiệu quảchữa trị;

- Tình trạng khai thác, thu hái cây thuốc ngoài tự nhiên; - Tình hình gây trồng;

- Thu nhập và thị trƣờng tiêu thụ cây thuốc tại đại phƣơng; - Mong muốn, đề xuất của ngƣời dân địa phƣơng.

Từ danh lục cây thuốc, tra cứu các tài liệu khoa học chuyên ngành về cây thuốc của Việt Nam nhƣ: Từ điển cây thuốc Việt Nam, Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam và các nƣớc khác, để xác định công dụng làm thuốc của các loài trong danh lục. So sánh đánh giá kết quả này với các kiến thức bản địa của ngƣời dân trong sử dụng cây thuốc tại địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại xã cát thịnh, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)