Phương pháp điều tra thành phần loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại xã cát thịnh, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 25 - 31)

2.4.1.1. Kế tha

- Kế thừa có chọn lọc các kết quả các công trình nghiên cứu, bài báo, các thông tin có liên quan đến cây thuốc tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn;

- Kế thừa các tài liệu về khí tƣợng, thủy văn, địa hình, thổ nhƣỡng, bản đồ và các nội dung khác có liên quan tới vấn đề nghiên cứu của đề tài tại khu vực nghiên cứu.

2.4.1.2. Phng vn

Nghiên cứu lựa chọn các nhóm đối tƣợng sau đểphỏng vấn:

Khoảng 10-20 ngƣời am hiểu về thành phần loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu (dự kiến mỗi thôn khoảng 2 ngƣời).

Khoảng 10-20 ngƣời có kinh nghiệm trong khai thác cây thuốc tại khu vực nghiên cứu (dựkiến mỗi thôn khoảng 2 ngƣời).

Khoảng 10-20 ngƣời có kinh nghiệm trong chế biến sử dụng, gây trồng cây thuốc tại khu vực nghiên cứu (dự kiến mỗi thôn khoảng 2 ngƣời).

Khoảng 10 ngƣời tham gia các hoạt động mua bán, kinh doanh cây thuốc và các sản phẩm từ cây thuốc.

Khoảng 5 ngƣời là cán bộ chính quyền xã, cán bộ Kiểm lâm địa bàn, Khuyến nông viên cơ sở.

Một ngƣời có thể thuộc nhiều nhóm đối tƣợng phỏng vấn, cân đối tỷ lệ nam và nữ trong mỗi nhóm.

Mẫu biểu 01: ĐIỀU TRA KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC

Thời gian điều tra: ngày... tháng... năm... Ngƣời điều tra:... I. Sơ lƣợc về ngƣời cung cấp thông tin

Họ và tên:...Tuổi...Nam/nữ...Dân tộc... Địa chỉ:

Bản...Xã...Huyện...Tỉnh... Nghề nghiệp (chính/phụ):...Trình độ văn hóa:...Chuyên môn (nếu có)...

II. Những thông tin vềkiến thức bản địa của một cây thuốc

Tên địa phƣơng:...; Tên khoa học:……… Sốhiệu mẫu:...; Sốhiệuảnh chụp:………... Mùa vụ thu hái:...; Đối tƣợng thu hái:... Nơi thu hái:... Bộphận sử dụng:... Cách thu hái:... Khối lƣợng thu hái:... Tình trạng khai thác, thu hái cây thuốc ngoài tự nhiên:... Khả năng bắt gặp ngoài tự nhiên:……… Tình hình gây trồng:... Cách bảo quản:... Công dụng:... Cách dùng:... Liều lƣợng dùng trong một lần:...; Dành cho ngƣời lớn:...; Trẻ em:...; Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ:...; Ngƣời có bệnh mãn tính hoặc bệnh khác:... Thời gian điều trị:...; Kiêng kị trong thời gian dùng thuốc (nếu có):...

Hiệu quả chữa trị:... Giá bán cho riêng sản phẩm:………; giá bán theo thang:………. Thu nhập từ cây thuốc:... Thị trƣờng tiêu thụ cây thuốc:... Mong muốn, đề xuất của ngƣời đƣợc phỏng vấn:...

Bộ phận sử dụng: Nghiên cứu tạm thời chia các bộ phận sử dụng để làm thuốc của cây nhƣ sau: Bộ phận thân cây (T): Thân, cành, thân củ, thân rễ, thân hành; Bộ phận rễ cây (R): Rễ, rễ củ, củ; Bộphận lá cây (L): Lá (non, già, bánh tẻ); Bộ phân ngọn cây (Ng): Ngọn, chồi búp; Bộ phận vỏ cây (V): Vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ; Bộ phận hoa (H): Hoa và nụ hoa; Bộ phận quả (Q): Vỏ quả, quả xanh, quả chín; Bộ phận hạt (Ha): Hạt và vỏ hạt; Bộ phận nhựa cây (Nh): Nhựa cây, tinh dầu…; Cả cây (CC): Toàn cây.

Khu vực thu hái, gồm: Rừng già, Rừng đang phục hồi, Trảng cây bụi, Trảng cỏ, Vƣờn nhà, Nƣơng rẫy, Bờ ruộng, Ven đƣờng, Bãi hoang, Ven các bờ nƣớc…

Dạng sống của cây thuốc: Theo thang phân hạng của Raunkiaer, gồm: Cây chồi trên to (Mg); Cây chồi trên nhỡ (Me); Cây chồi trên nhỏ (Mi); Cây chồi trên lùn (Na); Cây bì sinh (Ep); Cây mọng nƣớc (Suc); Dây leo gỗ (Lp); Cây chồi sát đất (Ch); Cây chồi nửa ẩn (Hm); Cây chồi ẩn (Cr); Cây thủy sinh (Hy); Cây một năm (T).

2.4.1.3. Điều tra thực địa

a) Chuẩn bị: Các tài liệu có liên quan đã và đang nghiên cứu về nhóm tài nguyên cây thuốc; Các loại bảng biểu, sổ ghi chép để ghi lại những kết quả điều tra đƣợc; Các dụng cụ cần thiết nhƣ: Thƣớc dây, máy GPS, Máy ảnh, địa bàn....; Các tƣ trang cá nhân phục vụ cho quá trình điều tra ngoài thực địa. Chuẩn bị nhân sự hỗ trợ điều tra: Số ngƣời tham gia trực tiếp đi điều tra thực địa là 3 ngƣời (tác giả, 01 cán bộ Kiểm lâm và 01 cán bộ Khuyến nông viên

b) Điều tra sơ thám: Trƣớc khi quyết định các tuyến điều tra, dựa vào bản đồ, chúng tôi tiến hành khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu, đánh giá nhanh hiện trạng rừng, xác định các tuyến điều tra trên bản đồ và lập kếhoạch điều tra cụthể.

c) Điều tra theo tuyến điển hình: Dựa vào đặc điểm địa hình cụthể để xác định các tuyến điều tra và số lƣợng tuyến điều tra. Trong đó các tuyến điều tra phải đại diện cho các sinh cảnh hiện có trên địa bàn xã. Nghiên cứu điều tra trên 3 tuyến. Trên các tuyến chính mở thêm 1-2 tuyến phụ rồi tiến hành điều tra trong phạm vi 10m dọc hai bên tuyến:

Tuyến 1: Dài 10 km, đi qua địa phận các thôn: Hùng Thịnh, Ba Khe, Khe Kẹn, Ba Chum, Lâm Sinh, Văn Hoà;

Tuyến 2: Dài 7,6 km, đi qua địa phận các thôn: Làng Ca, Đồng Hẻo, Vực Tuần;

Tuyến 3: Dài 13,5 km, đi qua địa phận các thôn: Khe Đắc, Pín Pé, Đá Gân, Tăng Khờ, Làng Lao;

Trên các tuyến tiến hành điều tra, thu mẫu, thống kê các loài cây thuốc; ghi chép đặc điểm các tác động tự nhiên hay do con ngƣời tác động lên hệ thực vật, quan sát sự thay đổi của sinh cảnh trên tuyến. Kết quả điều tra trên tuyến đƣợc ghi theo biểu mẫu 02.

Mẫu biểu 02. ĐIỀU TRA CÂY THUỐC TRÊN TUYẾN

Tên tuyến:... Sốhiệu tuyến...Ngƣời điều tra... Tọa độ bắt đầu...Tọa độ kết thúc...Ngày điều tra... Địa điểm:………. TT Số hiệu mẫu Tên địa phƣơng Số cây, nhánh, chồi/bụi, khóm Chiều cao hoặc độ dài dây leo Chất lƣợng sinh trƣởng Số hiệu ảnh Sinh cảnh Tác động

(theo cấp)

1

...

Tất cả các thông tin khác có liên quan đến các loài cây thuốc khi bắt gặp chúng nhƣ: màu sắc, kích thƣớc, vị trí mọc, mật độ, sinh trƣởng... đều đƣợc ghi lại bên cạnh phiếu điều tra để phục vụ công tác nghiên cứu chi tiết. Ngoài ra, sử dụng máy ảnh để ghi lại những thông tin cần thiết.

+ Điều tra, thu mẫu cây thuốc: Mẫu các loài cây thuốc thu đƣợc tại khu vực nghiên cứu đều đƣợc làm tiêu bản, các nội dung ghi chép lý lịch mẫu theo mẫu biểu 03.

Mẫu biểu 03: PHIẾU ĐIỀU TRA LÝ LỊCH CÂY THUỐC THU MẪU

1. Sốhiệu mẫu:...; Tên địa phƣơng:... 2. Thời gian thu mẫu, ngày...tháng...năm... 3. Địa điểm: Thôn...xã...; Tọa độ... 4. Ngƣời thu mẫu :... 5. Đặc điểm sinh cảnh:... 6. Đặc điểm đặc trƣng của cây thu mẫu:... 7. Các thông tin khác:...

Các tiêu bản phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận, đặc biệt là cành, lá cùng với hoa, quả (đối với cây lớn) hay cả cây (đối với cây thân thảo nhỏ hay dƣơng xỉ), các cây lớn thu từ 3-5 mẫu trên cùng cây; các cây thảo nhỏ và các cây dƣơng xỉ thu từ 3-5 cây (mẫu) sống gần nhau. Các mẫu thu thập phải có tỷ lệ tƣơng đối phù hợp với kích thƣớc chuẩn của mẫu tiêu bản 41x29cm. Tuy nhiên trong điều tra, các mẫu tiêu bản thƣờng không đầy đủ các tiêu chuẩn trên. Trong trƣờng hợp này, chúng tôi tiến hành thu thập và làm mẫu tiêu bản nhỏ. Mẫu tiêu bản nhỏ là mẫu tiêu bản thực vật không đủ tiêu chuẩn phân loại

các đợt điều tra, kích thƣớc khoảng 20-30cm, nhƣng có những đặc điểm dễ nhận biết.

Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải đƣợc ghi chép hoặc chụp ảnh ngay tại hiện trƣờng. Các thông tin về thực vật cần có nhƣ: dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả.... Trong đó đặc biệt lƣu ý đến các thông tin không thể hiện đƣợc trên mẫu tiêu bản khô nhƣ màu sắc hoa, quả khi chín, màu của nhựa, dịch, mủ... nếu có thể nhận biết đƣợc.

Trong khi đi thực địa, các mẫu đƣợc cắt tỉa cho phù hợp sau đó kẹp vào giữa hai tờ báo và đƣợc ngâm trong dung dịch cồn 40-45º, sau đó đƣợc sấy khô tại phòng thí nghiệm.

2.4.1.4. X lý sliu

Phân tích mẫu dựa trên một số nguyên tắc: Phân tích từ tổng thể đến chi tiết, từ cái lớn đến cái nhỏ, phân tích phải đi đôi với ghi chép. Sau đó phân loại mẫu theo họ và chi.

Định tên cây: Sử dụng theo phƣơng pháp hình thái so sánh với sự hƣớng dẫn và giúp đỡ của các chuyên gia phân loại học. Những tài liệu chủ yếu dùng để giám định loài gồm có: Các tài liệu chuyên khảo về cây thuốc của Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Thực vật chí Việt Nam (11 tập), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập 1, 2, 3) …

Lập danh lục cây thuốc tại khu vƣc nghiên cứu, dựa trên các kết quả giám định các mẫu vật thu đƣợc của các đợt điều tra trên tuyến và phỏng vấn ngƣời dân. Tên loài Việt Nam và tên loài khoa học của các loài trong Danh lục cây thuốc căn cứ vào tài liệu: Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập 1, 2, 3) và trang web: IPNI, Theplantlist. Danh lục cây thuốc đƣợc lập theo mẫu biểu 04.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại xã cát thịnh, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)