Đa dạng về bộ phận sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại xã cát thịnh, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 48 - 52)

Trong quá trình tra cứu tài liệu và kết hợp điều tra phỏng vấn về các bộ phận sử dụng của các cây thuốc, tôi chia ra thành 10 nhóm chính mà ngƣời dân địa phƣơng hay sử dụng là: Cả cây; Chồi ngọn; Củ; Hạt; Hoa; Lá; Nhựa;

Quả; Rễ; Thân; Vỏ. Kết quả nghiên cứu đa dạng về bộ phận sử dụng của cây làm thuốc ở khu vực nghiên cứu đƣợc tổng hợpở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Đa dạng về bộphận sử dụng của cây thuốc

TT Bộ phận sử dụng Ký hiệu Số loài Tỷ lệ % 1 Lá LA 76 36,54 2 Rễ, Củ RE 66 31,73 3 Thân TH 45 21,63 4 Cả cây CC 42 20,19 5 Vỏ VO 24 11,54 6 Quả QU 21 10,10 7 Hạt HA 9 4,33 8 Chồi ngọn CN 5 2,40 9 Nhựa NH 3 1,44 10 Hoa HO 1 0,48

Thành phần loài theo các bộphận sử dụng nhƣ sau:

Lá: Toà sen; Chàm mèo; Cơm nếp; Nóng sổ; Thôi ba; Cà muối; Chuối chác dẻ; Hoa dẻ thơm; Thau ả mai; Đáng chân chim; Cứt lợn; Đơn buốt; Kim đầu đầu to; Rau tàu bay; Cỏ lào; Cúc tần; Cúc áo hoa vàng; Bánh lái; Vót; Sói đứng; Bứa; Bìm tán; Khổ qua rừng; Qua lâu trứng; Giao phƣơng; Dây hƣơng; Vông đỏ quả trơn; Cựa gà cuống ngắn; Nổ quả trắng; Lá nến; Bụp trắng; Ba soi; Diệp hạ châu đắng; Phèn đen; Sòi tía; Dây cam thảo; Cứt ngựa; Mán đỉa; Mán đỉa trâu; Chiêng chiếng; Vông nem; Trinh nữ; Vàng anh; Thành ngạnh; Cà lồ; Màng tang; Mua leo; Mua thƣờng; Trƣờng nát; Nam hoàng; Vả; Vú bò; Cơm nguội năm cạnh; Lá khôi; Đơn ấn độ; Nữ trinh; Ngấy trâu; Đum đảo moluccan; Thủ viên; An điền lông; Bƣớm bạc lông; Hồng bì rừng; Ba gạc; Mật sạ lá lông chim; Nhãn dê; Vải rừng; Sâng; Cà ngủ; La; Tai mèo; Dó; Nái lá nguyên; Tử châu lá dài; Chè dây; Ráy leo vân nam; Cỏ lá gừng.

Rễ: Toà sen; Ráng lá dừa thƣờng; Lông cu li; Ráng chân thỏ bò; Ráng tổ phƣợng; Cà muối; Ngũ gia bì leo; Oa nhi đằng; Kim đầu đầu to; Cúc bạc đầu nhỏ; Sói đứng; Khổ qua rừng; Giao phƣơng; Lá nến; Sòi tía; Chiêng chiếng; Cọ khẹt; Sắn dây rừng; Má đào lá hoa; Thành ngạnh; Bổ béo mềm; Bổ béo bốn nhị; Bời lời lá tròn; Ké hoa đào; Mua rừng nam bộ; Mua thƣờng; Sắc tử; Trƣờng nát; Nam hoàng; Trọng đũa tuyến; Vón vén; Đơn ấn độ; Rau sắng; Tiêu lá tim; Răng cá; Ngấy trâu; Thủ viên; Lấu; Găng ổi; Thiến thảo; Hồng bì rừng; Nhãn dê; La; Tu hú gỗ; Mò trắng; Thiên niên kiện; Hoàng tinh hoa trắng; Mía dò; Cói hoa xoè; Củ dại; Từ nhật bản; Phát lộc; Cồ nốc hoa đầu; Trúc kinh; Hƣơng bài; Lau; Tơ vĩ tre; Cỏ chít; Kim cang trung quốc; Thổ phục linh; Cậm cang lá bạc; Bách bộ; Râu hùm hoa tía; Sẹ tàu; Sa nhân dealbat; Gừng gió.

Thân: Dây gắm núi; Chàm mèo; Móng rồng hồng kông; Chuối chác dẻ; Hoa dẻ thơm; Thau ả mai; Dời dời; Rau má lá to; Rau má wilford; Ớt sừng lá to; Ớt sừng lá nhỏ; Lài trâu ít hoa; Ngũ gia bì leo; Cứt lợn; Đơn buốt; Cúc tần; Cúc áo hoa vàng; Cúc bạc đầu nhỏ; Vót; Nổ quả trắng; Diệp hạ châu đắng; Bằm bằm; Trinh nữ; Mua rừng nam bộ; Mua leo; Nam hoàng; Trọng đũa tuyến; Đơn ấn độ; Hoa ông lão nêpal; Mâm sôi; An điền lông; Bƣớm bạc nhẵn; Bƣớm bạc lông; Thiến thảo; Cà ngủ; Tai mèo; Dó; Tử châu lá dài; Chè dây; Vác sừng; Ráy leo vân nam; Đuôi phƣợng hồng kông; Tôm hùm; Đỗ nhƣợc lá to; Mía dò.

Toàn cây: Thông đất; Quyển bá hai dạng; Quyển bá rìa lông; Đơn châu chấu; Than; Song ly nhọn; Lƣỡng sắc lá nguyên; Rau khúc tẻ; Cúc lá cà; Thu hải đƣờng không cánh; Cơm cháy; Sói láng; Dây cam thảo chồi; Thóc lép dị quả; Thƣờng sơn; É trắng; Châu đảo; Sung bộng; Thiên lý hƣơng; Rau mƣơng đất; Sa môn quảng đông; Thồm lồm; Nghể răm; An điền tai; An điền vòng; Xà căn quảng đông; Trèn thon; Lữ đằng dạng nổ; Cam thảo nam; Lồng đèn; Sam đá ráp; Ngọc nữ hên; Đẻn ba lá; Hoa tím tràn lan; Vác nhật; Thạch

xƣơng bồ; Minh ty khiêm; Thài lài; Trai đỏ; Thài lài tía; Lan kim tuyến; Lan cánh thuyền.

Vỏ: Nóng nepan; Thôi ba; Đáng chân chim; Nhọ nồi; Vông đỏ quả trơn; Lá nến; Trẩu nhăn; Keo lông chim kerr; Dẻ gai ấn độ; Thành ngạnh; Cà lồ; Quế rừng; Màng tang; Hoàng nàn; Xoan ta; Trƣờng nát; Sung vè; Sung lá lệch; Cơm nguội bầu dục; Nhài năm gân; Dấu dầu lá nhẵn; Sâng; Ngát; Tu hú gỗ.Quả: Dây gắm núi; Nóng sổ; Bứa; Giao phƣơng; Cựa gà cuống ngắn; Xoan ta; Vả; Vú bò; Dâu rừng; Vón vén; Rè dai; Chua ngút lá thuôn; Tiêu lá tim; Găng ổi; Vải đóm; Cà dại hoa trắng; La; Sảng nhung; Mây balansa; Sa nhân dealbat; Sa nhân.

Hạt: Trẩu nhăn; Dây cam thảo; Bằm bằm; Bánh dày; Bời lời lá tròn; Mã tiền nách hoa; Nhãn dê; Vải rừng; Cau chuột ba vì.

Chồi ngọn:Rau khúc tẻ; Cỏ lào; Dây hƣơng; Vông nem; Vàng anh.

Nhựa: Lọng bàng; Bồ đề trắng; Nái lá nguyên; Hoa:Thủ viên

Qua bảng 4.8 cho thấy, lá là bộ phận đƣợc sử dụng làm thuốc nhiều nhất với 76 loài và chiếm 36,5%. Ngoài ra bộ phận Rễ, củ (66 loài chiếm 31,7%); Thân (45 loài chiếm 21,6%), Cả cây (42 loài, chiếm 20,2%); Vỏ (24 loài chiếm 11,5%); Quả (21 loài, chiếm 10,1) đƣợc sử dụng nhiều làm thuốc. Đây là bộ phận dễ thu hái sử dụng, tuy nhiên khi khác thác ít nhiều đều ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cây đặc biệt là khai thác rễ, thân, cả cây và vỏ. Việc sử dụng các bộphận nhƣ Thân, Vỏ, Củ, Rễ, Cả cây làm thuốc đã ảnh hƣởng không tốt đến sinh trƣởng của cây, có thể gây nên cạn kiệt hoặc tuyệt chủng cây thuốc tại địa phƣơng.

Việc nghiên cứu cách thức thu hái cây thuốc có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác bảo tồn. Trƣớc kia, khi lƣợng cây thuốc còn nhiều thì ngƣời dân thƣờng thu hái những bộ phận nào của cây có thể chữa bệnh tốt nhất. Nhƣng ngày nay do nguồn tài nguyên này đang ngày một cạn kiệt, nên ngƣời dân khi thu hái thƣờng khai thác cả cây. Tuy nhiên, không phải tất cả ngƣời dân ở đây đều không có ý thức bảo vệ. Trong quá trình phỏng vấn ngƣời dân, chúng tôi nhận thấy rằng: Những thầy lang có tiếng trong vùng là những

ngƣời có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc do nhiều đời truyền lại, kinh tế gia đình họ thu nhập chủ yếu từ nguồn cây thuốc thì thƣờng có ý thức bảo tồn cây thuốc hơn. Nhƣng ngƣợc lại, những thầy lang nhỏ và những ngƣời dân thu hái thuốc theo đơn đặt hàng thƣờng không có ý thức bảo vệ cây thuốc vì phần lớn họ là những ngƣời nghèo, khi thu hái họ thƣờng nhổ cả cây nhằm có khối lƣợng lớn nhất. Với cách khai thác này, nhiều loài cây thuốc mất cơ hội tái sinh do khai thác không đúng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng là rất cao. Qua kết quả thống kê danh lục cây thuốc ngƣời dân sử dụng cho thấy hơn 90% cây thuốc ngƣời dân thu hái từ tự nhiên.

Qua quá trình điều tra phỏng vấn ngƣời dân tại xã Cát Thịnh, chúng tôi nhận thấy dụng cụchế biến thuốc của các thầy lang ở địa phƣơng còn rất đơn giản, thƣờng chỉ dùng dao thái thuốc, sau đó đem băm rồi phơi khô hoặc sao tẩm. Cách bảo quảnở đây còn sơ sài nhƣ vậy nên tỷ lệ cây thuốc bị mốc hỏng là khá cao. Theo các thầy lang thì hầu hết các loài cây thuốc dù là lá, thân, rễ sau khi thu hái thƣờng đƣợc băm nhỏ, rồi tuỳ các loại bệnh khác nhau mà có những cách sao tẩm khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại xã cát thịnh, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)