Những tác động bất lợi đến tài nguyên cây thuốc tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại xã cát thịnh, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 62 - 64)

Khai thác lâm sn

Hiện nay phần lớn là đồng bào các dân tộc thiểu số của khu vực nghiên cứu có thói quen khai thác và sử dụng tài nguyên rừng. Thậm chí ở nhiều hộ gia đình các hoạt động này đem lại nguồn thu nhập chính. Các tác động của họ đến rừng bao gồm: Săn bắt động vật hoang dã; Khai thác trái phép gỗ; Thu hái lâm sản khác phục vụ cho đời sống nhƣ: vật liệu làm nhà, củi đun, măng tre, nấm, mật ong,… những hoạt động này tác động không tốt đến các hệ sinh thái tự nhiên của khu vực, làm cho nhiều loài cây thuốc quý của địa phƣơng bị mất đi do khai thác quá mức hoặc mất môi trƣờng sống.

Đốt nương làm rẫy

Do thiếu đất canh tác nên ngƣời dân vẫn thƣờng xuyên vào rừng của xã Cát Thịnh để phát nƣơng làm rẫy. Do đời sống vật chất còn thiếu thốn, trình

độ văn hóa thấp, cùng với việc duy trì những phong tục, tập quán cổ hủ, lạc hậu xƣa nên hiện tƣợng đốt nƣơng làm rẫy vẫn đang diễn ra rất phổ biến ở khu vực này.

Phƣơng thức canh tác lạc hậu không phân bón, độc canh của ngƣời dân bản địa làm cho đất chóng bị thoái hóa. Nhiều sinh cảnh bị mất đi do những hoạt động chặt gỗ, đốt rừng làm nƣơng rẫy, điều đó cũng kéo theo sự mất đi của các loài thực vật nói chung và một số loài cây thuốc nói riêng.

Chăn thả gia súc

Chăn thả gia súc tự do trong rừng nhƣ: Trâu, bò, lợn, dê...Gây ô nhiễm môi trƣờng và suy thoái rừng. Hầu hết các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu đều có một đàn gia súc, gia cầm. Chăn thả gia súc đang tạo ra nguồn thu nhập cho nhiều hộ gia đình trong xã Cát Thịnh. Nhƣng vấn đề dặt ra ở đây là việc chăn thả gia súc, gia cầm và việc các khu vực cho chăn thả chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ. Trâu, bò, lợn, dê đƣợc thả tự do trong những khu rừng tự nhiên.

Nhƣ vậy, các loài gia súc gia cầm đƣợc chăn thả tự do sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến việc hủy hoại sinh cảnh sống của các loài thực vật nói chung và các loài cây thuốc trong khu vực nói riêng.

Cháy rng

Cháy rừng thƣờng là một trong những nguy cơ lớn đe dọa đến nguồn tài nguyên sinh vật của xã Cát Thịnh. Tuy nhiên, ở xã Cát Thịnh tình trạng cháy rừng hàng năm vẫn xảy ra nhƣng không nghiêm trọng lắm, thƣờng cháy rừng trồng, diện tích nhỏ. Nguyên nhân là do ngƣời dân thiếu thận trọng khi đốt nƣơng rẫy.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Việc thay đổi mục đích sử dụng đất, biến các quần xã tự nhiên thành các vùng đất theo mong muốn của con ngƣời đã làm mất đi rất nhiều loài cây

phủ thực vật của những rừng này đơn điệu và hoàn toàn theo mục đích của con ngƣời, trái với các quy luật diễn thế bao đời của các loài thực vật bản địa. Những loài cây đƣợc con ngƣời trồng vào sẽ lấn át và dần dần tiêu diệt hết các loài cây bản địa trong đó có cây thuốc của khu vực. Ngoài ra còn có các hoạt động nhƣ làm đƣờng, đắp đập, xây dựng hạ tầng... đềuảnh hƣởng không tốt đến cây thuốc bản địa của địa phƣơng.

Do s phát trin ca y hc hiện đại

Đồng bào Ngƣời H’Mông xã Cát Thịnh có rất nhiều kinh nghiệm khai thác sử dụng thuốc nam, họ đã gìn giữ và lƣu truyền từ bao thế hệ đến nay. Tuy nhiên hiện nay do sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại, việc sử dụng thuốc Tây rất đơn giản, nhƣng lại đạt hiệu quả cao đã làm cho bà con ít quan tâm sử dụng thuốc nam, mặt khác cũng do thuốc nam càng ngày càng khó kiếm, nên nếu không đƣợc ghi chép, gìn giữ các kinh nghiệm này rất có thể bị mai một hoặc mất đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại xã cát thịnh, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)