Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 25)

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu đa dạng tài nguyên cây thuốc tại Khu BTTN Pù Luông

Trong thiên nhiên các loài thực vật nói chung hay các loài cây cho lâm sản ngoài gỗ nói riêng luôn có quan hệ qua lại với các nhân tố môi trƣờng đồng thời giữa chúng cũng có mối quan hệ thân thuộc với nhau ở mức độ nhất định đó là mối quan hệ tiến hóa. Mối quan hệ đó không những thể hiện qua sự tƣơng đồng về hình thái cấu tạo mà còn thể hiện qua sự giống nhau về nguồn gien hữu ích trong cơ thể chúng. Vì vậy các taxon cùng bậc thƣờng có giá trị sử dụng giống nhau. Lợi dụng đặc tính này ngƣời ta đã và đang đi tìm các loài cây đáp ứng yêu cầu nguyên liệu công nghiệp, y dƣợc, thực phẩm... đặc biệt là nguyên liệu thay thế các loài cây quen dùng nhƣng đã cạn kiệt.

Bƣớc đi trong phƣơng pháp này là: Nghiên cứu phân loại, đánh giá tính đa dạng thành phần loài thực vật làm thuốc, đƣa ra các biện pháp bảo tồn.

a) Chuẩn bị

- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đã và đang nghiên cứu về nhóm tài

nguyên cây thuốc.

- Chuẩn bị đầy đủ các loại bảng biểu, sổ ghi chép để ghi lại những kết

quả điều tra đƣợc.

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết nhƣ: Thƣớc dây, máy GPS, Máy ảnh,

địa bàn....

- Chuẩn bị các tƣ trang cá nhân phục vụ cho quá trình điều tra ngoài

b) Điều tra thu thập số liệu

- Kế thừa chọn lọc các số liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan tới

vấn đề nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng của khu vực nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã có, các báo cáo khoa học…

- Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp:

+ Điều tra sơ thám: Trƣớc khi quyết định các tuyến điều tra, dựa vào bản đồ, chúng tôi tiến hành khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu, đánh giá nhanh hiện trạng rừng, xác định các tuyến điều tra trên bản đồ và lập kế hoạch điều tra cụ thể.

+ Điều tra theo tuyến điển hình: trong khu vực điều tra, dựa vào đặc điểm địa hình cụ thể để xác định các tuyến điều tra và số lƣợng tuyến điều tra. Trong đó các tuyến điều tra phải đại diện cho các sinh cảnh của khu vực nghiên cứu. Cụ thể mỗi sinh cảnh đại diện thiết lập 3 tuyến điều tra, chiều dài tuyến 1 -1,5 km; trên các tuyến chính mở thêm 1-2 tuyến phụ rồi tiến hành điều tra trong phạm vi 10m dọc hai bên tuyến. Trên các tuyến tiến hành điều tra, thu mẫu, thống kê các loài cây thuốc; ghi chép đặc điểm các tác động tự nhiên hay do con ngƣời tác động lên hệ thực vật, quan sát sự thay đổi của sinh cảnh trên tuyến. Kết quả điều tra trên 09 tuyến điều tra đi qua các hệ sinh thái đặc trƣng (đƣợc ghi theo biểu mẫu 01).

Mẫu biểu 01. ĐIỀU TRA CÂY THUỐC TRÊN TUYẾN

Tên tuyến:... Số hiệu tuyến...Ngƣời điều tra... Tọa độ bắt đầu...Tọa độ kết thúc...Ngày điều tra...

TT Tên phổ thông Tên khoa học Số cây, nhánh, chồi/bụi, khóm

Chiều cao hoặc độ dài dây leo (theo

cấp)

Chất lƣợng sinh trƣởng

1 ...

Tất cả các thông tin khác có liên quan đến các loài cây thuốc khi bắt gặp chúng nhƣ: màu sắc, kích thƣớc, vị trí mọc, mật độ, sinh trƣởng...đều đƣợc ghi lại

bên cạnh phiếu điều tra để phục vụ công tác nghiên cứu chi tiết. Ngoài ra, sử dụng máy ảnh để ghi lại những thông tin cần thiết.

+ Điều tra, thu mẫu cây thuốc: Mẫu các loài cây thuốc thu đƣợc tại khu vực nghiên cứu đều đƣợc làm tiêu bản, các nội dung ghi chép lý lịch mẫu theo mẫu biểu 02.

Mẫu biểu 02: PHIẾU ĐIỀU TRA THU MẪU CÂY THUỐC

1. Số hiệu mẫu:...; Tên địa phƣơng: ... 2. Thời gian thu mẫu, ngày...tháng...năm... 3. Địa điểm: Thôn...xã...; Tọa độ... 4. Ngƣời thu mẫu :... 5. Đặc điểm sinh cảnh (thảm thực vật, đất đai, độ ẩm, độ cao...):... 6. Đặc điểm đặc trƣng của cây thu mẫu:... 7. Các thông tin khác: ... Các tiêu bản phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận, đặc biệt là cành, lá cùng với hoa, quả (đối với cây lớn) hay cả cây (đối với cây thân thảo nhỏ hay dƣơng xỉ), các cây lớn thu từ 3-5 mẫu trên cùng cây; các cây thảo nhỏ và các cây dƣơng xỉ thu từ 3-5 cây (mẫu) sống gần nhau. Các mẫu thu thập phải có tỷ lệ tƣơng đối phù hợp với kích thƣớc chuẩn của mẫu tiêu bản 41x29cm. Tuy nhiên trong điều tra, các mẫu tiêu bản thƣờng không đầy đủ các tiêu chuẩn trên. Trong trƣờng hợp này, chúng tôi tiến hành thu thập và làm mẫu tiêu bản nhỏ. Mẫu tiêu bản nhỏ là mẫu tiêu bản thực vật không đủ tiêu chuẩn phân loại với kích thƣớc nhỏ, thuận tiện cho việc mang theo để so sánh, đối chiếu trong các đợt điều tra, kích thƣớc khoảng 20-30cm, nhƣng có những đặc điểm dễ nhận biết.

Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải đƣợc ghi chép ngay tại hiện trƣờng. Các thông tin về thực vật cần có nhƣ: dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả.... Trong đó đặc biệt lƣu ý đến các thông tin không thể hiện

đƣợc trên mẫu tiêu bản khô nhƣ màu sắc hoa, quả khi chín, màu của nhựa, dịch, mủ... nếu có thể nhận biết đƣợc.

Trong khi đi thực địa, các mẫu đƣợc cắt tỉa cho phù hợp sau đó kẹp vào giữa hai tờ báo (kích thƣớc khoảng 45x30cm) và đƣợc ngâm trong dung dịch cồn 40-450, sau đó đƣợc sấy khô tại phòng thí nghiệm.

Mẫu tiêu bản thu thập trong quá trình điều tra đƣợc mang về và xử lý tại phòng Khoa học - Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông. Nội dung công việc gồm: Ép mẫu và sấy mẫu; Phân loại mẫu theo họ và chi.

Phân tích mẫu: Dựa trên một số nguyên tắc: Phân tích từ tổng thể đến chi tiết, từ cái lớn đến cái nhỏ, phân tích phải đi đôi với nghi chép.

Định tên cây: Sử dụng theo phƣơng pháp hình thái so sánh với sự hƣớng dẫn và giúp đỡ của các chuyên gia phân loại học. Những tài liệu chủ yếu dùng để giám định loài gồm có: Cây cỏ Việt Nam, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Thực vật chí Việt Nam (11 tập), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập 1, 2, 3) …

c) Sử lý nội nghiệp

Thành phần loài cây thuốc quý hiếm: Các loài cây thuốc quý hiếm nằm trong diện bảo tồn ở Việt Nam là những loài có tên trong các tài liệu: (1) Phụ lục IA và IIA trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Thủ tƣớng chính phủ (30/3/2006), v/v Quản lý thực vật rừng, động vật rừng, nguy cấp, quý, hiếm. (2) Sách Đỏ Việt Nam, phần II-Thực vật, 2007 và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, 2006. Danh lục loài cây thuốc quý hiếm đƣợc lập theo mẫu biểu 03.

Mẫu biểu 03. Thành phần loài cây thuốc quý hiếm tại Khu vực nghiên cứu TT Tên Việt Nam Tên khoa học Nghị định 32/2006/ NĐ-CP Sách Đỏ VN, 2007 Danh lục Đỏ CT. VN, 2006 Địa điểm phát hiện tại khu

vực nghiên cứu

Lập danh lục cây thuốc tại khu vƣc nghiên cứu, dựa trên các kết quả giám định các mẫu vật thu đƣợc của các đợt điều tra trên tuyến và phỏng vấn ngƣời dân. Tên phổ thông và tên khoa học của các loài trong Danh lục cây thuốc căn cứ vào tài liệu: Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập 1, 2, 3), và trang web: IPNI, Theplantlist. Danh lục cây thuốc đƣợc lập theo mẫu biểu 04.

Mẫu biểu 04. DANH LỤC CÂY THUỐC TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng sống Công dụng chữa bệnh Cơ sở thông tin

Đánh giá mức độ đa dạng về thành phần loài, phân bố, dạng sống, đặc tính sinh học ... của các loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu dựa trên danh lục cây thuốc và tổng hợp từ mẫu biểu 01 và 02 ở trên.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu hiện trạng sử dụng cây thuốc tại Khu BTTN Pù Luông.

Đối với nội dung nghiên cứu này chúng tôi sử dụng cách tiếp cận đánh giá thực vật dân tộc học... để nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại Khu BTTN Pù Luông.

Ở một địa phƣơng, một đất nƣớc thƣờng có nhiều dân tộc chung sống, mỗi dân tộc ở mỗi vùng đều có kinh nghiệm sử dụng, canh tác nhất định đối với các tài

nguyên thiên nhiên trong đó có lâm sản ngoài gỗ để phục vụ cuộc sống của họ. Điều tra tổng kết các kinh nghiệm trên của từng dân tộc ở từng địa phƣơng là xuất phát điểm chủ yếu của phƣơng pháp này. Bƣớc đi trong phƣơng pháp này thƣờng theo trình tự: Tìm hiểu, mô tả đối tƣợng nghiên cứu, phân tích giải thích vấn đề.

Để mô tả chính xác đối tƣợng nghiên cứu phải kết hợp tra cứu tài liệu với điều tra phỏng vấn và điều tra thực địa. Đối tƣợng phỏng vấn đƣợc lựa chọn là những ông lang, bà mế, những già làng trƣởng bản, những ngƣời thƣờng xuyên đi rừng có hiểu biết về cây thuốc cũng nhƣ khả năng chữa bệnh cho gia đình và cộng đồng. Khi tiến hành phỏng vấn cần phải có thái độ tốt để hoà mình vào cuộc sống của họ, tạo niềm tin để họ thấy rõ việc làm này mang lại lợi ích cho chính bản thân họ và cộng đồng. Để đảm bảo lấy đƣợc đầy đủ số liệu và đảm bảo tính khách quan chúng tôi lựa chọn 02 nhóm đối tƣợng chính: Ngƣời làm nghề lấy thuốc chuyên nghiệp và ngƣời làm nghề khác nhƣng đôi khi lấy thuốc khi cần. Trong mỗi nhóm đối tƣợng phỏng vấn: phỏng vấn tất cả những ngƣời làm nghề lấy thuốc sống trong khu vực, nhóm đối tƣợng còn lại chọn ngẫu nhiên 20 ngƣời để phỏng vấn.

a) Chuẩn bị

- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đã và đang nghiên cứu về nhóm tài

nguyên cây thuốc.

- Chuẩn bị đầy đủ các loại bảng biểu, sổ ghi chép để ghi lại những kết

quả điều tra đƣợc.

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết nhƣ: Máy ảnh, phƣơng tiện đi lại... - Chuẩn bị các tƣ trang cá nhân phục vụ cho quá trình điều tra ngoài thực địa.

b) Điều tra thu thập số liệu

Nội dung điều tra nghiên cứu hiện trạng sử dụng, bảo tồn và phát triển cây thuốc của ngƣời dân địa phƣơng đƣợc tiến hành theo mẫu biểu 05.

Mẫu biểu 05: ĐIỀU TRA KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC I. Sơ lƣợc về ngƣời cung cấp thông tin

Họ và tên:...Tuổi...Nam/nữ...Dân tộc... Địa chỉ: Bản...Xã...Huyện...Tỉnh... Nghề nghiệp (chính/phụ):...Trình độ văn hóa:...Chuyên môn (nếu có)...

II. Những thông tin về kiến thức bản địa của một cây thuốc

Tên địa phƣơng: ...; Số hiệu mẫu:... Nghĩa và ý nghĩa của tên gọi: ... Mùa vụ thu hái:...; Đối tƣợng thu hái: ... Nơi thu hái:... Bộ phận sử dụng: ... Cách thu hái:... Khối lƣợng thu hái:... Cách bảo quản: ... Công dụng:... Cách dùng:... Liều lƣợng dùng trong một lần:...; Dành cho ngƣời lớn:...; Trẻ em:...; Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ: ...; Ngƣời có bệnh mãn tính hoặc bệnh khác:... Thời gian điều trị:...; Kiêng kị trong thời gian dùng thuốc (nếu có): ... Hiệu quả chữa trị: ... Tình trạng khai thác, thu hái cây thuốc ngoài tự nhiên:... Tình hình gây trồng:... Thu nhập từ cây thuốc:...

Thị trƣờng tiêu thụ cây thuốc:... Mong muốn, đề xuất của ngƣời đƣợc phỏng vấn:... Thời gian điều tra: ngày... tháng... năm... Ngƣời điều tra:...

Tất cả các loài cây có trong kết quả phỏng vấn ngƣời dân đều đƣợc thu mẫu và giám định mẫu theo phƣơng pháp của nội dung 1 ở phần trên.

c) Sử lý nội nghiệp

Sau khi giám định mẫu, tổng hợp các thông tin từ kết quả phỏng vấn điều tra kiến thức bản địa của ngƣời dân trong sử dụng cây thuốc theo các nội dung sau:

- Tên phổ thông, tên khoa học, Tên địa phƣơng - Mùa vụ thu hái; Đối tƣợng thu hái; Nơi thu hái

- Bộ phận sử dụng; Cách thu hái; khối lƣợng thu hái; Cách bảo quản - Công dụng; Cách dùng; Hiệu quả chữa trị

- Tình trạng khai thác, thu hái cây thuốc ngoài tự nhiên; Tình hình gây trồng

- Thu nhập và thị trƣờng tiêu thụ cây thuốc tại đại phƣơng. - Mong muốn, đề xuất của ngƣời dân địa phƣơng

Từ danh lục cây thuốc, tra cứu các tài liệu khoa học chuyên ngành về cây thuốc nhƣ: Từ điển cây thuốc Việt Nam, Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam để xác định công dụng làm thuốc của các loài trong danh lục. So sánh đánh giá kết quả này với các kiến thức bản địa của ngƣời dân trong sử dụng cây thuốc tại địa phƣơng.

2.4.3. Phương pháp xây dựng đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển tài nguyên cây thuốc cho khu vực nghiên cứu

a) Căn cứ đề xuất giải pháp

- Kết quả điều tra nghiên cứu của đề tài: Hiện trạng tài nguyên cây thuốc, Các tác động đến cây thuốc, tình hình sử dụng cây thuốc, gây trồng, thị trƣờng;

- Quy định của Nhà nƣớc về quản lý tài nguyên thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng;

- Quy trình quy phạm của ngành lâm nghiệp trong lĩnh vực quản lý bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc.

b) Phương pháp đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên cây thuốc

Xác định đƣợc các nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc từ đó đề xuất nhóm giải pháp bảo tồn đi đôi với phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc ở Khu BTTN Pù Luông, huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hoá. Đề xuất các giải pháp quản lý cây thuốc theo các hƣớng sau: (1) Các nhóm giải pháp kỹ thuật: cho các taxon hiếm hoặc đơn loài; nhóm công dụng; theo vùng phân bố; theo đặc tính sinh học và sinh thái học; theo các tác động của con ngƣời; theo đề xuất của ngƣời dân địa phƣơng… (2) Các nhóm giải pháp về xã hội: Cơ chế, chính sách, thị trƣờng, tuyên truyền … nhằm quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu.

c) Phương pháp lựa chọn loài và xây dựng giải pháp phát triển các loài cây thuốc trọng điểm (có giá trị cao) cho khu vực nghiên cứu

Các loài đƣợc lựa chọn để phát triển tại khu vực nghiên cứu dựa trên các cơ sở sau: Kết quả nghiên cứu ở các phần trƣớc của đề tài; Tham khảo ý kiến các chuyên gia cùng chính quyền các cấp và đặc biệt là thảm khảo ý kiến của cán bộ kỹ thuật trong ban quản lý Khu bảo tồn, đề tài đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc có hiệu quả nhất; Căn cứ vào tình hình khai thác, sử dụng cây thuốc, đánh giá về điều kiện lập địa, khí hậu tại địa phƣơng để để lựa chọn loài cây thuốc có giá trị để phát triển cho khu vực nghiên cứu; Căn cứ vào đặc điểm sinh học của một số cây thuốc và nhu cầu thị trƣờng dƣợc liệu ở địa phƣơng cũng nhƣ ở Việt Nam hiện nay.

Đề xuất đƣợc ít nhất 02 loài để gây trồng và phát triển cho cộng đồng tại vùng đệm của Khu BTTN Pù Luông.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Khu BTTN Pù Luông (20021’–20034’ vĩ độ Bắc, 105002’–105020’ kinh độ Đông) thuộc hai huyện Quan Hoá và Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hoá. Pù Luông bao gồm các phần đất thuộc 5 xã huyện Quan Hoá: Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân, Phú Nghiêm và 4 xã huyện Bá Thƣớc: Thành Sơn, Thành Lâm, Cổ Lũng, Lũng Cao.

Phía Đông giáp huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình;

Phía Bắc giáp huyện Mai Châu, Tân Lạc; tỉnh Hoà Bình;

Phía Tây giáp với phần đất còn lại của các xã Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân;

Phía Nam giáp với phần đất còn lại của các xã Thành Lâm, Phú Nghiêm.

3.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình của Khu BTTN bao gồm 2 dãy núi chạy song song theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, đƣợc “ngăn cách” với nhau bởi một thung lũng ở giữa. Địa hình của KBT cao dốc, mức độ chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)