Giải pháp xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 91)

a)Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân

Từ khi Khu BTTN Pù Luông đƣợc thành lập, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, cùng với ngành Lâm nghiệp địa phƣơng, về cơ bản các nguồn tài nguyên rừng, trong đó có cây làm thuốc đã đƣợc quản lý bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, bởi nhiều nguyên nhân, nguồn cây thuốc ở đây, nhất là một số loài nằm trong diện bảo tồn vẫn bị khai thác lén lút. Dẫu biết rằng, từ bao đời nay, một số loại tài nguyên thực vật, bao gồm cả cây thuốc, đã góp phần cải thiện đời sống cho một bộ phận trong cộng đồng dân cƣ ở địa phƣơng. Song với

mục tiêu bảo tồn là để sử dụng đƣợc lâu bền, nên trong các giải pháp bảo tồn cần thiết phải có sự tham gia tích cực của ngƣời dân.

Với thực tế ở Khu BTTN Pù Luông hiện nay, trƣớc hết cần có những chƣơng trình mở rộng tuyên truyền, tổ chức các khóa tập huấn, nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân về:

- Mục đích, ý nghĩa của việc thiết lập Khu BTTN Pù Luông.

- Giải thích rõ cho nhân dân, tuyệt đối không khai thác cây thuốc trong vùng lõi Khu bảo tồn. Việc khai thác cây thuốc ở vùng đệm cũng phải tuân theo những quy định hiện hành của Nhà nƣớc, của ngành Lâm nghiệp và ngành Y tế.

- Hƣớng dẫn cho ngƣời dân nhận biết, để tham gia bảo vệ các loài cây thuốc nằm trong diện bảo tồn cấp Quốc gia, hiện có trong Khu bảo tồn. Vì lòng tự trọng của Quốc gia và Dân tộc, mọi ngƣời dân tuyệt đối không khai thác, thu thập giống các cây thuốc bảo tồn, bán cho tƣ thƣơng xuất khẩu lậu qua biên giới. Khai thác và xâm hại cây thuốc ở Khu bảo tồn là hành động vi phạm pháp luật Quốc gia.

Bảo vệ cây thuốc và các tài nguyên thực vật rừng khác ở Khu bảo tồn không chỉ là nhiệm vụ của ngành Kiểm lâm, mà còn là của mọi ngƣời dân. Các loài cây thuốc sẵn có ở đây đã gắn liền với vốn kiến thức bản địa, thậm chí đã trở thành nguồn sống của một bộ phận, trong cộng đồng dân cƣ tại địa phƣơng từ bao đời nay. Nếu các cây thuốc ở đây không đƣợc bảo vệ, bị mất đi, thì con cháu của chính Bà con mai sau cũng không còn những cây thuốc đó để sử dụng. Bảo vệ cây thuốc ở Khu bảo tồn hôm nay, còn mang ý nghĩa và trách nhiệm đạo đức đối với các thế hệ tƣơng lai.

b) Bổ túc thông tin, tăng cường công tác quản lý bảo vệ

* Đối tƣợng: Là tất cả cán bộ kiểm lâm ở Khu bảo tồn và mạng lƣới kiểm lâm cộng đồng tại các xã ở Khu bảo tồn.

* Các thông tin cần bổ túc gồm có:

- Giá trị của nguồn gen cây thuốc trong toàn bộ nguồn gen thực vật rừng ở Khu bảo tồn. Tính pháp lý và lý do đạo đức trong việc gìn giữ lâu dài nguồn tài nguyên này.

- Vấn đề bảo tồn đi đôi với khai thác hợp lý và phát triển để sử dụng nguồn cây thuốc ở Khu bảo tồn, theo hƣớng bền vững.

- Nhận biết các loài cây thuốc nằm trong diện bảo tồn cấp Quốc gia hiện có trong Khu bảo tồn, để quản lý bảo vệ đƣợc triệt để hơn.

- Cập nhật và giải thích một số văn bản mới có liên quan tới việc bảo tồn cây thuốc, nhƣ: (1) Trồng trọt và thu hái cây thuốc theo các tiêu chí GACP của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, 2003. (2) Thông tƣ số 14 /2009 /TT-BYT, của Bộ trƣởng Bộ Y tế, ngày 03 tháng 9 năm 2009, về việc thực hiện các tiêu chí GACP của WHO, 2003 và các văn bản khác (nếu có).

* Tăng cƣờng công tác quản lý bảo vệ của cán bộ Kiểm lâm:

- Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia vào công tác bảo vệ cây thuốc ngay tại cộng đồng.

- Tăng cƣờng tuần tra kiểm soát, bám sát địa bàn dân cƣ, kịp thời phát hiện và đƣa ra xử lý nghiêm khắc những ngƣời đặt hàng, thu mua trái phép cây thuốc, nhất là những loài nằm trong diện bảo tồn ở Khu bảo tồn.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

(1) Qua điều tra nghiên cứu đã phát hiện và ghi nhận đƣợc tại Khu BTTN Pù Luông tỉnh Thanh Hóa 587 loài cây thuốc mọc tự nhiên, thuộc 442 chi, 158 họ, của 5 ngành Thực vật bậc cao có mạch. Nguồn tài nguyên cây thuốc ở Khu bảo tồn là khá phong phú và đa dạng. Cây thuốc mọc tự nhiên giữ một vị trí quan trọng trong toàn bộ nguồn gen thực vật rừng ở đây.

(2) Trong tổng số 587 loài cây thuốc đã biết ở Khu bảo tồn, đã xác định có 48 loài và nhóm loài nằm trong danh sách các cây thuốc đang đƣợc quan tâm khai thác và sử dụng phổ biến ở nƣớc ta hiện nay. Từng loài và từng nhóm loài có ghi chú cụ thể nơi phát hiện, khu vực phân bố tập trung, thực trạng quần thể và ƣớc tính sơ bộ khả năng khai thác. Nghiên cứu cũng đã xác định đƣợc 13 loài hoặc nhóm loài có tiềm năng khai thác đƣợc ngay, ở vùng đệm.

(3) Đã xác định ở khu BTTN Pù Luông hiện có 33 loài cây thuốc quý, hiếm cần ƣu tiên bảo tồn. Trong đó, 14 loài có tên trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ; 22 loài trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 và 25 loài trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, 2006.

(4) Tại khu vực nghiên cứu có hơn 75% cây thuốc ngƣời dân thu hái từ rừng tự nhiên. Hầu hết các loài cây thuốc nằm trong diện bảo tồn đã từng bị khai thác kể từ trƣớc khi thành lập Khu bảo tồn. Nghiêm trọng nhất là tình trạng tìm kiếm một số loài trong họ Phong lan (Một lá, kim tuyến, Hoàng thảo, Thạch hộc, Sơn đậu) bán cho tƣ thƣơng xuất khẩu lậu sang Trung Quốc. Lá là bộ phận thƣờng xuyên đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thuốc nhất với 245 loài, chiếm 41,52%, thứ hai là rễ với 232 loài, chiếm 39,32%, thứ ba là cả cây có 126 loài, chiếm 21,35%.

(5) Cách chế biến thuốc của các thầy lang ở địa phƣơng còn rất đơn giản, thƣờng chỉ dùng dao thái thuốc, sau đó đem băm rồi phơi khô hoặc sao tẩm. Cách bảo quản ở đây còn sơ sài nhƣ vậy nên tỷ lệ cây thuốc bị mốc hỏng là khá cao.

(6) Để quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu cần xác định rõ đối tƣợng đƣợc phép khai thác theo đúng quy định của Nhà nƣớc và phù hợp với điều kiện của địa phƣơng. Xây dựng quy trình khai thác cây thuốc và hƣớng dẫn quy trình này đến ngƣời dân. Phát triển trồng cây thuốc ở vùng đệm nhƣ: Giảo cổ lam; Sa nhân tím; Lá khôi; Ba kích, Đảng sâm, Bảy lá một hoa...

(7) Những loài cây thuốc quý hiếm có giá trị kinh tế, khoa học cần có kế hoạch bảo tồn, phát triển cho nghiên cứu và sử dụng bền vững; Cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa với những loài cây thuốc quý hiếm đang bị khan hiếm, cạn kiệt.

(8) Cần có những biện pháp cấp bách nhằm nâng cao đời sống ngƣời dân, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên từ rừng tự nhiên cũng nhƣ phát triển nguồn cây thuốc cung cấp cho việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; Tiếp tục nghiên cứu đánh giá hiệu quả và giá trị của các bài thuốc mà đồng bào dân tộc trong khu vực nghiên cứu sử dụng.

Tồn tại

Do diện tích Khu bảo tồn rộng lớn, tính đa dạng cao của thực vật cũng nhƣ kinh nghiệm phong phú của đồng bào dân tộc các vùng khác nhau, mặt khác do thời gian và phạm vi điều tra hạn chế, nên chúng tôi tin chắc rằng vẫn còn nhiều loài thực vật làm thuốc chƣa đƣợc sử dụng hoặc đã đƣợc sử dụng mà chƣa đƣợc đề cập trong đề tài này.

Do thời gian nghiên cứu ngắn nên đề tài chƣa định hƣớng đƣợc cho ngƣời dân trồng và phát triển đƣợc một số loài cây thuốc có giá trị kinh tế cao theo hƣớng hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập cho cộng đồng.

Kiến nghị

Cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để đánh giá một cách toàn diện về thành phần cây thuốc cũng nhƣ kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào Thái, Mƣờng trong khu vực Khu BTTN Pù Luông.

Cần nghiên cứu chuyên sâu về thị trƣờng để đảm bảo đầu ra, bình ổn giá cả ổn định thu nhập, góp phần nâng cao đời sống cho cộng đồng.

Cần nghiên cứu nhân giống và phát triển một số loài cây thuốc có giá trị kinh tế cao. Đồng thời thƣờng xuyên tập huấn, tuyên truyền, hƣớng dẫn kỹ thuật cho cộng đồng về cách nhân giống, gây trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến đối với các loài cây thuốc là tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Averyanov L.V., Nguyễn Tiến Hiệp, Đỗ Tiến Đoàn, Neil Furey, Jacinto

Regarado và Phan Kế Lộc (2005), "Giá trị của Khu BTTN Pù Luông trong việc bảo tồn tính đa dạng thực vật", Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống; Nxb. KH & KT, Hà Nội.

2. Andrew Chevallier Fnimh (2006), Dược thảo toàn thư (sách dịch), NXB tổng hợp, Tp.Hồ Chí Minh.

3. Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông (2014), Các báo cáo về Khu bảo tồn, Thanh Hoá.

4. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) và nhiều đồng tác giả (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần II - Thực vật, Nxb. Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

5. Đỗ Huy Bích, Nguyễn Tập, Bùi Xuân Chƣơng, Mai Nghị (1978), Hướng dẫn Khoanh vùng bảo vệ tái sinh và Khai thác dược liệu, Nxb. Y học, Hà Nội.

6. Đỗ Huy Bích & Bùi Xuân Chƣơng (1980), Sổ tay cây thuốc Việt Nam; tái bản lần 1, Nxb. Y học, Hà Nội.

7. Đỗ Huy Bích & cộng sự (1993), Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chƣơng, Nguyễn Thƣợng

Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, tập 2. Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

9. Đỗ Huy Bích và một số đồng tác giả khác (2004) và (2013), Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb. KH & KT, Hà Nội; T.I & T.II (2004), T.III (2013).

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ y tế, Viện dƣợc liệu (2005), Nghiên cứu thuốc từ thảo dược - Giáo trình sau Đại học, Nxb. KH & KT, Hà Nội.

11. Bộ Y tế (1983), Dược liệu Việt Nam (Thuốc dân tộc), tập 2 in lần thứ nhất, Nxb Y học, Hà Nội.

12. Bộ Y tế (2005), Danh mục thuốc thiết yếu Y học cổ truyền, trong Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ 5 (theo Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT, ngày 01 tháng 7 năm 2005 của Bộ trƣởng Bộ Y tế)

13. Bộ Y tế (2009), Thông tư số 14/2009/TT-BYT (30/9/2009) của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn áp dụng các tiêu chí GACP - WHO, 2003, Hà Nội.

14. Bộ Y tế, Cục Dƣợc (2012), Danh sách các loại dược liệu và thuốc từ dược liệu của Việt Nam (Tài liệu cập nhật hàng năm, lƣu trữ nội bộ), Hà Nội.

15. Võ Văn Chi (2011 & 2012), Từ Điển Cây thuốc Việt Nam, Nxb. Y học, TP. Hồ Chí Minh.

16. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây có ích ở Việt Nam, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

17. Lê Trần Đức (1970), Thân thế và sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông, Nxb. Y học, Hà Nội.

18. Lê Trần Đức (1990), Lược sử thuốc Nam và dược học Tuệ tĩnh, Nxb. Y học, TP. Hồ Chí Minh.

19. Triệu Văn Hùng (chủ biên) và nhiều đồng Tác giả (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG pha II xuất bản.

20. Phạm Hoàng Hộ (1999, 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1, tập 2, tập 3. Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

21. Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Xuất bản lần thứ 9, Nxb. KH&KT, Hà Nội.

22. Đỗ Tất Lợi (2000), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb. Y học, Hà Nội.

23. Trần Đình Lý (1995), 1900 loài có ích. Nxb. Thế giới, Hà Nội.

24. Lã Đình Mỡi (Chủ biên) và cộng sự (2002, 2003), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập 1,2 Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Nguyễn Tập (2006), "Điều tra cây thuốc và nghiên cứu bảo tồn", Nhiều tác giả; Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, Nxb. KH&KT, Hà Nội.

26. Nguyễn Tập (2006), "Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam", Tạp chí Dược liệu, số 3 (11).

27. Nguyễn Tập (2007), Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, Đại sứ quán Vƣơng Quốc Hà Lan tại Hà Nội, IUCN, Bộ NN & PTNT, IUCN xuất bản.

28. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã (2001), Thực vật học dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông - Nghệ An,

Nxb Nông nghiệp.

29. Đậu Bá Thìn (2013), Nghiên cứu đa dạng thực vật bấc cao có mạch ở khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa, Luận án TS sinh học, Đại học Vinh, Nghệ An.

30. Tuệ Tĩnh (1996), Nam dược thần hiệu (bản dịch, tái bản lần thứ 4), Nxb Y học, Hà Nội

31. UBND tỉnh Thanh Hóa (1999), Quyết định số 495/QĐ-UBND, của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, 27/3/1999 v/v Thành lập khu BTTN Pù Luông tỉnh Thanh Hóa.

32. UBND tỉnh Thanh Hóa (2011), Quyết định số 994/QĐ-UBND, của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, 31/3/2011 v/v Phê duyệt công tác đánh giá thực trạng và xây dựng chương trình giám sát đối với một số loài động thực vật quý hiếm, nguy cấp tại khu BTTN Pù Luông tỉnh Thanh Hóa.

33. Văn phòng Chính phủ (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ, 31/3/2006 v/v Quản lý các loài Động-Thực vật hoang dã nguy cấp quí hiếm ở Việt Nam, Hà Nội.

34. Viện Dƣợc liệu (2013), Danh lục cây thuốc mọc tự nhiên đang được khai thác sử dụng phổ biến ở Việt Nam (tài liệu cập nhật hàng năm, lưu hành nội bộ), Hà Nội.

35. Viện Dƣợc liệu; Kết quả các đợt điều tra Dược liệu ở Việt Nam (1961 -

nay) và Danh lục cây thuốc Việt Nam (Tài liệu cập nhật hàng năm, lƣu hành nội bộ), Hà Nội.

36. Viện Điều tra Qui hoạch rừng (1998), Thảm thực vật rừng Khu BTTN Pù Luông tỉnh Thanh hóa (Báo cáo luận chứng xây dựng Khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa - Tài liệu lƣu trữ nội bộ), Thanh Hoá.

37. WHO (2003), Good agricultural and Collection Practices for Medicinal plants (GACP).

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống Công dụng chữa bệnh

1 Pararuelia flagelliformis (Roxb.) Bremek. et Nann. Cỏ sán T Bại liệt (Cả cây)

2 Phlogacanthus turgida (Fua ex Hook.) Lindl. Thường sơn tía B Sốt rét , phong thấp (Rễ) 3 Strobilanthes pteriformis Nees Chàm lá đỏ T Chữa chàm má trẻ em (Lá) 4 Thunbergia grandiflora (Roxb. Ex Rottl.) Roxb. Dây bông xanh L Rắn cắn (lá)

ACERACEAE

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống Công dụng chữa bệnh

5 Acer fabri Hance Thích thụ nghệ G Viêm họng , bệnh phổi (Lá)

ACORACEAE

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống Công dụng chữa bệnh

6 Acorus gramineus Aiton ex Soland Thạch xương bồ T Đau nhức xương khớp, đau người (Thân rễ); bại liệt (Cả cây)

ACTINIDIACEAE ST

T Tên khoa học Tên Việt Nam

Dạng

sống Công dụng chữa bệnh

7 Actinidia chinensis Planch. Dương đào B Trĩ , viêm họng (Lá, quả)

8 Saurauia trystyla DC. Cây nóng B Sưng tấy (Vỏ)

STT Tên khoa học Tên Việt nam Dạng sống

Công dụng chữa bệnh

9 Adiantum capillus-veneris L. Tóc vệ nữ T Ho, ho gà (Cả cây)

AGAVACEAE

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống Công dụng chữa bệnh

10 Agave americana L. Dứa bà T Ứ huyết do bị thương, sưng tấy (Lá)

ALANGIACEAE

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống Công dụng chữa bệnh

11 Alangium kurzii Craib Thôi chanh G Đau nhức , sưng tấy (Rễ), rắn cắn (Lá) 12 Alangium plataniforum Harms Bát giác phong G Thấp khớp, đau nhức bắp chân (Lá)

ALTINGIACEAE

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống Công dụng chữa bệnh

13 Liquidambar formosana Hance Sau sau G Tê thấp , cầm máu vết thương (Lá) , sát trùng (Nhựa)

AMARANTHACEAE

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống Công dụng chữa bệnh

14 Achysanthes aspera L. Cỏ xước T Thấp khớp (Rễ)

15 Achyranthes sp. Cỏ xước tía T Thấp khớp (Rễ)

16 Alternanthera sessilis (L.) DC. Rau dệu T Nhuận tràng , lợi sữa (Lá , ngọn non) 17 Amaranthus spinosus L. Rau giền gai T Lợi tiểu , mụn nhọt (Cả cây)

AMARYLLIDACEAE

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống Công dụng chữa bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)