Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 87 - 91)

a) Đối tượng được phép khai thác

Theo Quy chế quản lý các VQG và Khu BTTN, ngƣời dân địa phƣơng đƣợc phép khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ ở vùng đệm, trong đó có cây thuốc. Tuy nhiên, việc khai thác này phải đảm bảo tính bền vững.

Theo quy định của Nghị định 117/2010/NĐ-CP, những khu vực nằm trong diện tích của Khu bảo tồn, không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, đƣợc phép sử dụng bền vững tài nguyên rừng. Đối tƣợng là lâm sản ngoài gỗ thuộc nhóm thực vật không thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ. Một số loài cây thuốc có thể khai thác sử dụng bền vững tại các phân khu Phục hồi sinh thái hoặc Hành chính dịch vụ của Khu bảo tồn nhƣ: Dần toòng, Sa nhân và Đậu khấu. Những loài này ra hoa quả hàng năm, bộ phận dùng là quả già, nên việc thu hái ít ảnh hƣởng tới hiện trạng quần thể cũng nhƣ sự phát triển tự nhiên của chúng, hoặc cây Dần toòng sau khi thu hái phần ngọn, càng kích thích cây mọc nhiều chồi hơn, để thu hái lần sau. Tuy nhiên việc sử dụng bền vững các loài cây thuốc này cần phải lập kế hoạch và đƣợc các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt.

Tại cộng đồng dân cƣ ở một số VQG và khu BTTN đã thành lập tổ thu hái cây thuốc. Hàng năm, họ là ngƣời đề xuất danh sách các cây thuốc sẽ khai thác lên UBND xã và Hạt Kiểm lâm địa phƣơng để đƣợc cấp giấy phép khai thác. Thời gian tới, ở Khu BTTN Pù Luông cũng cần xây dựng trong nhân dân hình thức tổ chức này.

b) Xây dựng quy trình khai thác cây thuốc và hướng dẫn quy trình này đến người dân

Theo những quy định hiện hành, việc khai thác cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam, nhất là ở vùng đệm các VQG và khu BTTN phải đảm bảo tính bền vững cho nguồn tài nguyên. Để thực hiện đƣợc yêu cầu này, mỗi loài cây thuốc cần có Quy trình kỹ thuật khai thác sao cho đảm bảo khả năng tái sinh tự nhiên, đồng thời không gây ra biến động lớn đối với quần thể. Nội dung Quy trình khai thác bao gồm một số điểm đáng chú ý sau:

- Tên cây thuốc/kèm theo tên khoa học chính xác của loài. Loài cây thuốc này không nằm trong diện bảo tồn ở Việt Nam và của địa phƣơng (nếu có).

- Bộ phận dùng.

- Thời gian khai thác: Vào thời kỳ cây thuốc có chất lƣợng cao nhất, tránh mùa hoa quả (nếu có thể), đồng thời có lợi nhất cho khả năng tái sinh tự nhiên.

- Cách khai thác: Cách thu hái các bộ phận dùng của cây thuốc sao cho đảm bảo tái sinh tự nhiên và không làm ảnh hƣởng nhiều tới các cây cỏ khác xung quanh

- Khối lƣợng dự tính sẽ khai thác và tỷ lệ chừa lại cây gieo giống trong quần thể. Chú ý tỷ lệ cây đực/cái đƣợc chừa lại, phù hợp đối với cây thuốc có hoa khác gốc.

- Chu kỳ khai thác đảm bảo tính bền vững.

Qui trình khai thác cần biên soạn riêng đối với từng loài cây thuốc, in ấn thành tài liệu, phân phát cho ngƣời dân, đồng thời tổ chức tập huấn hƣớng dẫn cụ thể các Quy trình này cho những ngƣời đi khai thác.

Song song với Quy trình khai thác, còn có Quy trình chế biến dƣợc liệu tại chỗ đạt chất lƣợng cao. Hạn chế trong báo cáo này, chúng tôi không đi sâu về loại Quy trình thứ 2.

Toàn bộ các vấn đề đƣợc đề cập trên đây, trên thực tế đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí GACP - WHO, 2003 cũng nhƣ Thông tƣ số 14/2009/TT-BYT của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc áp dụng GACP của WHO ở nƣớc ta.

c)Phát triển trồng cây thuốc ở vùng đệm

Nguồn cây thuốc mọc tự nhiên dù có phong phú đến đâu, nếu cứ khai thác liên tục nhiều năm, không chú ý tới bảo vệ tái sinh thì sớm muộn cũng dẫn tới cạn kiệt, mất dần khả năng khai thác. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, con đƣờng duy nhất đúng là phải đƣa những cây thuốc thiết yếu đó vào trồng thêm.

Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu và quan sát thực địa lần này. Căn cứ vào đặc điểm sinh học của một số cây thuốc và nhu cầu thị trƣờng dƣợc liệu ở Việt Nam hiện nay.

Chúng tôi đề xuất đƣa một số cây thuốc vào trồng bổ sung tại Khu BTTN Pù Luông tỉnh Thanh Hóa, cụ thể nhƣ sau:

* Ở vùng đệm:

- Dần toòng: thôn Cổ Điếu, Khuyn (xã Cổ Lũng, h. Bá Thƣớc).

- Sa nhân tím (Amomum longiligulare): thôn Kịt, Thành Công, (xã Lũng Cao), thôn Pả Van (xã Thành Sơn, h. Bá Thƣớc).

- Lá khôi: thôn Pả Van (xã Thành Sơn, h. Bá Thƣớc); Bản Đuốm (xã Phú Lệ, h. Quan Hóa).

- Phục hồi mô hình trồng Ba kích: thôn Cao (xã Lũng Cao, h. Bá Thƣớc).

* Vùng lõi thuộc các thôn Son - Bá - Mƣời (xã Lũng Cao, h. Bá Thƣớc): Với độ cao trung bình 850 – 900 m, khí hậu quanh năm ẩm mát, đất đai ở các thung lũng còn tƣơng đối màu mỡ, thích hợp trồng một số cây thuốc có giá trị kinh tế cao. Trong những năm của thập kỷ 80 và 90 trƣớc kia, Trạm nghiên cứu Dƣợc liệu Thanh Hóa phối hợp với Viện Dƣợc liệu, bƣớc đầu đã thành công trong việc trồng thử nghiệm một số cây thuốc bắc nhập nội, nhƣ: Đƣơng quy, Bạch chỉ, Huyền sâm. Từ những cây Huyền sâm trồng, hạt giống phát tán, nay cây thuốc này đã trở nên hoang dại hóa ở Son - Bá - Mƣời.

Xuất phát từ thực tế trên, sắp tới khu vực Son - Bá - Mƣời, cần đƣợc khôi phục và quy hoạch thành vùng trồng cây thuốc nhập nội của tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra nơi đây cũng thích hợp trồng một số cây thuốc bản địa có giá trị kinh tế cao, nhƣ Đảng sâm, Sơn đậu và có thể cả cây Hà thủ ô đỏ…

Theo Qui định của ngành Y tế, các cây thuốc trồng ở Việt Nam nói chung và ở khu BTTN Pù Luông nói riêng, cần tiến hành theo kỹ thuật trồng

hữu cơ. Nghĩa là toàn bộ các Quy trình trồng, thu hoạch và chế biến dƣợc liệu sau thu hoạch phải đảm bảo các tiêu chuẩn Viet-Gap của ngành Nông nghiệp và GACP của Tổ chức Y tế Thế giới, đã đƣợc Bộ Y tế cụ thể hóa trong Thông tƣ số 14/2009/TT-BYT, 30/9/2009.

Tóm lại, khu BTTN Pù Luông tỉnh Thanh Hóa có điều kiện thuận lợi, để triển khai trồng thêm một số loài cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao. Cây thuốc trồng thƣờng mang lại giá trị thu nhập cao hơn từ 2 đến 4 lần so với các loại cây trồng khác, trên cùng mảnh đất. Phát triển trồng cây thuốc sẽ góp phần làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời dân. Nhờ đó cũng giảm bớt sự phụ thuộc của Bà con đối với tài nguyên rừng ở Khu bảo tồn.

Tất cả những hoạt động trên đây cần đƣợc xây dựng nhƣ là một chƣơng trình hành động. Mà trong đó mỗi nhóm giải pháp đƣợc coi nhƣ một lĩnh vực chuyên môn, bao gồm một số đề tài hay dự án cụ thể khác nhau. Việc xây dựng chƣơng trình hành động và triển khai thực hiện các đề tài / dự án này cần có sự phối hợp có chọn lọc với các nhà chuyên môn và các bên có liên quan.

Trên đây là một số giải pháp có thể là chƣa đầy đủ, song là những hệ quả đƣợc rút ra từ kết quả điều tra nghiên cứu trên thực địa, kết hợp với yêu cầu của công tác dƣợc liệu ở nƣớc ta hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)