Đa dạng taxon thựcvật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 42 - 47)

Qua điều tra và tổng hợp số liệu, chúng tôi đã ghi nhận đƣợc ở Khu BTTN Pù Luông có 587 loài cây thuốc, thuộc 442 chi, 158 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Danh lục cây thuốc Khu BTTN Pù Luông tỉnh Thanh Hóa đƣợc thể hiện ở Phụ lục 01. Do địa hình rộng, nhân lực và thời gian điều tra còn hạn chế nên với tổng số 587 loài cây thuốc đã ghi nhận đƣợc, chắc chắn chƣa phản ánh hết đƣợc tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu. Mặc dù kết quả điều tra trên là chƣa đầy đủ, song vẫn có thể khẳng định rằng, nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở Khu bảo tồn là khá phong phú và đa dạng. Sự phong phú và đa dạng này thể hiện ở thành phần loài; về các bậc taxon đã ghi nhận đƣợc cây thuốc (bảng 4.1); về dạng sống cũng nhƣ về sự phân bố của chúng rộng khắp ở Khu bảo tồn.

Bảng 4.1. Kết quả tổng hợp về đa dạng các taxon thực vật làm thuốc tại khu BTTN Pù Luông

STT Tên taxon Số họ Số chi Số loài

1 Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 2 3 4 2 Ngành Tháp bút (Equisetophyta) 1 1 1 3 Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 14 18 21 4 Ngành Thông (Pinophyta) 5 8 8 5 Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 136 413 553 Lớp Ngọc lan / lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida / Dicotyledon) 112 333 435 Lớp Hành / lớp Một lá mầm (Liliopsida / Monocotyledon) 24 80 118 Tổng số 158 442 587

Nhận xét: So với tổng số 1579 loài thực vật đã phát hiện tại Khu BTTN Pù Luông (theo kết quả điều tra của dự án “Điều tra, lập danh lục khu hệ động, thực vật rừng Khu BTTN Pù Luông” năm 2012-2013), số loài cây thuốc đã phát hiện trong nghiên cứu này chiếm tỷ lệ 37.17% tổng số loài thực vật tại khu vực. Đây là tỷ lệ khá cao, đã chứng minh Khu BTTN Pù Luông Thanh Hóa có nguồn tài nguyên cây thuốc khá phong phú.

Trong tổng số 587 loài cây thuốc kể trên, phần lớn các loài có nguồn gốc nhiệt đới. Nhiều loài trong số này có biên độ sinh thái rộng, nên có thể thấy ở rừng trên núi đất và cả rừng trên núi đá vôi: Cẩu tích (Dicksonia barometz), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Lá khôi (Ardisia gigantifolia), Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii), Ngũ gia bì chân chim (Schefflera heptaphylla), Đu đủ rừng (Trevesia palmate), Tổ phƣợng (Aglaomorpha coronans), Kim giao (Nageia wallichiana), một số loài thuộc chi Củ mài (Dioscorea spp.) và chi Câu đằng (Uncaria spp.) … Trong khi đó, một số loài cây thuốc chỉ thấy ở trong các quần hệ núi đá vôi, nhƣ: Một lá (Nervilia fordii), Ba gạc vân nam (Rauvolfia yunnanensis), Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum), Huyết giác (Dracaena cambodiana), Hoàng tinh cách (Disporopsis longifolia), Lan kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareous), Thổ sâm (Talinum patens), Thông pà cò (Pinus kwangtungensis), một số loài trong chi Bình vôi (S. sinica, S. dielsiana), chi Chân chim (S. leucantha, S. pes-avis) và chi Mã tiền (Strychnos spp.) … Ở độ cao từ 800 m trở lên ở Khu bảo tồn còn gặp nhiều cây thuốc có tính chất cận nhiệt đới hay ôn đới ấm, nhƣ Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus), Đảng sâm (Codonopsis javanica), Hồi núi (Illicium difengpi), Thích thụ nghệ (Acer fabric), Đỉnh tùng (Cephalotaxus manii), Thông nàng (Dcrycarpus imbricatus), Ba gạc vân nam, Thông pà cò…

Bên cạnh những dẫn liệu về tính chất và đặc điểm phân bố trên đây, còn nhiều loài cây thuốc khác, dạng cỏ dại, cây bụi và dây leo, nhƣ: Ngải cứu dại (Artemisia vulgaris var. indica), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis), Dạ cẩm (Hedyotis capitellata), Bách bộ (Stemona tuberosa), Chè vằng (Jasminum spp.) … Chúng mọc ở khắp nơi, có thể ngay trên các bãi hoang, bờ bụi quanh làng ra đồng ruộng, đồi và nƣơng rẫy.

Đa dạng bậc Ngànhcủa tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu

Số cây thuốc thuộc nhóm thực vật bậc cao có mạch là 587 loài, bao gồm 442 chi, 158 họ của 5 ngành thực vật. Nhƣ vậy, cây thuốc có đại diện trong hầu nhƣ tất cả các ngành thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam. Trong đó có nhiều loài nhất là ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta): 553 loài (≈ 93,73 % so với tổng số loài cây thuốc đã biết), 413 chi, 136 họ; sau đó đến ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta): 21 loài (≈ 3,56 % so với tổng số loài cây thuốc đã biết), 18 chi, 14 họ; ngành Thông (Pinophyta) đứng thứ 3 với 8 loài, 8 chi và 5 họ; ngành Thông đất (Lycopodiophyta): 4 loài 3 chi, 2 họ. Ngành cỏ Tháp bút (Equisetophyta) chỉ có 1 loài cây thuốc/ngành.

Trong 553 loài cây thuốc trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) đã ghi nhận tại Khu bảo tồn, cây thuốc thuộc lớp Ngọc lan/lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida/Dicotyledon) có 435 loài (≈ 73,73 % so với tổng số loài cây thuốc đã biết), 413 chi, 112 họ; lớp Hành/lớp Một lá mầm (Liliopsida / Monocotyledon) có 118 loài (≈ 20,00 % so với tổng số loài cây thuốc đã biết), 80 chi và 24 họ. Cây thuốc là thực vật Hai lá mầm ở Khu bảo tồn có số lƣợng loài nhiều hơn ở lớp thực vật Một lá mầm, cũng nhƣ đối với tất cả các Ngành có các loài làm thuốc kể trên.

Đa dạng bậc Họ của tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu

Nhƣ trên đã đề cập, tổng số 587 loài cây thuốc đã ghi nhận đƣợc thuộc 158 họ, trong đó có 16 họ có từ 10 đến 32 loài, cụ thể ở bảng 4.2:

Bảng 4.2. Các họ thực vật có nhiều cây thuốc STT Họ thực vật Số chi Số loài STT Họ thực vật Số chi Số loài 1 Asteraceae 25 32 9 Rutaceae 9 13 2 Euphorbiaceae 18 26 10 Verbenaceae 8 13 3 Fabaceae 16 21 11 Menispermaceae 8 11 4 Rubiaceae 14 21 12 Araliaceae 6 11 5 Poaceae 19 20 13 Apocynaceae 10 10 6 Orchidaceae 14 20 14 Lauraceae 8 10 7 Araceae 9 14 15 Zingiberaceae 6 10 8 Moraceae 6 14 16 Solanaceae 3 10 Nhận xét: (1) Trong số các họ thực vật trong bảng 4.2, đáng chú ý nhất ở một số họ có các cây thuốc vừa có giá trị khai thác sử dụng lại vừa có giá trị về mặt bảo tồn, nhƣ: họ Cúc (Asteraceae) có cây Hy thiêm (Siegesbeckia orienttalis), Ngải cứu dại (Artemisia vulgaris var. indica), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides) … là những cây thuốc phân bố khá phổ biến và có khả năng khai thác lớn ngay ở vùng đệm. Trong số 10 loài đã biết thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) có 4 loài thuộc chi Sa nhân (Amomum) 2 loài và Đậu khấu (Alpinia) 2 loài) có nhiều ở Khu bảo tồn, cho khai thác hàng năm để xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, còn có họ Phong lan (Orchidaceae) có 5-6 loài/20 loài đã biết nằm trong diện bảo tồn. Đó là 2 loài lan Kim tuyến (Anoectochilus roxburghii và A. calcareous); 2-4 loài thuộc chi Hoàng thảo / Thạch hộc (Dendrobium) và 1 loài lan Một lá (Nervilia fordii). Hoặc ở họ Tiết dê (Menispermaceae) có các loài Bình vôi (Stephania spp.), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Dây đau xƣơng (Tinospora sinensis) … đều là những cây thuốc có nhu cầu sử dụng cao và có giá trị bảo tồn …

(2) Số còn lại 143 họ, mỗi họ mới chỉ ghi nhận đƣợc từ 1 đến 9 loài cây thuốc. Trong số này, một số họ mặc dù chỉ có vài loài, nhƣng lại là những cây thuốc rất đáng chú ý. Ví dụ họ Cẩu tích (Dicksoniaceae): 1 loài là Cẩu tích (Dicksonia barometz); họ Bách bộ (Stemonaceae): 1 loài là cây Bách bộ (Stemona tuberosa); họ Hoàng liên gai (Berberidaceae): 1 loài Bát giác liên (Podophyllum tonkinense); họ Hoa chuông (Campanulaceae): 2 loài, trong đó có loài Đảng sâm (Codonopsis javanica); họ Bầu bí (Cucurbitaceae): trong số 6 loài đã biết đáng chú ý nhất là loài Dần toòng / Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) … Đây là những cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao ở Khu bảo tồn.

Ở bậc Chi của tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu

Tại khu vực nghiên cứu, các chi đã ghi nhận có nhiều cây thuốc bao gồm: Chi Ficus (Moraceae) 8 loài; chi Solanum (Solanaceae) 8 loài; chi Ardisia

(Myrsinaceae) 6 loài; chi Dioscorea (Dioscoreaceae) 5 loài. Các chi Schefflera

(Araliaceae), chi Aristolochia (Aristolochiaceae), Ophiopogon

(Convallariaceae), Phyllanthus (Euphorbiaceae), Dendrobium (Orchidaceae),

Polygonum (Polygonaceae), Rubus (Rosaceae) và chi Clerodendrum

(Verbenaceae) đều có 4 loài/chi. Một vài họ chỉ có 1 chi ở Việt Nam, nhƣng các loài đã biết ở Khu bảo tồn đều có ý nghĩa về mặt đa dạng sinh học và giá trị sử dụng, nhƣ: họ Taccaceae chỉ có 1 chi Tacca với 2 loài là Râu hùm (Tacca chantrieri) và Hồi đầu thảo (T. plantaginea); họ Costaceae chỉ có 1 chi Costus

với 2 loài Mía dò (Costus speciosus) và Mía dò hoa gốc (C. tonkinensis), hay họ Dioscoreaceae chỉ có 1 chi Dioscorea gồm 5 loài cây thuốc.

Bên cạnh đó, một số chi chỉ có 2-3 loài nhƣng đều là những cây thuốc có khả năng khai thác và có giá trị bảo tồn cao: Chi Gynostemma (Cucurbitaceae) có 3 loài đều có công dụng làm thuốc nhƣ Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum, G. laxum, G. pubescens), chi Aristolochia (Aristolochiaceae) có 4 loài đều đƣợc dùng làm thuốc với tên là “Phòng kỷ” …

Trong nguồn cây thuốc ở Khu BTTN Pù Luông còn nhiều chi, họ cây thuốc đơn loài. Đây cũng là những đối tƣợng cần đƣợc ƣu tiên bảo vệ, nếu nhƣ khu vực mất các loài này sẽ làm suy giảm tính đa dạng của các bậc taxon cây thuốc bậc cao hơn. Các họ, chi đơn loài đã đƣợc ghi nhận đầy đủ trong Phụ lục 01 của báo cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)