Tình hình khai thác cây thuốc trong khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 66 - 68)

Với một nền y học dân gian khá phát triển, mỗi dân tộc lại có các kinh nghiệm chữa bệnh khác nhau. Các bài thuốc, cây thuốc, các phƣơng pháp chữa bệnh của các ông lang, bà mế đƣợc áp dụng trong chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đặc biệt ở các khu vực vùng sâu, vùng xa. Trong những năm qua, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh của ngƣời dân vùng đệm đã đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho ngƣời dân không chỉ trong vùng mà còn các vùng khác. Những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của ngƣời dân vùng đệm Khu BTTN Pù Luông là rất phong phú và đa dạng bởi ở đó là một cộng đồng gồm bảy dân tộc khác nhau, với các tri thức sử dụng khác nhau. Đặc biệt hơn cả là tri thức sử dụng cây thuốc của ngƣời Thái và ngƣời Mƣờng.

Trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy mặc dù hệ thống các cơ sở y học đã phát triển khắp nơi trên địa bàn vùng đệm nhƣ bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá... nhằm vào công tác phòng và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Nhƣng ở các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, y học cổ truyền vẫn có ý nghĩa quan trọng bởi chữa bệnh bằng thuốc nam là một phong tục tập quán lâu đời; thuốc nam không mất nhiều tiền mà lại chữa đƣợc nhiều bệnh thông thƣờng; cách chế biến và sử dụng lại đơn giản.

Việc nghiên cứu cách thức thu hái cây thuốc có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác bảo tồn. Trƣớc kia, khi lƣợng cây thuốc còn nhiều thì ngƣời dân thƣờng thu hái những bộ phận nào của cây có thể chữa bệnh tốt nhất. Nhƣng ngày nay do nguồn tài nguyên này đang ngày một cạn kiệt, nên ngƣời dân khi thu hái thƣờng khai thác cả cây. Tuy nhiên, không phải tất cả ngƣời dân ở đây đều không có ý thức bảo vệ. Trong quá trình phỏng vấn ngƣời dân, chúng tôi nhận thấy rằng: Những thầy lang có tiếng trong vùng là những ngƣời có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc do nhiều đời truyền lại, kinh tế gia đình họ thu nhập chủ yếu từ nguồn cây thuốc thì thƣờng có ý thức bảo tồn cây thuốc hơn. Nhƣng ngƣợc lại, những thầy lang nhỏ và những ngƣời dân thu hái thuốc theo đơn đặt hàng thƣờng không có ý thức bảo vệ cây thuốc vì phần lớn họ là những ngƣời nghèo, khi thu hái họ thƣờng nhổ cả cây nhằm có khối lƣợng lớn nhất. Với cách khai thác này, nhiều loài cây thuốc mất cơ hội tái sinh do khai thác không đúng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng là rất cao. Qua kết quả thống kê danh lục cây thuốc ngƣời dân vùng đệm sử dụng cho thấy hơn 75% cây thuốc ngƣời dân thu hái từ rừng tự nhiên.

* Một số ghi nhận về hiện trạng khai thác sử dụng:

- 10 loài đã hoặc thỉnh thoảng vẫn đƣợc tƣ thƣơng lén lút đặt hàng cho ngƣời dân khai thác, để bán sang Trung Quốc: Bảy lá một hoa, Bình vôi, Củ dòm, Hoàng đằng, Lan một lá, Lan kim tuyến (2 loài), Lan Thạch hộc và Hoàng thảo, Sơn đậu.

- 8 loài đã từng hoặc thỉnh thoảng vẫn khai thác để sử dụng tại chỗ và đem bán ở chợ địa phƣơng: Dần toòng/Giảo cổ lam, Đảng sâm, Hoàng đằng, Hoàng tinh cách, Lá khôi, Ngũ gia bì gai, Tắc kè đá, Thiên tuế (trồng làm cảnh).

- 8 loài theo nhân dân địa phƣơng, chƣa hề bị khai thác: Ba gạc vân nam, Bát giác liên, Củ gió đất cúc phƣơng, Hồi đá vôi, Nần nghệ, Phòng kỷ (các loài), Thổ sâm, Thƣ diệp tim.

- Một số loài trƣớc đây có thể đã bị khai thác lấy gỗ: Kim giao, Đỉnh tùng, Thông nàng, Thông tre lá dài, Thông pà cò, Thông đỏ lá ngắn, Vù hƣơng.

Nhƣ vậy, hầu hết các loài cây thuốc nằm trong diện bảo tồn đã từng bị khai thác kể từ trƣớc khi thành lập Khu bảo tồn. Nghiêm trọng nhất là tình trạng tìm kiếm một số loài trong họ Phong lan (Một lá, kim tuyến, Hoàng thảo, Thạch hộc, Sơn đậu) bán cho tƣ thƣơng xuất khẩu lậu sang Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)