Việc nghiên cứu về bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh cao của các bộ phận khác nhau mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn. Qua việc nghiên cứu về các bộ phận làm thuốc có thể phần nào đánh giá đƣợc tính bền vững trong thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Trong các cây thuốc có nhiều bộ phận dùng làm thuốc nhƣ: lá, thân, rễ… Có loài cây chỉ sử dụng đƣợc một bộ phận, có loài nhiều hơn, thậm chí có loài còn sử dụng đƣợc cả cây. Nhƣng trong thực tế, việc sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc của ngƣời dân vùng đệm Khu BTTN Pù Luông là rất đa dạng và phong phú. Việc thống kê cụ thể các bộ phận đƣợc sử dụng làm thuốc là rất khó khăn do mỗi gia đình có những cách thức sử dụng các bộ phận của cây là khác nhau. Mặt khác, chúng tôi nhận thấy do một số loài đã trở nên khó tìm nên ngƣời dân thƣờng sử dụng cả cây để làm thuốc, nhất là đối với các cây dạng cỏ.
Ở đây, chúng tôi tạm thời chia các bộ phận sử dụng để làm thuốc của cây nhƣ sau:
Bộ phận thân cây (T): Thân, cành, thân củ, thân rễ, thân hành Bộ phận rễ cây (R): Rễ, rễ củ, củ
Bộ phận lá cây (L): Lá, chồi búp
Bộ phận vỏ cây (V): Vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ Bộ phận hoa (H): Hoa và nụ hoa
Bộ phận quả (Q): Vỏ quả, quả xanh, quả chín Bộ phận hạt (Ha): Hạt và nội nhũ
Bộ phận nhựa cây (N): Nhựa cây, tinh dầu Cả cây (CC): Toàn cây
Qua phỏng vấn các thầy lang, bà mế tại các cơ sở khám chữa bệnh bằng cây thuốc tự nhiên cho cộng đồng chúng tôi đã tổng hợp và thu đƣợc kết quả điều tra thể hiện qua bảng 4.4.
Bảng 4.4. Sự đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc
STT Bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ % (so với 587 loài đã đƣợc phát hiện)
1 Thân (T) 143 24,24 2 Rễ (R) 232 39,32 3 Lá (L) 245 41,52 4 Vỏ (V) 92 15,6 5 Hoa (H) 38 6,44 6 Quả (Q) 87 14,74 7 Hạt (Ha) 55 9,3 8 Nhựa (N) 39 6,6 9 Cả cây (CC) 126 21,35
Qua bảng 4.4 cho thấy, lá là bộ phận thƣờng xuyên đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thuốc nhất với 245 loài, chiếm 41,52%, thứ hai là rễ với 232 loài, chiếm 39,32%, thứ ba là cả cây có 126 loài, chiếm 21,35%.
Việc sử dụng rễ, cả cây của nhiều loài để làm thuốc đã dẫn đến nguy cơ suy giảm của một số loài. Do vậy, đối với những loài ngƣời dân sử dụng cả cây hay rễ, củ thì cần phải tìm ra những biện pháp bảo tồn nhằm làm giảm nguy cơ biến mất của các loài này.
Qua quá trình điều tra phỏng vấn ngƣời dân vùng đệm Khu BTTN Pù Luông, chúng tôi nhận thấy dụng cụ chế biến thuốc của các thầy lang ở địa phƣơng còn rất đơn giản, thƣờng chỉ dùng dao thái thuốc, sau đó đem băm rồi phơi khô hoặc sao tẩm. Cách bảo quản ở đây còn sơ sài nhƣ vậy nên tỷ lệ cây thuốc bị mốc hỏng là khá cao. Theo các thầy lang thì hầu hết các loài cây thuốc dù là lá, thân, rễ sau khi thu hái thƣờng đƣợc băm nhỏ, rồi tuỳ các loại bệnh khác nhau mà có những cách sao tẩm khác nhau.