Một số loài và nhóm loài cây thuốc có tiềm năng tại khu vực nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 85 - 87)

cứu

Kết quả điều tra nghiên cứu bƣớc đầu xác định có 13 loài và nhóm loài có tần xuất bắt gặp cao trên các tuyến điều tra. Phần lớn các loài này phân bố ở vùng đệm, một số loài mọc tƣơng đối tập trung, có khả năng khai thác đƣợc ngay. Trong cột 4 và 5 của bảng 4.5 ở trên đã ghi nhận tƣơng đối đầy đủ về địa điểm đã gặp và mức độ phân bố ở Khu bảo tồn, cùng với sự ƣớc tính khả năng khai thác. Một số thông tin sau đây sẽ cụ thể hơn về tiềm năng của 13 loài và nhóm loài cây thuốc này.

(1) Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.): Bộ phận dùng là rễ củ, sản xuất thuốc ho. Nhu cầu trong nƣớc lớn và xuất khẩu. Thƣờng mọc rải rác ở ven rừng, rừng thứ sinh và bờ nƣơng rẫy.

(2) Cẩu tích (Dicksonia barometz J.Sm): Bộ phận dùng thân rễ, dùng nhiều trong Y học cổ truyền trong nƣớc và xuất khẩu. Thƣờng mọc tập trung thành đám lớn ở ven rừng, rừng thứ sinh, ven bờ suối, chủ yếu ở vùng đệm; gần nhƣ chƣa đƣợc khai thác, nhƣng cũng bị xâm hại do phá rừng cũ để trồng rừng mới (Eo Điếu xã Cổ Lũng).

(3) Chân chim (Schefflera heptaphylla (L.) Frodin): Bộ phận dùng là vỏ thân, nhu cầu còn hạn chế. Cây mọc rải rác ở vùng đệm. Một số loài (Sch.

leucantha Sch. pes-avis) cũng đƣợc dùng tƣơng tự.

(4) Cỏ cứt lợn (Ageratum conizoides L.): Bộ phận dùng cả cây bỏ rễ, sản xuất thuốc chữa viêm xoang. Cây mọc ở khắp nơi, nhất là vùng nƣơng rẫy, bãi hoang ở vùng đệm; có khả năng khai thác lớn.

(5) Dạ cẩm (Hedyotis capitellata Wall. ex G.Don var. mollis Pierre ex Pitard.): Bộ phận dùng là phần cành mang lá, sản xuất thuốc chữa đau dạ dày, thƣờng mọc ở vùng nƣơng rẫy, ven rừng và đồi cây bụị, chủ yếu ở vùng đệm. Nhu cầu hiện tại còn hạn chế.

(6) Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.): Bộ phận dùng rễ củ, đƣợc chế biến làm thuốc bổ; thƣờng mọc ở đồi và vùng nƣơng rẫy thuộc vùng đệm. Nhu cầu hiện tại còn hạn chế.

(7) Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis L.): Bộ phận dùng là cành lá, cùng với một vài dƣợc liệu khác để sản xuất thuốc cao Hy đan - Bà Giằng (Thanh Hóa) chữa thấp khớp. Cây mọc tƣơng đối tập trung ở những bãi hoang quanh làng bản, nƣơng rẫy; chƣa bị khai thác và có khả năng cung cấp một khối lƣợng lớn dƣợc liệu Hy thiêm cho các Doanh nghiệp sản xuất thuốc Hy đan tại địa phƣơng.

(8) Khúc khắc /kim cang (Heterosmilax gaudichaudii (Kunth.) Maxim) và một vài loài khác thuộc chi Smilax: Bộ phận dùng là củ, thƣờng mọc rải rác ở ven rừng, đồi cây bụi ở vùng đệm, cây ở đây chƣa bị khai thác.

(9) Ngải cứu dại (Artemisia vulgaris var. indica): Bộ phận dùng là toàn bộ phần cành mang lá thu hái hàng năm, thƣờng mọc tập trung ở ven đƣờng, trên các bãi hoang, gặp nhiều nhất ở khu vực Son Bá mƣời, ở đây có thể lập điểm thu mua và nấu cao tại chỗ.

(10) Sa nhân gồm 2 loài Amomum villosum Lour và Amomum xanthioides Wall. ex Baker: Bộ phân dùng là khối hạt hay cả quả khô thu hái ở quả già hàng năm, đƣợc sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền và xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. Cây phân bố chủ yếu ở vùng đệm và một số nơi ở cả vùng lõi.

(11) Đậu khấu gồm 2 loài Alpinia latlabris Ridl. Và A. menghaiensis

S.Q. Tong et Y.M. Xia: Bộ phận dùng là khối hạt khô thu hái từ quả già hàng năm, đƣợc sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền và xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. Cây thƣờng mọc tập trung ở những nơi đất ẩm ven rừng ở cả vùng đệm và vùng lõi (Son Bá Mƣời), còn nguyên trạng chƣa đƣợc khai thác.

(12) Thảo quyết minh (Senna tora L.): Bộ phận dùng là hạt già, sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền và đã từng đƣợc xuất khẩu. Cây thƣờng mọc rộng rãi ở tất cả các xã vùng đệm.

(13) Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Scott): Bộ phận dùng là thân rễ, đƣợc sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền và xuất khẩu tiểu ngạch. Cây thƣờng mọc theo hành lang bờ khe suối, dƣới tán rừng, ở vùng đệm và ở cả vùng lõi; đã bị khai thác nhƣng không đáng kể.

Ngoài 13 loài và nhóm loài trên ở khu BTTN Pù Luông có thể khai thác cả loài Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), mặc dù có tên trong

Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, 2006Sách Đỏ Việt Nam, 2007, song lần xuất bản tới sẽ đƣa ra khỏi diện bảo tồn ở nƣớc ta (Nguyễn Tập). Ở Khu bảo tồn, loài này gặp ở nhiều nơi, nhất là ven rừng núi đá vôi thuộc vùng đệm ở thôn Eo Điếu, Khuyn (xã Cổ Lũng), thôn Pốn (xã Lũng Cao) ... Hơn nữa bộ phận dùng của cây là cành mang lá, sau khi cắt lại tái sinh nhanh, bởi vậy không đe dọa sự tồn vong của cây thuốc. Để đảm bảo khai thác bền vững, ngƣời dân cần đƣợc hƣớng dẫn cụ thể về Quy chế bảo vệ tài nguyên ở Khu bảo tồn và Quy trình khai thác đối với từng cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)