Công dụng của tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 70 - 85)

Nhƣ chúng ta đã biết, cây thuốc mọc tự nhiên trong các quần xã rừng là nhóm tài nguyên LSNG có vị trí quan trọng về giá trị sử dụng rộng rãi, trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Bởi vậy, khi mô tả kết quả điều tra nghiên cứu cây thuốc ở Khu BTTN Pù Luông, bên cạnh giá trị nguồn gen (các phần trên), một lĩnh vực hết sức quan trọng cũng đƣợc đề cập là giá trị sử dụng và tiềm năng khai thác của nguồn tài nguyên này.

Sử dụng trong y học cổ truyền

Nhƣ ở phần xây dựng danh lục cây thuốc trên đây đã đề cập, về công dụng chữa bệnh của các loài cây thuốc chỉ chọn lọc một số công dụng chủ yếu, theo các tài liệu về cây thuốc Việt Nam đã đƣợc công bố. Dƣới đây là trích dẫn một số cây thuốc điển hình, đƣợc sử dụng trong các nhóm chứng bệnh thƣờng thấy nhƣ sau:

Cảm sốt, cảm lạnh, nhức đầu, làm ra mồ hôi … có các cây thuốc: Cải trời, Cúc tần, Cam thảo đất, Ngải cứu dại, Sắn dây rừng, Cỏ mần trầu, Hoắc hƣơng núi, Kinh giới đất, Cúc tím, Dây sâm, Sữa, Rau má …

Sốt rét: Hà thủ ô trắng, Thƣờng sơn tía, Bách bệnh, Dây ký ninh …

Bệnh ngoài da (mẩn ngứa, ghẻ lở, hắc lào, lang ben, chốc đầu, tiêu độc, mụn nhọt, ban sởi, chàm má trẻ em …): Ba chạc, Bồ công anh, Kim ngân, Ké đầu ngựa, Đơn răng cƣa, Núc nác, Chút chit, Thông pà cò, Ban, Chàm lá đỏ, Lƣỡi lợn, Mua đất …

Chữa vết thương phần mềm, cầm máu, tụ máu sưng tấy do ngã: Mỏ quạ, Râm, Nhọ nồi, Ráy leo rách lá, Đa, Si, Huyết giác, Bùng bục, Tầm phỏng …

Bỏng: Thuốc bỏng, Bóng nƣớc, Bằng lăng lông, Tỏi trời …

Bệnh về xương khớp (bong gân, sai khớp, phong tê thấp, gout, đau cột sống …): Cẩu tích, Ngũ gia bì các loại, Thạch xƣơng bồ, Thiên niên kiện, Thổ phục linh, Kim cang – khúc khắc, Huyết giác, Dây đau xƣơng, Tắc kè đá, Tổ phƣợng, Tổ điểu, Hy thiêm, lá lốt, các loài phòng kỷ, Kê huyết đằng, Dây gắm, Gối hạc, Cỏ xƣớc, Gạo, Vòi voi, Hoàng nàn, Xấu hổ, Ráy gai, Ráy rừng, Chuối rừng … Tổng số có tới gần một trăm loài có công dụng chữa các chứng bệnh về xƣơng khớp.

Bệnh đường hô hấp (ho, hen, viêm họng, viêm xoang, bổ phổi): Mạch môn rừng, Cao cẳng, Bông bông, Một lá, Lan kim tuyến, Củ choc, Cƣờm thảo, Cỏ cứt lợn, Tóc vệ nƣớc …

Bệnh đường tiêu hóa (Rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, kiết lỵ, táo bón, đau dạ dày, viêm ruột, viêm đại tràng, trĩ, kích thích tiêu hóa …): Ba chẽ, cỏ hàn the, Sơn đậu, Hoàng đằng, Nhót rừng, Cỏ sữa các loại, Sa nhân, Đậu khấu, Lá khôi, Dạ cẩm, Nga truật, Củ chóc, Mộc nhĩ, Dền, Dƣơng đào, Rum … Tổng

số cũng có tới gần một trăm loài cây thuốc có công dụng chữa các bệnh về đƣờng tiêu hóa.

Bệnh về răng, miệng: Cúc áo hoa vàng, Xuyên tiêu, Sa nhân, Đậu khấu, Mƣớp rừng …

Bệnh gan, mật (viêm gan, mật, vàng da, sỏi mật …): Nhân trần, Nhó đông, Núc nác, Hoàng đằng, Cà gai leo, Diệp hạ châu, Lấu, Sói rừng, Đỏ ngọn, Mua,

Bệnh thận và tiết niệu (viêm thận, sỏi thận, viêm đƣờng tiết niệu, bí tiểu, đái dắt …): Mã đề, Rau má, Qua lâu, Trung quân, ké hoa vàng, Bìm bìm, Thóc lép, Khế rừng, Cỏ tranh, Tam lăng, Tơ xanh, Bạc thau, Quả nổ …

Bệnh đặc trưng ở phụ nữ (Kinh nguyệt, Bạch đới khí hƣ, động thai, sót nhau, hậu sản …): Ngải cứu, Ích mẫu, Nga truật, Bạch đồng nữ, Xích đồng nam, Mò mâm xôi, Vằng, Sa nhân, …

Bệnh về mắt: Thảo quyết minh, Mộc tặc, Cỏ dùi trống, Mảnh cộng...

Bệnh tim mạch, huyết áp: Câu đằng, Sừng trâu …

Bệnh về hệ thần kinh, bại liệt: Cỏ sán, Chân rết lá to, Thạch xƣơng bồ …

Mất ngủ- làm cho an thần: Lạc tiên, Vông nem, Thảo quyết minh, Bình vôi

Ung bướu: Xạ đen, Thông đỏ lá ngắn, Nấm linh chi và vân chi, Sơn đậu

Rắn rết và côn trùng cắn: Bảy lá một hoa, Bát giác liên, Bòn bọt, Phèn đen, Đậu mèo, Vông vang, Vạn niên thanh …

Bổ dưỡng: Đảng sâm, Hoàng tinh cách, Thạch hộc, Hoàng thảo, Cát sâm, Hà thủ ô trắng, Thổ sâm, Ngũ gia bì gai, Bồng bồng sâm, Củ gió đất, Hoài sơn, …

Qua phần trích dẫn trên cho thấy, giá trị sử dụng trƣớc tiên của nguồn cây thuốc ở khu BTTN Pù Luông, chính là khả năng cung cấp hàng trăm loài cây thuốc khác nhau, sử dụng trong Y học cổ truyền.

Một số cây thuốc được cộng đồng dân tộc Thái và Mường thường hay sử dụng

- Các loài Bình vôi (Stephania spp.): Chiết alkaloid từ củ, làm thuốc an thần, giảm đau.

- Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria): Chiết alkaloid palmatin từ rễ, làm thuốc chữa lỵ trực trùng, đau mắt đỏ và bán tổng hợp thuốc an thần.

- Râu hùm (Tacca chantrieri), Mía dò (Costus speciosus) …: Chiết diosgenin từ thân rễ, làm nguyên liệu bán tổng hợp thuốc nội tiết tố, tránh thụ thai và thuốc chống viêm corticoid.

- Chè dây (Ampelopsis cantoniensis): Chiết flavonoid từ lá, làm thuốc chữa đau dạ dày.

- Mức hoa trắng (Holarrhena antidisenterica): Chiết alcaloid conessin từ vỏ, làm thuốc chữa lỵ amip.

- Núc nác (Oroxylum indicum): Chiết flavonoid từ vỏ, làm thuốc chữa dị ứng.

- Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus): Chiết phyllantin từ lá, làm thuốc chữa bệnh gan.

Ngoài ra các loài nhƣ Giảo cổ lam, Đảng sâm, Hoàng tinh cách, Bảy lá một hoa, Lá Khôi…đƣợc ngƣời dân thu hái và sơ chế để ngâm rƣợu hoặc chế nƣớc uống hàng ngày.

Một số cây thuốc có giá trị xuất khẩu

Nhìn chung việc xuất khẩu cây thuốc ở nƣớc ta chủ yếu mới dừng ở mức xuất nguyên liệu thô. Hình thức xuất khẩu phổ biến là tiểu ngạch, hiện mới chỉ có ít mặt hàng xuất khẩu chính ngạch. Ở Khu BTTN Pù Luống hiện có tới khoảng 20 loài nằm trong danh sách các loài cây thuốc có giá trị xuất khẩu, bởi cả hai hình thức trên. Đó là: Sa nhân (2 loài), Đậu khấu (2 loài), Bình vôi (2 loài), Hoàng đằng, Kê huyết đằng, Nấm linh chi chân dài, Sói rừng, Sơn đậu, Bảy lá một hoa, Kim tuyến (2 loài), Một lá, Thạch hộc, Hoàng

thảo, Cẩu tích, Cốt toái bổ, Cát sâm, … Đáng tiếc rằng, phần lớn các loài trên lại nằm trong danh sách các loài cần bảo vệ ở Việt Nam và cách xuất khẩu vì thế cũng chủ yếu là hình thức tiểu ngạch, buôn lậu qua biên giới.

Những cây thuốc đang có nhu cầu khai thác, sử dụng ở Việt Nam

Đây là những cây thuốc mọc tự nhiên tại Khu bảo tồn, không thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ, đƣợc phép khai thác, cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong nƣớc và xuất khẩu ở nƣớc ta. Những cây thuốc thuộc nhóm này đã đƣợc căn cứ trong các tài liệu sau:

(1) Danh sách 40 loài cây thuốc trọng tâm khai thác và phát triển (ban hành theo Quyết định số 15/2012/QĐ-BYT, của Bộ trƣởng Bộ Y tế, 04/1/2012).

(2) Danh mục thuốc thiết yếu Y học cổ truyền (ban hành theo Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT, v/v Ban hành danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam, lần thứ V, 01/7/2005).

(3) Dẫn liệu thống kê về dược liệu và thuốc từ dược liệu, của Cục Dƣợc, Bộ Y tế, năm 2012.

(4) Danh mục các loài cây thuốc được khai thác và sử dụng phổ biến ở Việt Nam (dẫn liệu cập nhật hàng năm, của Viện Dƣợc liệu).

Sau khi đối chiếu với danh lục 587 cây thuốc đã ghi nhận, khu BTTN Pù Luông tỉnh Thanh Hóa hiện có 48 loài và nhóm loài, thuộc 46 chi và 35 họ nằm trong số những cây thuốc có nhu cầu khai thác và sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Kết quả đƣợc tổng hợp trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Cây thuốc có nhu cầu khai thác sử dụng ở Việt Nam có ở Khu BTTN Pù Luông

STT Tên cây thuốc Nơi phân bố đã gặp Ghi chú

Tên thông dụng Tên khoa học, họ thực vật

1 Bách bệnh - Eurycoma longifolia Jack. var.

cochinchinensis Piere; Simarubaceae

Vùng đệm: Ven rừng Lim thôn Cao, x. Lũng Cao, h. Bá Thƣớc.

Mới gặp vài cá thể, không có khả năng khai thác.

2 Bách bộ* Stemona tuberosa Lour.;

Stemonaceae

Vùng đệm: Chân núi Kéo Toòng (thôn Khuyn), Thung Tiếu (th. Eo Điếu) x. Cổ Lũng; ven rừng trên đƣờng vào thôn Kịt x. Lũng Cao, h. Bá Thƣớc. Còn có ở các vùng khác

Có thể khai thác, nhƣng chƣa thể ƣớc tính trữ lƣợng

3 Bạch đồng nữ Clerodendrum petasites (Lour.)

Moore; Verbenaceae

Vùng đệm: Ven đƣờng giáp bờ sông thuộc bản Mỏ, x. Phú Xuân, h. Quan Hóa.

Mới gặp vài chục cá thể

4 Bồ công anh Lactuca indica L.; Asteraceae Rải rác ở các bãi hoang và nơi đất thấp

của nƣơng rẫy, thuộc các xã ở vùng đệm.

5 Bồng bồng sâm Dracaena gracillis Wall. et Hook.; Dracaenaceae

Rải rác dƣới tán rừng núi đá vôi ở vùng lõi.

Khai thác sử dụng cho nhu cầu tại chỗ

6 Cà gai leo Solanum procumbens (Hance)

Lour.; Solanaceae

Vùng đệm: Lùm bụi quanh làng. Xã Phú Lệ (h. Bá Thƣớc); xã Phú Xuân và Thanh Xuân (h. Quan Hóa)

Độ gặp ít, trữ lƣợng không đáng kể.

7 Cát sâm Callerya speciosa (Champ.)

Schott; Fabaceae

Vùng lõi: Ven rừng giáp nƣơng rẫy thuộc thôn Mƣời, x. Lũng Cao, h. Bá Thƣớc.

Mới gặp vài cá thể, không có khả năng khai thác.

8 Câu đằng Uncaria spp.; Rubiaceae Rải rác ở ven rừng thuộc cả vùng đệm

và vùng lõi.

Có thể khai thác

9 Cẩu tích* - Cibotiun barometz J.Sm.;

Dicksoniaceae

- Vùng đệm: Đồi Trợi và một số điểm khác ở ven rừng (thôn Eo Điếu, x. Cổ Lũng; thôn Kịt, thôn Thành Công và thôn Pốn x. Lũng Cao, h. Bá Thƣớc); - Vùng lõi: Ven rừng, ở một số điểm thuộc khu vực Son – Bá – Mƣời, x. Lũng Cao, h. Bá Thƣớc.

Có thể khai thác đƣợc khoảng 10 tấn

10 Chân chim* (Ngũ gia bì, Lá Lằng) Schefflera heptaphylla (L.) Frodin và Schefflera spp.; Araliaceae

Rải rác ở cả vùng đệm và vùng lõi. Có thể khai thác đƣợc

khoảng 10-20 tấn

11 Chè dây Ampelopsis cantoniensis (Hook.

et Arn.) Planch.; Vitaceae

Vùng đệm: Ven rừng thuộc thôn Cao Hoong, x. Lũng Cao, h. Bá Thƣớc. Mới gặp vài cá thể 12 Cỏ cứt lợn* (ngũ sắc) Ageratum conyzoides L.; Asteraceae

Rải rác nơi đất thấp của nƣơng rẫy, ở tất cả các xã vùng đệm và vùng lõi (khu vực Son - Bá - Mƣời, x. Lũng Cao, h. Bá Thƣớc).

Có thể khai thác đƣợc khoảng 15-20 tấn

13 Cốt khí củ Reynoutria japonica Houtt.;

Polygonaceae

Vùng đệm: Thung Tiếu thuộc thôn Eo Điếu, x. Cổ Lũng, h. Bá Thƣớc.

Mới gặp vài cá thể

14 Củ chóc Typhonium trilobatum (L.)

Schott; Araceae

Vùng đệm: Quanh làng bản, vƣờn gia đình, đôi khi thấy ở ven rừng thuộc các xã: Cổ Lũng, Lũng Cao, Thành Sơn h. Bá Thƣớc

Có thể tận thu

15 Củ mài núi Dioscorea spp.; Dioscoreaceae Rải rác ở cả vùng lõi và vùng đệm. Có thể tận thu

16 Dạ cẩm* Hedyotis capitellata Wall. ex

G.Don var. mollis Pierre ex

Pitard.; Rubiaceae

Vùng đệm: Rải rác ở các đồi cây bụi và bờ nƣơng rẫy ở khắp vùng đệm và ven các trảng thứ sinh ở vùng lõi.

Có thể khai thác khoảng 5 tấn

17 Dây đau xƣơng Tinospora sinensis (Lour.) Merr.; Menispermaceae

Vùng đệm: ven rừng sát bờ nƣơng rẫy, dọc đƣờng lên vùng Son – Bá – Mƣời và ở ven rừng núi đá vôi ở thôn Pốn x. Lũng Cao, h. Bá Thƣớc.

Khai thác sử dụng cho nhu cầu tại chỗ

18 Diệp hạ châu Phyllanthus amarus Schum. ex

Thonn.; Euphorbiaceae

Vùng đệm: Rải rác ở các nƣơng rẫy và quanh làng bản, thuộc các xã vùng đệm

Khai thác sử dụng cho nhu cầu tại chỗ

19 Đỏ ngọn Cratoxylon formosum (Jack)

Dyer.; Clusiaceae

Vùng đệm: Rải rác ở các đồi cây bụi thuộc các xã vùng đệm

Có thể khai thác đƣợc khoảng 5 tấn

20 Gối hạc Leea rubra Blume; Leeaceae Vùng đệm: Rải rác ở các đồi cây bụi và

rừng non phục hồi. Các xã Lũng Cao, Thành Sơn (h. Bá Thƣớc); xã Phú Xuân (h. Quan Hóa)

Khai thác sử dụng cho nhu cầu tại chỗ

21 Hà thủ ô trắng* Streptocaulon juventas (Lour.)

Merr.; Asclepiadaceae

Vùng đệm: Rải rác trên hầu hết các nƣơng rẫy cao và đồi cây bụi, ở các xã thuộc vùng đệm.

Có thể khai thác đƣợc, nhƣng chƣa rõ khối lƣợng

22 Hoàng nàn Strychnos wallichiana Steud. ex

DC.; Loganiaceae

- Vùng đệm: Rừng thung Tiếu (thôn Eo Điếu, x. Cổ Lũng) và ven rừng (thôn Cao Hoong, x. Lũng Cao), h. Bá Thƣớc.

Có thể khai thác đƣợc, nhƣng chƣa có cơ sở để ƣớc tính

- Vùng lõi: Dự đoán có thể gặp nhiều hơn ở các rừng núi đá vôi trong vùng lõi.

23 Hồi đầu thảo Tacca plantaginea (Hance)

Drenth; Taccaceae

Vùng đệm: Chân núi Kéo Toòng (thôn Khuyn, x. Cổ Lũng). Có thể phân bố ở các vùng khác trong thôn Khuyn.

Khai thác sử dụng cho nhu cầu tại chỗ

24 Huyết giác Dracaena cambodiana Pierre ex

Ganep.; Dracaenaceae

Vùng lõi: Tập trung ở các Tất cả các sƣờn và đỉnh rừng núi đá vôi ở khu vực Son Bá Mƣời (x. Lũng Cao) và các vùng khác của Khu bảo tồn.

Có thể tìm kiếm và khai thác (bộ phận dùng là vỏ của cây đã chết)

25 Hy thiêm* Siegesbeckia orientalis L.;

Asteraceae

Thƣờng mọc ở nơi đất thấp trên nƣơng rẫy, ven đƣờng đi và quanh làng bản ở các xã vùng đệm và vùng lõi (Son – Bá Mƣời).

Có thể khai thác đƣợc trên 10 tấn

26 Ké đầu ngựa Xanthium strumarium L.;

Asteraceae

Vùng đệm: Rải rác ở các bãi hoang quanh làng bản và ven đƣờng đi, ở hầu hết các xã thuộc vùng đệm.

Có thể khai thác đƣợc, nhƣng chƣa có cơ sở để ƣớc tính

27 Kê huyết đằng Spatholobus parviflorus (Roxb.)

Kuntze; Fabaceae

Vùng lõi: Rải rác ở rừng núi đất và cả núi đá vôi. Chú ý khu vực xung quanh đỉnh Pù Luông.

Ngƣời dân có khai thác bán ở chợ. Hiện chƣa có cơ sở để ƣớc tính

28 Khúc khắc / kim cang*

Heterosmilax gaudichaudii

(Kunth.) Maxim và một vài loài

Smilax spp.; Smilacaceae

Vùng đệm: Rải rác trong các lùm bụi, ven đồi và rừng thứ sinh ở vùng đệm, thuộc các xã Cổ Lũng, Lũng cao, Thành Sơn, Phú Lệ (h. Bá Thƣớc); xã Phú Xuân (h. Quan Hóa)...

Ngƣời dân có khai thác bán ở chợ. Hiện chƣa có cơ sở để ƣớc tính

29 Kim ngân nhọn Lonicera acuminata Wall.;

Caprifoliaceae

Vùng lõi: Rừng núi đá vôi, thôn Son, xã Lũng Cao. Có thể còn có ở những vùng rừng khác ở Khu bảo tồn

Mới gặp một cá thể

30 Lạc tiên Passiflora foetida L.;

Passifloraceae

Vùng đệm: Rải rác ở các đồi cây bụi và rừng thứ sinh ở các xã thuộc vùng đệm.

Có thể khai thác đƣợc, nhƣng chƣa có cơ sở để ƣớc tính

31 Màng tang Litsea cubeba (Lour.) Pers.;

Lauraceae

Rải rác ở đồi cây bụi và rừng thứ sinh, ở vùng lõi và cả vùng đệm

Có thể khai thác đƣợc, nhƣng chƣa có cơ sở để ƣớc tính

32 Mào gà trắng Celosia argentia L.;

Amaranthaceae

Vùng đệm: Rải rác ở ven đƣờng đi hay bờ nƣơng rẫy.

Độ gặp ít, không có khả năng khai thác.

33 Mức hoa trắng Holarrhena antidysenterica

(Roxb.) Wall.; Apocynaceae

Vùng đệm: Xung quanh khu vực rừng Lim, thôn Cao, xã Lũng Cao, h. Bá Thƣớc

Độ gặp ít, chủ yếu là cây tái sinh, không có khả năng khai thác

34 Nga truật* Curcuma zedoaria (Berger)

Roscoe; Zingiberaceae

Rải rác ở các bãi đất hoang gần bờ suối, ở cả vùng đệm và vùng lõi (khu vực Son Bá Mƣời)

Có thể khai thác đƣợc, nhƣng chƣa có cơ sở để ƣớc tính

35 Ngải cứu dại* Artemisia vulgaris var. indica

(Willd.) DC.; Asteraceae

Rải rác ở các bãi đất hoang quanh làng bản, ven đƣờng đi, bờ nƣơng rẫy, chủ yếu ở vùng lõi, nơi có độ cao trên 500 m, nhƣ ở khu vực Son Bá Mƣời, xã Lũng Cao, h. Bá Thƣớc.

Có thể khai thác đƣợc khoảng 50 tấn tƣơi để nấu cao tại chỗ.

36 Ngấy hƣơng Rubus cochinchinensis Tratt.;

Rosaceae

Vùng đệm: Mọc lẫn trong các lùm bụi ở quanh làng, bờ rẫy và ven rừng. Có thể có ở cả vùng lõi.

Có thể khai thác đƣợc, nhƣng hiện chỉ có CT. Dƣợc Hà Tĩnh thu mua.

37 Nhân trần Adenosma cearuleum R.Br.;

Scrophulariaceae

Vùng lõi: Ven rừng và đồi cây bụi ở khu vực Son Bá Mƣời, xã Lũng Cao, h. Bá Thƣớc.

Độ gặp không nhiều, không có khả năng khai thác lớn.

38 Núc nác Oroxylum indicum (L.) Vent.;

Bignoniaceae

Vùng đệm: Rải rác ở các rừng thứ sinh, bờ nƣơng rẫy ở hầu hết các xã trong vùng đệm.

Độ gặp không nhiều, không có khả năng khai thác lớn.

39 Qua lâu đỏ Trichosanthes tricuspidata

Lour.; Cucurbitaceae

Vùng lõi: Mới gặp vài cá thể ở khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 70 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)