Tình hình sản xuất, đời sống, thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 36 - 39)

* Tình hình sản xuất nông nghiệp:

Hiện nay, ngành nông nghiệp vẫn có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của vùng và là ngành đóng góp phần lớn giá trị sản xuất và đảm bảo nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm cho dân cƣ trong vùng. Đây là nguồn thu nhập chính của ngƣời dân, tập trung chủ yếu vào trồng trọt và chăn nuôi.

Trồng trọt: Đối với trồng trọt còn nhỏ lẻ, manh mún, chƣa tập trung; lựa chọn cây trồng chƣa phù hợp, hệ thống kênh mƣơng còn thiếu nên ngƣời dân không chủ động đƣợc nguồn nƣớc tƣới. Các loài cây trồng chủ yếu là Lúa nƣớc, cây Ngô, cây Sắn với mục tiêu chính là tạo ra các lƣơng thực phục vụ nhu cầu trƣớc mắt; tuy nhiên phƣơng thức trồng chủ yếu là quảng canh, không áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng xuất. Diện tích lúa bình quân

611,25 m2/ngƣời, năng xuất Lúa trung bình trong vùng chỉ đạt 4,12 tấn/ha, sản lƣợng lúa bình quân 260 kg/ngƣời/năm; diện tích Ngô bình quân 328,75 m2/ngƣời, năng xuất Ngô bình quân chỉ đạt 3,32 tấn/ha, sản lƣợng Ngô bình quân 95,75 kg/ngƣời/năm. Tổng sản lƣợng lƣơng thực thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả tỉnh.

Chăn nuôi: Chăn nuôi chính là các nguồn thu nhập có vị trí quan trọng cho sinh hoạt gia đình và đối với đời sống của ngƣời dân, chăn nuôi trâu bò là những thế mạnh của địa phƣơng nhƣng trong những năm gần đây số lƣợng đàn bò có su hƣớng giảm, cơ cấu chất lƣợng có chiều hƣớng tăng nhƣng còn chậm, công tác kiểm soát dịch bệnh tuy đã đƣợc kết quả tốt hơn nhƣng các dịch bệnh LMLM,THT thƣờng xảy ra làm cho ngƣời nuôi bò thiếu an tâm nên cũng ảnh hƣởng đến tăng đàn bò và mở rộng quy mô chăn nuôi, bên cạnh đó do bị khoanh vùng bảo tồn, thiếu thức ăn nên việc chăn nuôi trâu bò ngày càng bị giảm sút. Tình trạng thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật và vốn đầu tƣ đang là cản trở lớn cho việc phát triển chăn nuôi. Sản phẩm nông nghiệp làm ra chủ yếu là tự cung tự cấp chƣa mang tính chất hàng hoá, chƣa có giá trị kinh tế cao, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế; chƣa đáp ứng với nhu cầu kinh tế thị trƣờng hiện nay.

Số lƣợng trâu bò trong vùng ít, trung bình 0,7 con trâu/hộ, 1,34 con bò/hộ, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng.

Chăn nuôi lợn cũng đang đƣợc chú trọng, hiện tại có 2 loại giống Lợn đang đƣợc gây nuôi trong vùng là giống Lợn cỏ (hay còn gọi là lợn Mán, là tên gọi của giống Lợn địa phƣơng) và giống Lợn lai. Tuy nhiên số lƣợng Lợn lai tại địa phƣơng rất ít, trung bình chỉ đạt 1,54 con/hộ. Nguyên nhân chính là do tình trạng thiếu lƣơng thực của ngƣời dân.

* Tình hình sản xuất Lâm nghiệp:

Thực hiện Nghị định số 02/CP của Chính phủ hiện nay, phần lớn đất lâm nghiệp của các xã vùng đệm khu BTTN đã đƣợc giao cho các hộ gia đình. Một số hộ đã làm tốt việc khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng theo quy hoạch, hạn chế việc chặt phá rừng bừa bãi các loại cây non và khai thác gỗ, tình trạng phát nƣơng làm rẫy đƣợc chấm dứt.

Đối với diện tích rừng trồng; hiện nay diện tích rừng khai thác chủ yếu là rừng Luồng, hàng năm khai thác trong khu vực khoảng 100.000 cây Luồng; tập trung chủ yếu ở các xã thuộc huyện Quan Hóa.

Sau khi thành lập, với chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao, Ban quản lý khu BTTN Pù Luông đã có những hoạt động phối hợp và hỗ trợ các địa phƣơng vùng đệm triển khai có hiệu quả các chƣơng trình bảo vệ và phát triển rừng vùng đệm nhƣ: phục hồi sinh thái; phổ biến Luật bảo vệ và phát triển rừng, tuyên truyền tác hại của việc mất rừng xuống tận thôn bản; phối hợp thực hiện công tác khuyến lâm, hỗ trợ kỹ thuật xây dựng mô hình trình diễn cũng đã bƣớc đầu thu đƣợc nhiều hiệu quả song do thiếu kinh phí nên các hoạt động này chƣa đƣợc nhân rộng.

* Về sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ:

Với phƣơng châm phát triển công nghiệp– tiểu thủ công nghiệp– dịch vụ thƣơng mại, ứng dụng KHCN, trong thời gian qua, chính quyền địa phƣơng các xã tại vùng đệm khu BTTN Pù Luông đã khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp– tiểu thủ công nghiệp, lựa chọn công nghệ thiết bị phù hợp, nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, gắn với việc phân bổ lại lao động và dân cƣ trên từng địa bàn trong phạm vi toàn vùng đệm. Trên địa bàn Khu bảo tồn hiện có 2 cơ sở sản xuất đũa (Phú Lệ, Hồi Xuân), ngoài ra còn một số tổ mộc tại gia. Sản phẩm gồm gỗ xẻ, ván sàn, cốt pha, đồ mộc gia dụng. Tuy nhiên, hoạt động công nghiệp–tiểu thủ công nghiệp của

vùng vẫn còn quá nhỏ bé, do vậy lực lƣợng lao động trong vùng vẫn dƣ thừa. Đƣợc sự hỗ trợ của Khu BTTN Pù Luông, đã có 22 hộ gia đình tham gia vào mô hình du lịch sinh thái, bình quân hàng năm đã thu đƣợc khoảng 7-10 triệu đồng/hộ/năm thông qua việc thu phí nhà nghỉ của du khách.

Kết quả điều tra cho thấy nguồn thu chủ yếu của các hộ dân trong Khu bảo tồn là từ chăn nuôi và trồng trọt. Hiệu quả sản xuất còn hạn chế, giá trị sản phẩm rất thấp, bình quân đầu ngƣời mới chỉ đạt khoảng 500.000 đồng/tháng, dƣới mức đói nghèo theo tiêu chí mới. Để duy trì cuộc sống ngƣời dân địa phƣơng có xu hƣớng vào rừng để phát nƣơng làm rẫy, khai thác lâm sản và săn bắn động vật rừng trái phép, điều này gây tác động tiêu cực đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở khu BTTN Pù Luông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa​ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)