Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản địa trồng tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 45 - 47)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung

* Thuận lợi

- Cẩm Thuỷ có vị trí địa lý, đƣờng giao thơng thuỷ - bộ khá thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hố, trong đó có ngành hàng hố lâm sản.

- Các cơ sở y tế, giáo dục, thơng tin văn hóa xã hội cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, học tập và tiếp nhận các thông tin cho mọi đối tƣợng trên địa bàn.

- Địa hình tại khu vực khơng q khó khăn và độ dốc nhỏ, thuận lợi cho việc vận chuyển và khai thác cây rừng.

- Cơ chế hƣởng lợi từ rừng là khá rõ ràng, là động lục cho các chủ đất đầu tƣ phát triển rừng.

- Công tác giao đất lâm nghiệp kịp thời và đồng bộ, rừng đã có chủ thực sự nên các dự án triển khai khá thuận lợi, công tác bảo vệ rừng theo hƣớng xã hội hóa đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả, phong trào trồng rừng và bảo vệ rừng phát triển mạnh trong nhân dân.

38

- Trong những năm qua Nhận đƣợc sự quan sâu sắc của Đảng ủy và Chính quyền các cấp về việc phát triển rừng. Trên địa bàn huyện có nhiều dự án rừng trồng rừng đƣợc triển khai nhau dự án 327, 661, dự án KfW4, 147...thơng qua các chƣơng trình dự án, xác định đƣợc tập đoàn cây trồng phù hợp đem lại hiệu quả cao nhƣ: Thông Nhựa, Keo các loại, Lim Xanh, Sao đen... đã thực sự khẳng định kỹ thuật kinh nghiệm trồng và chăm sóc trên những điều kiện lập địa khác nhau, những đồi gò trơ sỏi đá nay đã thành rừng. Qua nhiều khó khăn thử thách càng có thêm kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất, toàn Đảng toàn dân đoàn kết một lòng với sự nghiệp quy hoạch phát triến rừng trong những năm tới chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt.

* Khó khăn

- Trình độ dân trí nhìn chung cịn thấp nên việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ xây dựng rừng và phát triển kinh tế còn chậm.

- Do sức ép của thị trường nên hiện tượng khai thác lâm sản, tàn phá tài nguyên rừng nhất là rừng phòng hộ vẫn còn xảy ra, rừng tự nhiên hiện có cũng khó bảo tồn nguyên vẹn.

Tóm lại: Qua phân tích đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu cho thấy bên cạnh những thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương thì vẫn cịn rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là với một nền kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, đời sống của người dân nghèo nàn, lạc hậu,… Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp nhưng cho đến nay rừng trồng ở đây vẫn chưa phát triển nhiều, đặc biệt việc gây trồng và phát triển các lồi cây bản địa có giá trị. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản địa tại huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hóa là rất cần thiết và có ý nghĩa.

39

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản địa trồng tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 45 - 47)