.Hình ảnh phẫu diện đất khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản địa trồng tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 67 - 100)

4.2.2.1. Tính chất vật lý của đất tại khu vực nghiên cứu

Bảng 4.11. Tính chất lý tính của đất trồng các lồi cây nghiên cứu

Tầng đất Độ ẩm a% Dung trọng pH (KCl) Tỷ trọng

60 Tầng đất Độ ẩm a% Dung trọng pH (KCl) Tỷ trọng B Lim xanh 27,799 4,76 2,507 C Lim xanh 25,783 4,62 2,438 AB Lim xanh 23,138 4,59 2,534 Trung bình 25,186 4,6825 A Lát hoa 23,339 1,368 4,6 2,408 B Lát hoa 24,254 4,65 2,554 C Lát hoa 26,204 4,71 2,562 AB Lát hoa 24,784 4,69 2,476 Trung bình 24,645 4,6625 A Sao đen 19,468 1,226 4,71 2,398 B Sao đen 25,435 4,7 2,542 C Sao đen 27,195 4,67 2,48 AB Sao đen 22,257 4,65 2,348 Trung bình 23,589 4,6825

Kết quả 4.11 cho thấy dung trọng thay đổi ở trên đất trồng 3 loài cây, dung trọng ở đất trồng lát hoa lớn nhất 1,368; tiếp theo là Lim xanh 1,279 và Sao đen là 1,226. Khi trồng cây với các biện pháp kỹ thuật khác nhau, các lồi cây khác nhau thì kết cấu đất đƣợc cải thiện, làm giảm dung trọng đất, đặc biệt là lớp đất mặt. Dung trọng càng thấp thì đất có kết cấu tốt, hàm lƣợng mùn cao.

Độ ẩm trong đất ở 03 phẫu diện có độ ẩm trung bình ở mức 25%, độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của cây; Độ ẩm của đất trồng Lim xanh cao nhất là 25,186%, độ ẩm ở đất trồng Sao đen thấp nhất 23,589%. Điều này chứng tỏ đất ở 03 phẫu diện này giịn, sức cản riêng nhỏ và có khả năng dễ làm đất, rất thích hợp để trồng cây.

61

Đất đƣợc hình thành trên các loại đá mẹ có thành phần khống khác nhau, có tỷ trọng khác nhau. Nhìn chung đất hình thành trên đá mẹ macma bazơ có tỷ trọng lớn hơn đất hình thành trên đá mẹ macma axit bởi vì các loại khống trong đá macma bazơ có tỷ trọng lớn.

Hầu hết tỷ trọng của các loại đất dao động trong khoảng 2,60 - 2,75 g/cm3. chỉ có một số loại đất có hàm lƣợng mùn rất cao, có thể tới 15 - 20%, ở các loại đất này tỷ trọng < 2,40 g/cm3. Tỷ trọng đất ở các phẫu diện này đều từ 2,365 đến 2,562; nên cũng có thể khẳng định là đất ở đây có hàm lƣợng mùn tƣơng đối cao. Tỷ trọng đất tăng dần theo các tầng đất, phù hợp với các quy luật phát sinh đất.

Mức độ pH (hay nồng độ H+) của đất ít khi có ảnh hƣởng trực tiếp trên sinh trƣởng cây trồng, nhƣng quan trọng vì nó xác định sự hữu dụng của các dinh dƣỡng khống cho cây. pH thấp có ảnh hƣởng xấu đến sự hữu dụng của N, K, Ca, Mg. Tuy nhiên, sự hữu dụng của các nguyên tố Fe, Mn, Bo, Cu và Zn tốt hơn trong điều kiện pH thấp. Độ chua nhiều có thể có hậu quả là gây độc nhơm (Al). pH của đất ở lồi Lim xanh và Sao đen là 4.6825, loài Lát hoa là 4,6625. Chỉ số này thể hiện đất nằm ở mức chua nhiều 4-5, tiệm cận mức chua trung bình. Do đất ở khu vực này, những chỗ có độ dốc lớn thì thƣờng xun bị rửa trơi Ca, Mg và có sự tập trung ion H+ trong các keo sét và có thể thay đổi.

4.2.2.2. Tính chất hóa học của đất tại khu vực nghiên cứu

Bảng 4.12. Tính chất hóa tính của đất trồng các lồi cây

Tầng đất OM% Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g) Ndt P2O5 K2O Ndt P2O5 K2O

A Lim xanh 5,380 0,282 0,222 0,024 7,840 3,910 12,940 B Lim xanh 2,205 0,151 0,196 0,024 5,6 2,31 6,47 C Lim xanh 1,883 0,134 0,203 0,02 4,76 2,31 8,35

62

Tầng đất OM% Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g) Ndt P2O5 K2O Ndt P2O5 K2O

AB Lim xanh 2,690 0,179 0,224 0,016 5,880 2,840 8,970 Trung bình 3,040 0,187 0,211 0,021 6,020 2,843 9,183 A Lát hoa 3,927 0,253 0,227 0,049 5,6 2,84 16,69 B Lát hoa 1,345 0,112 0,18 0,02 3,36 2,66 6,47 C Lát hoa 1,291 0,095 0,185 0,029 4,2 4,26 7,09 AB Lát hoa 2,367 0,162 0,21 0,033 4,76 2,13 11,68 Trung bình 2,233 0,156 0,201 0,033 4,480 2,973 10,483 A Sao đen 4,196 0,263 0,21 0,045 5,88 4,26 13,14 B Sao đen 1,667 0,117 0,189 0,036 4,2 2,84 8,76 C Sao đen 1,291 0,101 0,178 0,045 4,2 2,49 8,55 AB Sao đen 2,367 0,168 0,21 0,032 5,32 3,02 10,85 Trung bình 2,380 0,162 0,197 0,040 4,900 3,153 10,325 Qua bảng 4.12 nhận thấy rằng:

Lƣợng mùn ở các phẫu diện biến động từ 1,291% đến 5,380% và có xu hƣớng giảm dần theo chiều sâu phẫu diện đất. Đối với đất tầng A, đất ở phẫu diện Lim xanh có hàm lƣợng mùn cao nhất đạt 5,380%, thuộc dạng đất giàu mùn theo thang đánh giá đất vùng núi của hội khoa học đất (4%-8%). Đất ở phẫu diện Lát hoa có hàm lƣợng mùn đạt 3,927% thuộc mùn trung bình (tiệm cận mùn giàu). Đất ở phẫu diện Sao đen thuộc dạng đất có lớp mùn giàu (4,196%). Trung bình lƣợng mùn ở trong các phẫu diện thuộc dạng có mùn trung bình, dao động 2,233% đến 3,040%.

Hàm lƣợng đạm tổng số dao động từ 0,095% đến 0,282%, trung bình đạt 0,168 thuộc dạng đất có hàm lƣợng khá. Hàm lƣợng đạm tổng số giảm dần theo chiều sâu phẫu diện. Ở tầng A, lƣợng đạm tổng số nhiều nhất ở đất trồng Lim xanh (0,282%) và thấp nhất ở đất trồng Lát hoa (0,253%). Trong khi đó hàm lƣợng đạm dễ tiêu thuộc mức trung bình, hàm lƣợng đạm dễ tiêu

63

lớn nhất ở đất trồng Lim xanh (7.840 mg/100g), thấp nhất là Lát hoa (5,6mg/100g).

Hàm lƣợng P2O5 tổng số dao động trong khoảng 0,178% đến 0,227% thuộc mức giàu. Lân tổng số trung bình nhiều nhất có trong đất trồng Lim xanh (0.211%) và thấp nhất ở Sao đen (0,197%). Tuy hàm lƣợng lân tổng số giàu nhƣng hàm lƣợng lân dễ tiêu thì lại thuộc mức nghèo. Hàm lƣợng lân dễ tiêu trung bình 2,843 mg/100g (Lim xanh) đến 3,153mg/100g (Sao đen). Đây là xu hƣớng chung của đất đai vùng đồi núi ở nƣớc ta.

Hàm lƣợng Kali dễ tiêu thuộc mức rất nghèo Kali (<0,2). Mức độ Kali tổng số dao động từ 0,021% đến 0,04% và giảm theo chiều sâu của phẫu diện. Đối với hàm lƣợng Kali dễ tiêu trung bình dao động từ 9,183 mg/100g (Lim xanh) đến 10,483 mg/100g (Lát hoa) thuộc mức nghèo và giảm dần theo chiều sâu phẫu diện.

4.2.3. Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng của cây trồng

Giữa đất và cây trồng ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các tính

chất đất ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng của cây, và ngƣợc lại trong quá trình sinh trƣởng của mình cây sẽ làm thay đổi các tính chất của đất. Một loại đất có thể thích hợp với nhiều loại cây nhƣng không phải là tất cả.

Thơng thƣờng, đất tốt thì cây trồng cho năng suất cao. Tuy nhiên, mỗi loài thực vật khác nhau thì sự thích ứng về đất trồng cũng sẽ không giống nhau. Trên thực tế cho thấy khơng phải một lồi cây trồng trên đất nào cũng cho năng suất cao, tức là một lồi cây có thể thích hợp với loại đất này nhƣng lại khơng thích hợp với loại đất kia và ngƣợc lại. Ngay trong một loài cây trồng, trong mỗi một giai đoạn tuổi nhu cầu dinh dƣỡng cũng khác nhau vì vậy cũng có sự tác động khác nhau đến tính chất của đất.

Các loại cây bản địa nghiên cứu đƣợc trồng trên các dạng lập địa tƣơng tự nhau, tuy nhiên đặc điểm đất đai (cụ thể là các thành phần lý - hóa học của

64

đất ở các mơ hình khác nhau là khác nhau) quyết định đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của mỗi loài cây khác nhau là khác nhau. Các chỉ tiêu lí hố tính của đất phản ánh phần lớn q trình sinh trƣởng và phát triển của cây rừng. Một số chỉ tiêu lí hố tính của loại đất này có thể thích hợp với lồi cây này nhƣng lại khơng thích hợp với lồi cây khác. Dựa trên kết quả nghiên cứu sinh trƣởng, đặc điểm đất đai, dựa vào mối quan hệ giữa chúng ta tổng hợp đƣợc bảng sau:

Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu sinh trƣởng và thành phần chính của đất

Loài/Chỉ tiêu Dung Trọng pH (KCL) OM % Nts (%) N dt (mg/100g) P2O5dt (mg/100g) K2Odt (mg/100g) D1.3 (cm) Hvn (m) Lim xanh 1,279 4,6825 3,04 0,187 6,02 2,843 9,183 12,0 7,6 Lát hoa 1,368 4,6625 2,23 0,156 4,48 2,973 10,483 12,5 12,6 Sao đen 1,226 4,6825 2,38 0,162 4,90 3,153 10,325 13,0 11,8 Từ bảng 4.13 ta thấy :

- Xét về độ chua của đất và sinh trƣởng:

+ pH của đất ở loài Lim xanh, và loài Sao đen là bằng nhau (pH=4,6825) nhƣng sinh trƣởng D1.3, Hvn của Sao đen lớn hơn Lim xanh

+ pH của Lát hoa (4.6625) nhỏ hơn pH Sao đen (4.6825), D1.3 Sao đen > D1.3 Lát hoa nhƣng Hvn Sao đen < Hvn Lát hoa.

- Xét về Mùn của đất và sinh trƣởng:

+ Mùn trong đất của loài Lim xanh (OM% = 3.04) lớn hơn so với lƣợng mùn trong đất của hai lồi cịn lại nhƣng sinh trƣởng thì kém nhất.

+ OM% của Lát hoa thấp hơn Sao đen nhƣng sinh trƣởng chiều cao lớn hơn, sinh trƣởng về đƣờng kính lại kém hơn.

65

- Xét về N và sinh trƣởng:

+ Hàm lƣợng đạm tổng số và đạm dể tiêu trong đất của loài Lim xanh cao hơn so với đất trong hai lồi cịn lại, tuy nhiên thì sinh trƣởng lại kém nhất trong 3 loài.

+ Hàm lƣợng đạm trong đất của Lát hoa thấp hơn Sao đen nhƣng sinh trƣởng chiều cao lớn hơn, sinh trƣởng đƣờng kính lại kém hơn.

- Xét về P2O5 dễ tiêu và K dễ tiêu:

+ Hàm lƣợng hai chỉ tiêu này trong đất trồng Lim xanh thấp hơn so với hai lồi cịn lại và sinh trƣởng của Lim xanh cũng kém nhất.

+ Cũng giống nhƣ các chỉ tiêu khác thì hàm lƣợng 2 chỉ tiêu này trong đất của Lát hoa thấp hơn Sao đen nhƣng sinh trƣởng chiều cao lớn hơn, sinh trƣởng về đƣờng kính lại kém hơn.

Thơng qua các nghiên cứu đi trƣớc thấy rằng:

Độ chua là một trong các chỉ tiêu hố tính quan trọng của đất. Là một trong các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá độ phì của đất. Nó ảnh hƣởng tới các phản ứng sinh hoá của cây trồng, tới hoạt động của các sinh vật đất.

Độ chua trong đất sinh ra do trong đất có mặt các ion H+

và Al3+ trong dung dịch đất cũng nhƣ trong phức hệ hấp phụ của đất có khả năng trao đổi gây nên. Khả năng tạo thành H+ càng lớn thì đất càng chua. Độ chua đƣợc biểu thị thông qua giá trị pH. Khi đất càng chua thì tính đệm của đất càng giảm và ngƣợc lại.

Mùn là chỉ tiêu hố tính số một đƣợc sử dụng trong việc đánh giá độ phì của đất, nó ảnh hƣởng đến mọi tính chất vật lí, hố học và sinh học đất. Mùn là hợp chất chứa nguồn dinh dƣỡng cho cây trồng. Mùn còn đƣợc coi là kho dự trữ chất dinh dƣỡng nhƣ nitơ, phôtpho, lƣu huỳnh….bổ sung cho cây trồng thơng qua q trình khống hoá. Khi phân giải chất hữu cơ, mùn làm tăng CO2 cho khơng khí đất và lớp khơng khí gần mặt đất tạo điều kiện thích

66

hợp cho sự quang hợp của cây trồng. Ngồi ra, mùn cịn đóng vai trị là chất đệm pH, trong mùn có chứa một số sinh tố có khả năng kích thích sinh trƣởng đối với cây trồng…

Đạm tổng số là chỉ tiêu hoá học quan trọng đƣợc sử dụng trong việc đánh giá độ phì của đất. Là một trong các nguyên tố dinh dƣỡng quan trọng nhất đối với cây trồng. Trong đất, đạm tổng số phần lớn tồn tại ở dạng hữu cơ phức tạp, muốn cung cấp chất dinh dƣỡng cho cây trồng cần phải trải qua sự phân giải của các vi sinh vật. Phân tích hàm lƣợng đạm tổng số cho chúng ta đánh giá đƣợc chất dinh dƣỡng của từng loại đất cụ thể dƣới dạng dinh dƣỡng tiềm tàng, có giá trị cung cấp lâu dài đối với cây trồng.

Lân dễ tiêu là các dạng lân dễ hoà tan trong dung dịch đất, có thể cung cấp trực tiếp cho cây trồng. Các hoạt động sống nhƣ sự phân chia tế bào, quá trình phân giải, tổng hợp các chất, sự hình thành năng suất đều có sự tham gia của photpho. Việc xác định hàm lƣợng lân dễ tiêu là cần thiết, qua đó có thể biết đƣợc mức độ cung cấp lân cho cây trồng của từng loại đất và định mức sử dụng phân bón thích hợp.

Kali là nguyên tố dinh dƣỡng giữ chức năng sinh lí quan trọng đối với cây trồng. Mặc dù Kali khơng có mặt trong cấu trúc của bất kì một hợp chất hữu cơ nào trong cơ thể, song nó lại tham gia hoạt hóa các phản ứng enzym, điều hồ áp suất thẩm thấu, tăng khả năng chống chịu của cơ thể. Giúp thực vật cứng cáp, tránh gãy đổ khi mƣa bão….

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng trên kết hợp với những nghiên cứu đi trƣớc, nhận thấy: Đất và cây trồng có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hƣởng lẫn nhau. Mỗi lồi cây thích hợp với mỗi loại đất nhất định. Các thành phần lý hóa học trong đất cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hàm lƣợng mùn cao, kéo theo hàm lƣợng đạm cao, pH cao. Thành phần hóa học quan trọng nhất đối với cây là độ pH, Mùn và Đạm.

67

Trong khuôn khổ của đề tài, dựa trên nhìn nhận một cách định tính về quan hệ giữa đất và sinh trƣởng của Lim xanh, Lát hoa, Sao đen. Tác giả cho rằng:

- Các thành phần lý hóa học chủ yếu của đất không ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cây rừng mà là do năng lực của cây đó: Cụ thể, đất trồng Lim xanh có thành phần tính chất lý hóa học lớn nhất nhƣng sinh trƣởng lại kém nhất trong 3 loài.

- Thành phần lý hóa học của đất có thể ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của đƣờng kính nhƣng khơng ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của chiều cao.

Trên đây chỉ là những nhận xét mang tính chủ quan của tác giả. Vì quá trình biến đổi chất trong đất và cây là một quá trình rất phức tạp, cần có những nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn.

4.3. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa tại khu vực nghiên cứu địa tại khu vực nghiên cứu

4.3.1. Biện pháp kỹ thuật đã và đang áp dụng cho 03 loài cây bản địa 4.3.1.1. Cây Sao đen (Hopea odorata Roxb)

a. Nguồn giống:

Nguồn giống phải thuộc vùng phân bố nhƣ Đồng Nai, Sông Bé và đƣợc các cơ sở có thẩm quyền trong ngành xác nhận về chất lƣợng. Cây mẹ lấy hạt giống phải sinh trƣởng tốt, thân thẳng, tán đẹp, không sâu bệnh và đã có từ 2 mùa quả trở lên, trong rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có tuổi từ 15 năm trở lên.

Thời vụ thu hái từ tháng 4 đến tháng 7

Thời điểm thu hái khi quả vừa chín lúc 2 cánh của quả bắt đầu chuyển từ màu xanh sang màu vàng và có những điểm đốm nâu ở đầu cánh.

68

Tiêu chuẩn chất lƣợng hạt giống: Giống do các đơn vị cung ứng phải có hóa đơn kèm phiếu kiểm định, kiểm nghiệm chất lƣợng hạt giống. Một số thông số cơ bản:

- Mỗi quả có một hạt: Đƣờng kính 0,7-1cm. - Hạt đa phơi: mỗi hạt trung bình 4 phơi. - Tỷ lệ nảy mầm đạt: 90-95%.

- Một kg hạt: 2.500-3.000 hạt khơng có cánh và 1.400-2.000 hạt có cánh.

b. Cây con

Vƣờn ƣơm phải theo tiêu chuẩn ngành 04-TCN-52-2002 đƣợc ban hành kèm theo quyết định số 3588/QĐ-BNN-KHCN, ngày 3/9/2002 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thời vụ gieo ƣơm: gieo sau khi thu hái và chế biến hạt.

Xử lý hạt: Hạt Sao khơng có tính ngủ đơng nên khơng cần xử lý phá ngủ và có thể thúc nảy mầm bằng cách ngâm hạt trong nƣớc khoảng 8 giờ trƣớc khi gieo.

Gieo hạt vãi đều trên luống. 1kg hạt gieo 8-10m2 sau đó phủ một lớp đất mịn khoảng 0,5-1 cm. tƣới nƣớc 2 lần/ngày. Luống gieo phải có giàn che.

Vỏ bầu làm bằng P.E và phải đảm bảo độ bền. Kích thƣớc bầu: 9x14 cm. Bầu không đáy và đục lỗ xung quanh.

Cấy cây mầm: Khi cây mầm nhô khỏi mặt đất 1,5-2 cm thì đem cấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản địa trồng tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 67 - 100)