Xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản địa trồng tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 75)

địa tại khu vực nghiên cứu

4.3.1. Biện pháp kỹ thuật đã và đang áp dụng cho 03 loài cây bản địa 4.3.1.1. Cây Sao đen (Hopea odorata Roxb)

a. Nguồn giống:

Nguồn giống phải thuộc vùng phân bố nhƣ Đồng Nai, Sông Bé và đƣợc các cơ sở có thẩm quyền trong ngành xác nhận về chất lƣợng. Cây mẹ lấy hạt giống phải sinh trƣởng tốt, thân thẳng, tán đẹp, không sâu bệnh và đã có từ 2 mùa quả trở lên, trong rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có tuổi từ 15 năm trở lên.

Thời vụ thu hái từ tháng 4 đến tháng 7

Thời điểm thu hái khi quả vừa chín lúc 2 cánh của quả bắt đầu chuyển từ màu xanh sang màu vàng và có những điểm đốm nâu ở đầu cánh.

68

Tiêu chuẩn chất lƣợng hạt giống: Giống do các đơn vị cung ứng phải có hóa đơn kèm phiếu kiểm định, kiểm nghiệm chất lƣợng hạt giống. Một số thông số cơ bản:

- Mỗi quả có một hạt: Đƣờng kính 0,7-1cm. - Hạt đa phôi: mỗi hạt trung bình 4 phôi. - Tỷ lệ nảy mầm đạt: 90-95%.

- Một kg hạt: 2.500-3.000 hạt không có cánh và 1.400-2.000 hạt có cánh.

b. Cây con

Vƣờn ƣơm phải theo tiêu chuẩn ngành 04-TCN-52-2002 đƣợc ban hành kèm theo quyết định số 3588/QĐ-BNN-KHCN, ngày 3/9/2002 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thời vụ gieo ƣơm: gieo sau khi thu hái và chế biến hạt.

Xử lý hạt: Hạt Sao không có tính ngủ đông nên không cần xử lý phá ngủ và có thể thúc nảy mầm bằng cách ngâm hạt trong nƣớc khoảng 8 giờ trƣớc khi gieo.

Gieo hạt vãi đều trên luống. 1kg hạt gieo 8-10m2 sau đó phủ một lớp đất mịn khoảng 0,5-1 cm. tƣới nƣớc 2 lần/ngày. Luống gieo phải có giàn che.

Vỏ bầu làm bằng P.E và phải đảm bảo độ bền. Kích thƣớc bầu: 9x14 cm. Bầu không đáy và đục lỗ xung quanh.

Cấy cây mầm: Khi cây mầm nhô khỏi mặt đất 1,5-2 cm thì đem cấy. Cấy cây mạ: Tuổi cây mà đem cấy tốt nhất là 45-60 ngày. Sau khi cấy phải tƣới nƣớc đủ ẩm và giữ ẩm liên tục, nhất thiết phải che bóng cho cây.

Tiêu chuẩn cây con cho trồng rừng: đƣờng kính cổ rễ: Dg ≥ 0.5 cm; chiều cao bình quân: Hbg ≥ 30-35cm; lựa chọn những cây cân đối, không sâu bệnh. Cây có nhiều rễ con phát triển tốt. Không trồng lúc cây có đọt non.

69

c. Trồng và chăm sóc:

Trong vùng dự án KfW4 Sao đen đƣợc trồng nhiều nhất trên nhóm dạng lập địa C (đất sau canh tác nƣơng rẫy; thực bì là cây thân thảo, cây cỏ…) có tầng đất dày từ 50 cm trở lên, hàm lƣợng sét từ 20- 25%, lƣợng mƣa trung bình năm trên 1800mm thuộc các loại đất Feralit trên đá phiến thạch, đá axít và hiện trƣờng trồng rừng thƣờng chọn những vị trí chân đồi hoặc ven khe.

Trồng thuần loài mật độ 1667 cây/ha với kích thƣớc 2mx3m, kích thƣớc hố đào 40x40x40cm.

Thời vụ trồng: vụ Xuân tháng 2, 3; vụ Thu tháng 7 đến tháng 9.

Trồng vào thời điểm râm mát, mƣa nhỏ hay nắng nhẹ và đát trong hố phải đủ ẩm.

Trồng dặm sau khi trồng chính 20-30 ngày tỷ lệ cây sống dƣới 80% thì phải tiến hành trồng dặm, nếu trên 80% thì chỉ trồng dặm chết tập trung. Trong 3 năm liền nếu tỷ lệ sống không đạt 80% mật độ ban đầu thì phải trồng dặm.

Thời gian chăm sóc 3 năm liền và mỗi năm chăm sóc tối thiểu là 2 lần.

4.3.1.2. Cây Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv)

a. Nguồn giống

Để đảm bảo chất lƣợng, dự án khuyến cáo nên sử dụng nguồn giống địa phƣơng có tại Thanh Hóa và Nghệ An.

Thu hái từ những cây có trong rừng tự nhiên, rừng trồng, vƣờn hộ hoặc cây trồng phân tán.

Chọn cây mẹ sinh trƣởng tốt, tán lá dầy cân đối, thân tròn đều, thân dƣới dài và không cụt ngọn.

Thời gian thu hái từ tháng 10-12

Quả chín có vỏ nâu hay xám đen, một số quả khi chín thì nứt để hạt rơi ra ngoài. Hạt khi chín có màu đen, bóng, cứng. Thời gian thu hái tốt nhất là khi lâm phần có 5-10% số cây có quả nứt.

70

Tiêu chuẩn chất lƣợng hạt giống

- Tỷ lệ chế biến: 8-10 kg quả/ 1 kg hạt. - Số lƣợng hạt/1kg: 1.100-1.300 hạt - Độ thuần: >95%

- Tỷ lệ nảy mầm: >85%

b. Cây con

Vƣờn ƣơm gần nguồn nƣớc sạch đủ tƣới quanh năm, không đƣợc dùng nƣớc ao tù, nƣớc đọng.

Tránh đặt vƣờn ƣơm nơi trũng, thiếu ánh sáng.

Không dùng đất đã qua canh tác bị bạc màu hay bị nhiễm bệnh

Thời vụ gieo; nên gieo hạt ngay sau khi thu hái, để trồng vụ Xuân nên gieo vào tháng 11-12

Xử lý hạt: Hạt Lim xanh có lớp vỏ cứng nên cần ngâm trong nƣớc rất lâu, ngâm nƣớc 600

C trong 8-10 giờ. Rửa hết lớp keo bám quanh hạt rồi tiến hành ủ trong 10-12 ngày, hạt sẽ nảy mầm. Hàng ngày tiến hành rửa chua bằng nƣớc ấm 1-2 lần cho đến khi hạt nứt nanh đem gieo.

Vỏ bầu làm bằng P.E và phải đảm bảo độ bền. Kích thƣớc bầu: 9x14 cm. Bầu không đáy và đục lỗ xung quanh.

Gieo hạt thẳng vào bầu: dùng que chọc thủng lỗ bầu sâu 1-2 cm bỏ 1 hạt rồi phủ đát kín. Tƣới nƣớc sau khi gieo

Cấy cây con: để bổ sung những cây bị chết, có thể gieo hạt lên luống, sau đó chọn nhƣng cây khỏe mạnh cấy vào bầu. Dùng cây mầm có chiều dài 1-1,5 cm để cấy. Cấy khi trời mƣa nhẹ hay râm mát, sau khi cấy nhất thiết phải có giàn che, độ che bóng 40-50% ánh sáng.

Tiêu chuẩn cây con cho trồng rừng: - tuổi cây 16 - 18 tháng tuổi.

71

- Chiều cao bình quân; 30 - 40 cm.

- Cây không sâu bênh, bộ rễ phát triển tốt có nấm cộng sinh, cây không cụt ngọn, không nhiều thân, không trồng cây khi đang có lá non

c. Trồng và chăm sóc:

Trong vùng dự án KfW4 Lim xanh đƣợc khuyến cáo trồng trên nhóm dạng lập địa A2, B và D2 thuộc các loại đất Feralit trên đá phiến thạch, đá axít, đá cát.

Mật độ trồng 1.111 cây/ha với kích thƣớc 3m x 3m, kích thƣớc hố đào 40 x 40 x 40 cm.

Thời vụ trồng: vụ Xuân tháng 2, 3; vụ Thu tháng 7 đến tháng 9.

Trồng cây vào những ngày mƣa nhỏ và râm, tránh trồng khi trời nắng nóng hay khi có gió mùa Đông Bắc.

Khi trồng nhất định phải rạch vỏ bầu.

Tỷ lệ cây sống phải đạt 85% trở lên, đến năm thứ 3 tỷ lệ này phải đạt thấp nhất 80%.

Thời gian chăm sóc 4 năm liền và mỗi năm chăm sóc tối thiểu là 2 lần.

4.3.1.3. Cây Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss)

a. Nguồn giống

Lấy giống tại các lâm phần chuyển hóa đƣợc công nhận, có thể lấy từ rừng trồng và rừng tự nhiên trong vùng dự án hay vùng có điều kiện tƣơng tự, cây mẹ lấy giống phải là cây đã có trên 2 mùa quả, sinh trƣởng tốt, tán đều, thân thẳng, không cong keo sâu bệnh.

Thu hái khi quả chín từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 1 năm sau, tùy khí hậu từng vùng mà có thể chín sớm hay muộn hơn. Khi chín quả có màu xanh thẫm hay xám, hạt có cánh khi chín hạt và cánh có màu cánh gián, nhân hạt chắc và có màu trắng. Khi quả chín gì sẽ nứt hạt bay ra ngoài, thu hái tốt nhất là lúc lâm phần có 5-10% số cây có quả nứt.

72

Tiêu chuẩn chất lƣợng hạt giống: - Khối lƣợng quả/1kg hạt: 8-10 kh - Số lƣợng hạt/kg: 60.000-80.000 hạt - Tỷ lệ nảy mầm: 95%

- Độ thuần: 95%

b. Cây con

Vƣờn ƣơm phải theo tiêu chuẩn ngành 04-TCN-52-2002 đƣợc ban hành kèm theo quyết định số 3588/QĐ-BNN-KHCN, ngày 3/9/2002 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo quy trình dự án KfW4 nhƣ:

- Gần nơi trồng rừng để đảm bảo chất lƣợng cây con và thuận tiện cho vận chuyển

- Vƣờn ƣơm nhỏ, phân tán, công suất cho mỗi vƣờm ƣơm < 50 ha trồng rừng

- Vƣờn ƣơm gần nguồn nƣớc sạch đủ tƣới quanh năm, không đƣợc dùng nƣớc ao tù, nƣớc đọng.

- Tránh đặt vƣờn ƣơm nơi trũng, thiếu ánh sáng. Thời vụ gieo ƣơm: Tháng 10-11

Xử lý hạt: diệt khuẩn bằng cách ngâm hạt 30 phút trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,1%. Vớt hạt ra cho khô rồi ngâm trong nƣớc nóng 30-350C khoảng 5-6 giờ. Cho hạt vào túi vải, ủ nơi khô ráo thoáng gió. Hảng ngày tiến hành rửa chua bằng nƣớc lã sạch, ấm 300C cho đến khi hạt nứt nanh 30% thì đem gieo.

Gieo hạt: Hạt đƣợc xử lý trộn với tro bếp để giao vãi đều lên luống. 1kg hạt gieo khoảng 50-60m2. Sau khi gieo lấp một lớp đất mỏng 0,3 – 0, 5 cm. Phủ rơm rạ đã khử trùng bằng nƣớc vôi lên trên mặt luống để giữ ẩm.

73

Vỏ bầu làm bằng P.E và phải đảm bảo độ bền. Kích thƣớc bầu: 9x13 cm. Bầu không đáy và đục lỗ xung quanh.

Cấy cây tiến hành khi trời râm mát hay mƣa nhẹ, tránh những ngày nắng nóng. Trƣơc khi nhổ cây cấy 1 ngày phải tƣới nƣớc cho luống cần lấy cây. Loại bỏ cây xấu, nếu rễ cây mầm quá dài có thể cắt bớt nhƣng tránh gây dập nát. Sau khi cấy cần tƣới nƣớc và tạo giàn che cho cây, độ che bóng khoảng 60%.

Tiêu chuẩn cây con trồng rừng: - Tuổi cây: 6 - 9 tháng

- Đƣờng kính cổ rễ: Do = 0,5 - 0,6 cm - Chiều cao: 0,4 m

- Cây tốt, thẳng, thân hóa gỗ hoàn toàn, không sâu bệnh, không cụt ngọn, không nhiều thân, rễ phát triển tốt nhiều rễ phụ

c.Trồng và chăm sóc:

Trong vùng dự án KfW4 Lát hoa đƣợc khuyến cáo trồng trên nhóm dạng lập địa A2, B và D2 thuộc các loại đất Feralit trên đá phiến thạch, đá axít, đá cát.

Trồng thuần với mật độ trồng 1.111 cây/ha với kích thƣớc 3m x 3m, kích thƣớc hố đào 40 x 40 x 40 cm.

Thời vụ trồng: vụ Xuân tháng 2 đến tháng 3; vụ Thu tháng 7 đến tháng 9. Trồng vào thời điểm râm mát,mƣa nhỏ và đất trong hố phải đủ ẩm. Rải cây đến đâu trồng ngay đến đó, phải trồng hết trong ngày. Khi trồng phải xé vỏ bầu và đặt cây con thẳng đứng vào giữa hố, tránh làm vỡ bầu.

Sau khi trồng 1 tháng phải kiểm tra tỷ lệ sống và trồng dặm nếu tỷ lệ sống dƣới 85%.

Thời gian chăm sóc 6 năm liền đặc biệt là 4 năm đầu. Ba năm đầu mỗi năm chăm sóc tối thiểu là 2 lần. Từ năm thứ 4,5,6 chăm sóc mỗi năm một lần.

74

Sau 10 năm nên tiến hành tỉa thƣa lần 1, loài Lát hoa nên tỉa thƣa 2-3 lần.

4.3.2.Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh

Từ kết quả nghiên cứu đƣợc và tài liệu kế thừa quy trình kỹ thuật của dự KfW4, tác giả đƣa ra một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng 03 loài cây bản địa nghiên cứu nhƣ sau:

4.3.2.1. Tỉa cành, tỉa thưa cho cây bản địa

Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ sống của các cây khá cao, kết hợp với mật độ trồng ban đầu hơi dày nên trong giai đoạn phát triển hiện nay thì nhu cầu về không gian dinh dƣỡng lớn vì vậy cần tỉa thƣa tạo tán và chặt bỏ những cây xấu, kém phát triển, cụ thể:

+ Nhóm cây sinh trƣởng tốt: Với những cây bản địa đang trong giai đoạn sinh trƣởng tốt, đã có một độ tàn che và cƣờng độ ánh sáng hợp lý thì việc tác động vào là không cần thiết. Nếu có, chỉ nên tỉa bỏ những cành sâu bệnh hoặc những cành đang vƣớng vào tán của cây bản địa, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chúng sinh trƣởng và phát triển.

+ Nhóm cây sinh trƣởng trung bình và xấu: Hai nhóm cây này cần điều khiển tán rừng theo hƣớng tỉa thƣa hoặc tỉa cành để đƣa về độ tàn che hợp lý tƣơng ứng với việc tăng tỷ lệ giữa cƣờng độ ánh sáng chiếu xuống tán cây. Cụ thể:

- Với loài Sao đen, mật độ ban đầu là 1.667 cây/ha. Thời điểm hiện tại là 10 năm tuổi, cây sinh trƣởng tốt nhƣng quá dày. Chính vì vậy tác giả đề xuất tỉa thƣa 1/3 số cây con lại. Tức là để lại mật độ 1.111 cây/ha.

- Loài Lát hoa, mật độ ban đầu là 1.111 cây/ha. Thời điểm hiện tại là 10 năm tuổi, cây sinh tốt nhƣng không đều, cần tỉa thƣa những cây xấu, sâu bệnh, mật độ để lại khoảng 833 cây/ha (Cự ly; 4x3m).

- Lim xanh là loài chịu bóng ở giai đoạn nhỏ, sau 5 năm cây sinh trƣởng bình thƣờng ở điều kiện ánh sáng tự nhiên. Khi trƣởng thành, Lim

75

xanh luôn vƣơn lên tầng cao nhất của rừng. Nên tỉa thƣa Lim xanh cho giai đoạn 10 tuổi là hợp lý. Mật độ để lại cho loài Lim xanh là 667 cây/ha (cự ly: 3x5m).

4.3.2.2. Chăm sóc

Độ sâu tầng đất thuộc mức trung bình, có hàm lƣợng mùn trong đất ở mức tiệm cận giàu đến giàu nên trong quá trình chăm sóc, nuôi dƣỡng rừng, nên hạn chế tình trạng rửa trôi tầng đất mặt.

Vệ sinh rừng, phát dọn cây bụi, dây leo:

Trong giai đoạn này cây bụi, dây leo có sự cạnh tranh không gian dinh dƣỡng đáng kể với cây bản địa. Do vậy, việc vệ sinh rừng và phát dọn cây bụi, dây leo là rất cần thiết. Chú ý nên để lại độ che phủ của cây bụi khoảng 40%, vì ở độ che phủ này sẽ đảm bảo giữ ẩm tốt cho đất tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trƣởng của cây bản địa . Tiến hành phát dọn cây bụi, dây leo mỗi năm một lần, vào thời điểm trƣớc mùa khô.

4.3.2.3. Trồng mới các loài cây bản địa khác

Qua kết quả nghiên cứu, sinh trƣởng của 3 loài cây trồng trên đều phát triển tốt. Tuy nhiên, cây Sao đen và cây Lát hoa cho sinh trƣởng tốt hơn cả so với Loài lim xanh. Một mặt, do Lim xanh là cây có nhu cầu ánh sáng ít vào giai đoạn đầu lại đƣợc trồng thuần loài với mật độ khá dày nên việc sinh trƣởng kém hơn cây ƣa sáng là Lát hoa và Sao đen là điều tất yếu. Vì vậy, cần có những nghiên cứu bổ sung về mật độ, công thức bón phân. Trồng cây phù trợ cho cây bản địa, có thể trồng theo hƣớng Nông lâm kết hợp,…

Nhân rộng các mô hình trồng Sao đen và Lát hoa ở các điều kiện khác nhau trong khu vực để so sánh. Trồng thêm một số cây bản địa theo hƣớng đa tác dụng nhƣ Giổi ăn hạt, Trám đen, Trám trắng,… tạo các mô hình trồng cây bản địa hỗn loài.

76

- Mật độ trồng: 625 cây/ha (4m x 4m). 400 cây/ha (5mx5m) - Cuốc hố thủ công: Kích thƣớc hố 40 x 40 x 40cm,

- Bón lót 0,2kg NPK/cây.

- Tiêu chuẩn cây con: Cây con đƣợc tạo từ hạt và đƣợc gieo ƣơm và cấy vào bầu 8 x 12cm. Tƣới, chăm sóc, nuôi cây trong vƣờn ƣơm từ 8 tháng đến 12 tháng, khi nào cây đủ tiêu chuẩn đƣờng kính gốc D00  5mm, HVN 

50cm, cây khỏe mạnh, sinh trƣởng tốt, không cong queo, sâu bệnh.

- Sau khi trồng 1 tháng tiến hành trồng dặm những cây bị chết đảm bảo tỷ lệ sống  90%.

77

Phần 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Tỷ lệ sống của các loài cây bản địa khá cao, loài Lát hoa trung bình đạt 85,51%, Lim xanh 82,63 %, Sao đen đạt 91,42%. Tỷ lệ cây có phẩm chất tốt lớn nhất ở loài Lát hoa (82,53%), và thấp nhất là loài Lim xanh (13,46%)

Sinh trƣởng đƣờng kính trung bình loài Sao đen lớn nhất đạt 13,5 cm; Lim xanh thấp nhất 10,3 cm; Lát hoa 12,4 cm.

Sinh trƣởng chiều cao trung bình lớn nhất ở loài Lát hoa Hvn = 12,6 m; tiếp theo là Sao đen 11,8 m và thấp nhất là Lim xanh 7,6 m.

Đất đai khu vực nghiên cứu có tầng đất trung bình từ 50 cm-100 cm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản địa trồng tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 75)