KBT L&SC Mù Cang Chải thuộc địa phận 5 xã: Chế Tạo, Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Lao Chải, Púng Luông, tổng số có 2.665 hộ với 17.236 khẩu trong đó nam 8.548 người và nữ 8.688 người. Mật độ dân số trung bình 26 người/km2, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 73,65%. Dân tộc thiểu số ở vùng đệm KBT L&SC Mù Cang Chải chủ yếu là người H'Mông chiếm 95,2% và chỉ có một vài dân tộc khác xen cư như Kinh (3,54%), Thái (1,26%), với những phong tục tập quán lâu đời và có những nét riêng của cha ông như thổi kèn lá, ném còn, bắn cung, ăn tết người Mông, ngày đón lúa mới…
Bảng 3.1. Tình hình dân số các xã KBT Xã Số thôn Số hộ Số khẩu Số hộ nghèo Tổng Nam Nữ Hộ % Chế Tạo 6 203 1.365 1.930 2.004 189 82,38 Nậm Khắt 9 463 3.380 1.980 1400 328 79,44 Púng Luông 7 256 1.745 849 896 187 80,26 Lao Chải 14 954 6.765 3.479 3.286 583 63,72 Dế Xu Phình 6 238 1700 960 740 130 62,45 Tổng 42 2.114 11.913 5.679 8.326 1.417 73,65
(Nguồn: Số liệu thống kê tại các xã KBTL&SC MCC, năm 2010)
Tuy nhiên đại bộ phận dân cư khu vực này có đời sống của còn gặp nhiều khó khăn, số hộ đói nghèo còn chiếm tỉ lệ khá cao (35%). Với truyền thống canh tác
sản xuất nương rãy nên nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình là là lúa, gạo, ngô, sắn và ít tiền mặt chủ yếu là từ việc bán trâu, bò hoặc bán một số lâm sản mà họ khai thác được và hàng năm họ nhận được một khoản rất nhỏ từ việc nhận hợp đồng bảo vệ rừng. Trong một năm người dân địa phương thiếu ăn từ 1 đến 3 tháng, nguyên nhân chính cũng là do trình độ dân trí cũng như kĩ thuật canh tác của người dân địa phương thấp (70% người dân biết chữ), thiếu vốn, thiếu diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp (chiếm 15%), dân số tăng nhanh. Từ vấn đề đói nghèo của người dân địa phương đã dẫn đến các hoạt động phá rừng làm nương rãy, khai thác, thu hái lâm sản và làm tăng áp lực lên tài nguyên thiên nhiên của KBT.