3.2.3.1. Cơ cấu các loại đất
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất các xã thuộc KBT Đơn vị: ha Xã Tổng Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất thổ cư Đất khác Chế Tạo 32.640,0 487,72 5.403,4 37,63 6,2 17.705,05 Nậm Khắt 11.850 1.217,95 2.742,2 53,7 26,2 7.809,95 Púng Luông 5.369 735,7 2.917,1 23,9 16,2 1.676,1 Lao Chải 15.860 804,6 1.499,9 39,1 24,06 13.492,34 Dế Xu Phình 4.357 518,08 1.925,00 23,69 15,87 1.874,36 Tổng 61.076 3.763,55 14.487,6 178,02 88,53 42.557,8
(Nguồn: Số liệu thống kê tại các xã KBTL&SC MCC, năm 2010)
Cơ cấu đất đai của KBT L&SC Mù Cang Chải gồm 4 nhóm đất chính: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất thổ cư và đất khác.
6.16% 23.72% 0.29% 0.13% 69.68% Đất NN Đất LN Đất chuyên dùng Đất thổ cư Đất khác
Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của KBT L&SC Mù Cang Chải
Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích đất nông nghiệp tại 5 xã trong KBT chiếm tỷ trọng quá ít 3763,55 ha, chiếm 6,16% tổng diện tích tự nhiên của KBT, với diện tích này chưa đáp ứng được nguồn lương thực cho toàn dân do phân chia đất đai, cơ cấu thôn bản, dân tộc, trình độ sản xuất. Người H’mông hầu hết sản xuất ở các vùng đất dốc, đầu tư thấp, thiếu đất canh tác, khó đầu tư nên đời sống khó khăn, mức sống thấp. Đây cũng là nguyên nhân của việc phá rừng lấy đất sản xuất, săn bắn động vật rừng, khai thác lâm sản trái phép làm suy kiệt dần TNR.
Diện tích đất lâm nghiệp trong 5 xã chiếm chiếm 23,72% tổng diện tích tự nhiên của KBT đều do BQL rừng phòng hộ Mù Cang Chải và Hạt kiểm lâm Mù Cang Chải quản lý. Các hoạt động của BQL rừng phòng hộ Mù Cang Chải ở khu vực này chủ yếu liên quan đến việc phát triển rừng, cụ thể là trồng rừng ở vùng đệm của KBT và nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ.
Diện tích đất ở bao gồm diện tích đất thổ cư 88,53 ha, chiếm 0,13%, đất chuyên dùng 178,02 ha chiếm 0,29% tổng diện tích tự nhiên của KBT. Trong đó, đất ở cơ bản đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở và công trình phục vụ sinh hoạt của các HGĐ trên địa bàn. Đất chuyên dùng gồm có trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng an ninh và đất có mục đích công cộng.
Diện tích đất khác chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 69,68% tổng diện tích tự nhiên của KBT. Bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi, đất núi đá không có rừng cây.
3.2.3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Người dân trong khu vực Mù Cang Chải chủ yếu sống bằng nghề nông chiếm 94,3% với tập quán canh tác làm lúa nước, làm rẫy, săn bắn và chăn nuôi.
Trồng trọt các loài cây trồng chính: Lúa nước, lúa nương, ngô, khoai, sắn… với các giống sẵn có tại địa phương, trình độ canh tác còn lạc hậu nên năng suất cây trồng thường không cao.
Bảng 3.3. Diện tích gieo trồng cây nông nghiệp của các xã thuộc KBT
Đơn vị: ha
Xã Lúa Hoa màu Cây dài ngày Cây ngắn ngày
Chế Tạo 165 82,6 60,62 6,0 Nậm Khắt 360 120,5 13,15 7,4 Púng Luông 211 60,2 13,2 3,9 Lao Chải 463 299,0 75,31 44,7 Dế Xu Phình 135 46,5 11,05 3,0 Tổng 1.334 608,8 173,33 65,0
(Nguồn: Số liệu thống kê tại các xã KBTL&SC MCC, năm 2010)
Diện tích đất nông nghiệp có tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích. Trong đó đất trồng lúa, màu ít, bình quân 285m2/khẩu. Với diện tích ruộng lúa nước bậc thang là1.334 ha có năng suất 28 tạ/ha, và cung cấp 246 kg/người/năm. Theo tiêu chuẩn an toàn lương thực thế giới của tổ chức FAO thì phải đạt 300 kg/người/năm. Như vậy, tình hình lương thực các xã chưa đáp ứng được đời sống của dân. Nguyên nhân một phần do diện tích đất trồng lúa ít, năng suất thấp, thiếu đầu tư về thủy lợi. Tuy vậy khả năng khai hoang còn khá lớn. Nếu có đầu tư thuỷ lợi nhỏ thì vấn đề lương thực ở địa phương có thể giải quyết được. Ngoài lúa, còn có nguồn thu khác từ chăn nuôi, hoa màu, thu hái lâm sản phụ.
3.2.3.3. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Song song với việc phát triển cây lúa thì chăn nuôi trong những năm gần đây đã được đầu tư và trú trọng cả về giống, số lượng và chất lượng từ các nguồn vốn Chương trình 30a, 135. Các loài gia súc lớn như Trâu, Bò, ngoài giải quyết sức kéo, phân bón cho nông nghiệp, thì còn là nguồn thu thực phẩm và tiền mặt thông qua
trao đổi buôn bán. Song với tập quán thả rông gia súc còn rất phổ biến dẫn đến ảnh hưởng lớn đến công tác QLBVR, đặc biệt là diện tích rừng trồng.
Bảng 3.4. Tình hình chăn nuôi tại các xã thuộc KBT
Đơn vị: Con Xã Trâu Bò Lợn Gà Vịt Chế Tạo 496 170 840 3521 246 Nậm Khắt 754 532 1352 4591 1024 Púng Luông 475 340 835 3634 1166 Dế Xu Phình 235 250 725 2314 60 Lao Chải 676 930 1760 9183 151 Tổng 2636 2222 5512 23243 2647
(Nguồn: Số liệu thống kê tại các xã KBTL&SC MCC, năm 2010)