KBT loài và sinh cảnh Mù Cang Chải
4.2.1. Nguyên nhân của các tác động tích cực của người dân trong công tác quản lý bảo vệ TNR tại địa phương
4.2.1.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân về ý thức QLBVR đã được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về QLBVR đã được BQL KBT Loài và sinh cảnh Mù Cang Chải chú trọng coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng, các kiểm lâm viên thường xuyên tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR bằng nhiều hình thức, kết hợp lồng ghép trong các buổi họp thôn bản để tuyên truyền. Kết quả từ đầu năm 2006 đến nay, đã tổ chức được 70 buổi họp với 1973 lượt người tham gia. Ngoài ra, BQL còn phối hợp với tổ chức Bảo tồn Động Thực vật hoang dã quốc tế - Chương trình Việt Nam (FFI/Việt Nam) phát tờ rơi, tuyên truyền về ĐDSH trong KBT, cùng tham gia quản lý, bảo vệ rừng và các loại động vật rừng. Đặc biệt, theo cuộc khảo sát của FFI trong thời gian từ năm 1999 - 2000 đã xác định tại KBT còn loài Vượn đen tuyền sinh sống ở Việt Nam. Quần thể phát hiện được ở vùng rừng xung quanh xã Chế Tạo là lớn nhất [30], sự tác động của người dân là mối đe dạo lớn nhất của loài Vượn. Do vậy, khi có sự tham gia của người dân vào công tác bảo tồn Vượn và sinh cảnh vùng núi đá của chúng thì họ lại là những đối tượng bảo tồn có hiệu quả nhất ở vùng này.
BQL KBT đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, Đài phát thanh truyền hình, Báo Yên Bái thực hiện chuyên mục QLBVR tại KBT, phát trên truyền hình và đăng trên báo Yên Bái.
4.2.1.2. Công tác tuần tra, kiểm tra rừng và xử lý vi phạm
Hạt Kiểm lâm KBT luôn tiến hành tổ chức, tuần tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm. Đặc biệt, từ tháng giêng năm 2003, FFI Việt Nam đã hỗ trợ Hạt Kiểm lâm Mù Cang Chải và Chi cục Kiểm Lâm Yên Bái thực hiện các hoạt động thực nghiệm xây dựng nhóm giám sát dựa vào cộng đồng. Theo đó, người dân địa phương có thể hỗ trợ Hạt Kiểm lâm Mù Cang Chải trong việc thực hiện kế
hoạch quản lý KBT, coi đó là “tai mắt” trong việc theo dõi rừng vùng sâu vùng xa mà Hạt Kiểm lâm đóng tại thị trấn không kiểm soát được. Sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm của KBT và đội tuần tra giám sát cộng đồng đã mang lại kết quả khá tốt. Trong năm 2010 đã lập 50 biên bản liên quan tới các hoạt động khai thác gỗ trái phép, săn bắn động vật hoang dã, thu giữ được 10 súng săn, 21 cưa máy… Ngoài ra, các xã trong KBT đều đã thành lập nhóm bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, hàng năm kí cam kết bảo vệ rừng và PCCCR với từng HGĐ.
4.2.1.3. Có sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ TNR
Các tổ chức bên ngoài cộng đồng bao gồm: Chi cục kiểm lâm Yên Bái, Ban quản lý KBT L&SC Mù Cang Chải, UBND xã và các phòng ban chức năng của xã….
Cộng đồng dân cư địa phương: Ban quản lý thôn, các tổ chức chính trị đoàn thể của thôn như chi hội nông dân, chi hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên….
Các tổ chức bên ngoài cộng đồng và cộng đồng dân cư địa phương đã có sự phối hợp với nhau trong công tác quản lý bảo vệ rừng thể hiện ở chỗ:
Các tổ chức hỗ trợ và tư vấn về kỹ thuật như: Trồng rừng, PCCCR lập kế hoạch quản lý bảo vệ rừng… thông qua các khóa tập huấn, họp dân. Cộng đồng dân cư địa phương cung cấp thông tin về địa phương, tình hình quản lý bảo vệ rừng, kiến thức bản địa… cho các tổ chức bên ngoài cộng đồng để đưa ra nhận xét khách quan và chính xác về địa phương mà họ quản lý. Ngoài ra, Ban quản lý KBT và chính quyền địa phương các xã nằm trong KBT và vùng giáp ranh luôn có các buổi họp giao ban để thống nhất kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn.