Nguyên nhân của các tác động bất lợi của người dân trong công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của người dân địa phương vào tài nguyên rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh mù cang chải, tỉnh yên bái​ (Trang 68 - 82)

lý bảo vệ TNR tại địa phương

4.2.2.1. Cơ cấu đất canh tác của người dân địa phương tại KBT L&SC MCC

Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất quý giá nói chung đối với toàn xã hội và đặc biệt vô cùng quý giá đối với những người nông dân. Trên mảnh đất của mình, người nông dân trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và gián tiếp sản xuất ra các sản phẩm chăn nuôi và các loại khác tạo thu nhập cho gia đình.

5.98% 27.08% 0.28% 0.12% 66.55% Đất NN Đất LN Đất chuyên dùng Đất thổ cư Đất khác

Hình 4.6. Cơ cấu đất đai trung bình của HGĐ tại 3 xã nghiên cứu

Ở khu vực nghiên cứu, mặc dù người dân địa phương sống chủ yếu bằng nghề nông nhưng diện tích đất đai dành cho nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ 5,98% trong tổng diện tích đất tự nhiên của 3 xã (hình 4.6). Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu đất đai của xã 27,08%, tuy nhiên hiện nay một phần lớn diện tích lâm nghiệp này vẫn được người dân sử dụng để canh tác nông nghiệp. Một phần lớn diện tích đất khác chưa sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp cũng như các nhu cầu khác của con người chiếm tỷ lệ lớn 66,55% trong tổng diện tích đất tự nhiên của 3 xã.

Diện tích đất dành cho nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (5,98% trong tổng diện tích đất tự nhiên của 3 xã), chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về lương thực và các chi phí sinh hoạt của người dân nơi đây, do vậy một phần đất lâm nghiệp thuộc quản lý của KBT đã có mặt trong cơ cấu đất canh tác của họ. Mặc dù người dân biết đất canh tác trên diện tích này là vi phạm quy chế quản lý của KBT song vì nhu cầu lương thực, vì cuộc sống trước mắt nên họ sẵn sàng vi phạm. Phần lớn diện tích đất hiện đang canh tác lúa, ngô, đậu… và là nguồn thu nhập quan trọng để phục vụ sinh hoạt của người dân.

Hiện nay, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp, đất ở (sổ đỏ) và đất lâm nghiệp (sổ xanh) đã và đang được tiến hành. Theo báo cáo của phòng Nông nghiệp huyện Mù Cang Chải, hiện nay đã cấp giấy chứng

nhận (sổ đỏ) cho đất lúa và đất ở tại xã Dế Xu Phình là 305,2 ha và ở Nậm Khắt 512 ha. Ở xã Chế Tạo, hầu hết các hộ gia đình chưa được cấp sổ. Nguyên nhân chủ yếu là do xã ở xa, cách trở, số lượng cán bộ địa chính của huyện rất ít không triển khai được. Ngoài ra còn do việc xác định ranh giới rất khó khăn, đặc biệt là ranh giới rừng trồng và rừng tự nhiên.

4.2.2.2. Cơ cấu thu nhập của của người dân địa phương tại KBT L&SC MCC

Cơ cấu thu nhập của người dân địa phương bao gồm 4 nguồn chính:

- Sản xuất nông nghiệp: Bao gồm thu từ canh tác ruộng, vườn nhà và chăn nuôi.

- Sản xuất lâm nghiệp: Gồm các khoản thu trên diện tích đất lâm nghiệp, công khoán bảo vệ rừng.

- Canh tác và khai thác sản phẩm rừng: Gồm các nguồn thu từ trồng trọt trên đất rừng và KBT, các nguồn thu từ khai thác gỗ, săn bắn, khai thác LSNG, chăn thả gia súc.

- Nguồn thu khác: Gồm làm thuê, lương, nghề phụ, kinh doanh, hỗi trợ từ nhà nước và KBT.

Kết quả tổng hợp cơ cấu thu nhập tại khu vực nghiên cứu được phản ánh qua hình 4.7: 2.04% 37.84% 53.21% 6.91% TN LN TNNN TN canh tác và KT sản phẩm rừng Nguồn khác

Qua hình 4.7 cho thấy, thu nhập từ canh tác và khai thác các sản phẩm từ rừng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu thu nhập của HGĐ, chiếm 53,21%, tiếp đến là thu nhập từ nông nghiệp (37,84%), thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ 2,04%. Điều này phản ảnh rõ nét hoạt động sản xuất lâm nghiệp còn mờ nhạt, cần nghiên cứu cơ chế, giải pháp để thu hút người dân địa phương tham gia vào hoạt động này mạnh hơn, coi phát triển lâm nghiệp là thế mạnh của vùng và hướng tới giảm tải áp lực vào TNR của KBT.

Khi xét cơ cấu thu nhập của từng nhóm kinh tế hộ cho thấy, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn ở các hộ thuộc vào nhóm I, II lần lượt là 43% và 46% (Hình 4.8) trong tổng thu nhập hàng năm của hộ. Điều này chỉ ra rằng, ở nhóm hộ khá và thoát nghèo đã chú trọng nhiều hơn vào canh tác nông nghiệp, biết đầu tư vào sản xuất như phân bón, giống… cho năng suất cao trong nông nghiệp nên sự phụ thuộc của nhóm hộ này vào rừng cũng ít hơn so với nhóm hộ III. Thu nhập từ canh tác nương và khai thác sản phẩm từ rừng của nhóm này chiếm 37 - 38% tổng thu nhập hằng năm. Đặc biệt, tỷ lệ thu nhập ở nguồn khác chiếm tỷ lệ khá cao so với nhóm hộ III, chiếm 13 - 17% tổng thu nhập, chứng tỏ ngoài thu nhập từ nông nghiệp và dựa vào TNR họ đã biết tiếp cận với những cách làm kinh tế mới nhằm tăng thu nhập cho gia đình.

Ở nhóm hộ III, tỷ lệ thu nhập canh tác và khai thác sản phẩm từ rừng chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 58,31%. Trong khi đó thu nhập từ nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp 36%, thu nhập từ nguồn thu khác rất thấp chỉ từ 2 - 4%. Điều này cho thấy các hộ gia đình nghèo lại càng phụ thuộc vào rừng nhiều hơn, họ cũng khó tiếp cận được các tiến bộ trong canh tác cũng như trong sản xuất. Nhóm hộ III có tỷ lệ khá cao trong xã vùng lõi Chế Tạo (25/30 hộ được phỏng vấn đều thuộc nhóm III). Như vậy, nhóm hộ nghèo, đặc biệt là hộ nằm trong vùng lõi có cuộc sống khó khăn, và phụ thuộc rất nhiều vào TNR.

0 10 20 30 40 50 60 70 Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm KT hộ % TNNN TN canh tác và KT sản phẩm rừng Nguồn khác TN LN

Hình 4.8. Cơ cấu thu nhập của HGĐ theo nhóm kinh tế hộ tại 3 xã nghiên cứu

KBT L&SC Mù Cang Chải được thành lập vào năm 2006. Sự thành lập của KBT đã có tác động không nhỏ tới cuộc sống của người dân sống trong và gần rừng. Việc thành lập KBT đã tác động tới thu nhập của các HGĐ ở đây ra sao? Kết quả phỏng vấn 90 HGĐ cho kết quả ở hình 4.9.

30%

22.70% 47.30%

Tăng lên Giảm đi Không thay đổi

Hình 4.9. Ý kiến đánh giá của các HGĐ về sự thay đổi tổng thu nhập hàng năm hiện nay so với trước khi thành lập KBT tại 3 xã nghiên cứu

Qua biểu đồ cho thấy, 30% số hộ được điều tra cho rằng, tổng thu nhập của gia đình họ tăng lên từ khi KBT được thành lập, 22,70% số hộ cho rằng thu nhập của gia đình giảm đi và 47.30% có ý kiến thu nhập của hộ không thay đổi. Đặc biệt, các HGĐ đều cho rằng thu nhập từ sản suất nông nghiệp của họ tăng lên so với trước năm 2006, nguyên nhân là do được đầu tư phân bón, giống mới và đã có thuỷ lợi nhỏ để tưới tiêu. Việc mở rộng đường giao thông và đầu tư cơ sở hạ tầng cũng thúc đẩy phát triển sản xuất và giao thương giữa xã và trung tâm thị trấn. Một số các hộ cho rằng năng suất sản xuất nông nghiệp giảm mà nguyên nhân chủ yếu do diện tích đất canh tác bị thu hẹp, hoặc không mở rộng được diện tích đất canh tác do việc thành lập KBT.

Thu nhập từ canh tác và khai thác sản phẩm rừng của 50/90 HGĐ được phỏng vấn đều giảm đi so với trước năm 2006. Nguyên nhân một phần đất canh tác nương được chuyển về vùng lõi, làm giảm đi đáng kể thu nhập từ canh tác. Mặt khác, lệnh cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên, săn bắn cái loài động vật hoang dã, nghiêm cấm không được đốt rừng, phá rừng làm nương rãy… được triển khai làm cho thu nhập từ nguồn này của người dân giảm hẳn. Chỉ một số ít hộ trả lời thu nhập từ canh tác và khai thác TNR của họ không bị giảm từ khi KBT được thành lập nhưng chủ yếu các hộ này sống trong vùng lõi, cuộc sống chủ yếu tự cung tự cấp, sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

4.2.2.3 . Các nguyên nhân về kinh tế

a) Nhu cầu và khả năng đáp ứng về lương thực

Lúa gạo là sản phẩm lương thực luôn được coi trọng hàng đầu trong canh tác nông nghiệp của người dân, vì đây là nguồn quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực cho chính họ và toàn xã hội. Trong cơ cấu sử dụng đất, đất dành cho nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ 5,98% trong tổng diện tích đất tự nhiên của 3 xã nghiên cứu. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh lương thực cho khu vực là một vấn đề lớn được đặt ra.

Bảng 4.12. Nhu cầu và khả năng đáp ứng về lương thực cho các HGĐ Số hộ tham gia PV Diện tích lúa nước TB (m2) Thu nhập TB từ lúa (ngàn đồng/năm) Nhu cầu về lương thực TB (ngàn đồng/năm) Khả năng đáp ứng lương thực TB (%) Chế Tạo 30 2373,3 3210 6416 50,03 Dế Xu Phình 30 3683,3 4850 8514 56,69 Nậm Khắt 30 3233 3703 7860 47,11 Tồng 90 3096,53 3921 7596,67 51,28

(Nguồn: Tổng hợp và phân tích kết quả hiện trường, 2011)

Ở khu vực nghiên cứu, mỗi HGĐ có 5 - 6 nhân khẩu trung bình có 2 - 3 bung ruộng (1 bung tương đương với 1000m2). Bên cạnh đó, việc đầu tư cho sản xuất còn hạn chế, thiếu nước sản xuất (nên phần lớn chỉ sản xuất 1 vụ), thiếu vốn đầu tư chăm sóc, rất ít hoặc không áp dụng khoa học kỹ thuật canh tác nên năng suất cây trồng thấp. Chính vì vậy, sản lượng lương thực của HGĐ không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Kết quả thống kê cho thấy, diện tích lúa canh tác ở khu vực mới chỉ đáp ứng 51,28% nhu cầu lương thực của người dân, trong đó tại xã Dế Xu Phình, khả năng đáp ứng nhu cầu lương thực cao nhất trong 3 xã nghiên cứu chỉ đạt 56,69%, xã Nậm Khắt chỉ đáp ứng 47,11% nhu cầu lương thực của các HGĐ. Nhiều HGĐ phải canh tác thêm lúa nương, ngô nhằm bù đắp sự thiếu hụt này, một số hộ còn ăn ngô trong tháng thiếu ăn.

Do sự phụ thuộc vào nguồn nước (nước trời), nên người dân vùng cao thường canh tác 1 vụ lúa, còn 1 vụ trồng ngô, sắn thay thế… vì vậy việc đáp ứng nhu cầu lương thực là rất khó khăn. Trong tương lai, nếu diện tích đất nông nghiệp và sản lượng không tăng, nhưng dân số ngyà càng tăng thì khả năng người dân tác động vào rừng là không tránh khỏi. Do đó, việc đảm bảo an ninh lương thực là một trong giải pháp quan trọng góp phần không nhỏ vào công tác quản lý bảo vệ tại KBT L&SC Mù Cang Chải

b) Nhu cầu về củi đốt

Cuộc sống của người dân địa phương đã gắn bó với rừng từ lâu đời và sử dụng gỗ củi làm chất đốt đã trở thành thói quen, tập quán và là nét đặc trưng không thể thiếu được của người dân tộc thiểu số nói chung và cộng đồng dân tộc tại KBT loài và sinh cảnh Mù Cang Chải nói riêng. Có thể nói, người dân sống tại đây sinh ra đã gắn bó với rừng, sử dụng các sản phẩm từ rừng, họ xem gỗ củi là sản phẩm không mất tiền mua và thuận lợi khi sử dụng.

Chất đốt là vật chất quan trọng không thể thiếu trong đời sống của HGĐ, là nguồn năng lượng được sử dụng để tạo ra bữa ăn hàng ngày và là nguồn nhiệt sưởi ấm trong mùa đông. Ngoài ra, chất đốt này còn là thứ vũ khí xua đuổi tà mà và thú dữ nơi rừng thiêng. Như vậy, trong các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng gỗ củi trên địa bàn có cả yếu tố xã hội và kinh tế.

Bảng 4.13. Nhu cầu về chất đốt của HGĐ tại KBT L&SC Mù Cang Chải

NC về củi TB (kg/ngày/hộ) NC về củi TB (kg/năm/hộ) Chi phí củi TB (triệu đồng/năm) Chế Tạo 17,5 6387,5 2,01 Dế Xu Phình 12,97 4732,83 1,49 Nậm Khắt 10,2 3723 1,17 Tồng 13,53 4947,78 1,56

(Nguồn: Tổng hợp và phân tích kết quả hiện trường, 2011)

Ở khu vực nghiên cứu, nhu cầu về củi gỗ chủ yếu phục vụ đun nấu và sưởi ấm, được lấy từ rừng tự nhiên. Kết quả thống kê được trình bày trong Bảng 4.10. Bình quân mỗi HGĐ cần 13,53 kg củi/ngày, trong 1 năm, 1 HGĐ cần 4947,78 kg củi/ năm tương đương 1,56 triệu đồng. Nhu cầu chất đốt của người dân tại xã vùng lõi Chế Tạo là cao nhất 6387,5 kg/năm/hộ, thấp nhất là xã Nậm Khắt 3723 kg/năm/hộ. Sở dĩ có sự khác biệt về nhu cầu sử dụng gỗ củi là do người dân tại xã vùng đệm có thêm các nguồn chất đốt khác ngoài củi. Đã có một số hộ sử dụng than đá thay củi hay sử dụng các loại bếp tiết kiệm củi…để phục vụ đun nấu. Theo nhận định, đây là một trong những biện pháp góp phần làm giảm nhu cầu gỗ củi phục vụ

sinh hoạt ở các HGĐ vùng đệm và cần nhân rộng mô hình nhằm giảm áp lực gỗ củi của người dân vào rừng. Có thể nói rằng, nhu cầu sử dụng gỗ củi đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết nhằm góp phần bảo vệ tính đa dạng và phong phú nguồn tài nguyên của KBT hiện nay.

c) Cơ hội sinh kế

Thực tế cho thấy, xu hướng sinh kế của người dân trong các KBT và VQG tiếp cận theo 3 hướng: Một là, người dân tự phát triển sản xuất nội tại bằng chính nỗ lực của họ và một phần từ bên ngoài (từ một số chương trình dự án của Nhà nước và tổ chức phi chính phủ); Hai là, người dân hướng sinh kế ra bên ngoài như đi làm thuê, buôn bán, hoạt động dịch vụ…; Ba là, người dân hướng tác động vào TNR như khai thác các sản phẩm từ rừng, sử dụng đất rừng trồng cây nông nghiệp, bãi chăn thả…

Tại KBT L&SC Mù Cang Chải, tuy đã nhận được một số hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước từ khi KBT được thành lập, song vẫn chưa đem lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống người dân nơi đây. Trong những năm gần đây, mặc dù năng suất cây trồng tăng do sử dụng giống mới và phân bón, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lương thực của người dân. Tập quán canh tác truyền thống, đất đai bạc màu và xấu dần theo thời gian, độ dốc cao, ít áp dụng tiến bộ về kĩ thuật trong sản xuất nên năng suất vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu người dân. Bên cạnh đó, việc canh tác phụ thuộc nhiều vào nước mưa, chưa có biện pháp phòng trừ sâu bệnh, thiên tai… Các vật nuôi ở HGĐ chủ yếu là lợn, gà, vịt… nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, quy mô chăn nuôi nhỏ, thả rông nên hầu như năng suất không cao. Như vậy, xu hướng phát triển sản xuất nội tại chưa phải là hướng đi mũi nhọn của người dân tại đây.

Song song với phát triển sản xuất nội tại, một số HGĐ có lao động nông nhàn đã tiếp cận với số dịch vụ bên ngoài như làm thuê, bốc vác… nhưng số lượng lại không nhiều. Công việc này thu nhập bấp bênh và không thường xuyên. Hoạt động buôn bán và dịch vụ tuy đã xuất hiện tại vùng đệm nhưng số lượng ít và mang tính nhỏ lẻ. Đã có đường giao thông đến trung tâm xã mặc dù chủ yếu là đường đất.

Đặc biệt, đường đi vào các bản rất khó khăn do địa hình dốc và bị chia cắt bởi núi, đồi, suối. Vì vậy, ảnh hưởng tới khả năng giao thương trao đổi hàng hoá, buôn bán, tiêu thụ của người dân.

Như vậy, đối với cộng đồng KBT loài và sinh cảnh Mù Cang Chải các cơ hội sinh kế phát triển sản xuất nội tại và bên ngoài đối với người dân chưa phát huy hiệu quả. Tác động vào TNR là cơ hội có triển vọng nhất về giải quyết nhu cầu kinh tế trước mắt của cộng đồng địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của người dân địa phương vào tài nguyên rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh mù cang chải, tỉnh yên bái​ (Trang 68 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)