Giải pháp đề xuất cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của người dân địa phương vào tài nguyên rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh mù cang chải, tỉnh yên bái​ (Trang 83)

4.3.2.1. Các giải pháp về mặt xã hội a) Công tác tuyên truyền vận động

Từ kết quả điều tra cho thấy rằng, số hộ trả lời họ không biết hoặc không được hỗ trợ từ chương trình nào chiếm tỷ lệ cao, chương trình 5 triệu ha rừng và việc triển khai hoạt động BVR tại KBT có đến 78,5% số HGĐ. Sở dĩ có kết quả này theo chúng tôi là do chương trình tuyên truyền chưa rộng khắp tới người dân.

Vì vậy, để nâng cao hiểu biết của người dân về vai trò của TNR đối với sinh kế của họ, đồng thời giảm thiểu các tác động bất lợi của các HGĐ vào rừng và đất rừng thì công tác tuyên truyền cần quan tâm đúng mức. Cần tuyên truyền các quy định của pháp luật trong công tác bảo vệ rừng như Luật BVPTR; NĐ 159/CP qui định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBVR; NĐ 32/CP qui định động, thực vật hoang dã quí hiếm và chế độ quản lý bảo vệ; NĐ 09/CP qui định về PCCCR; các quy định về bảo tồn ĐDSH. Đơn vị chủ rừng phối hợp với thôn, bản tổ chức các hội nghị ở các cụm dân cư giáp rừng, phát loa cộng đồng, phát tờ rơi, panô áp phích, tuyên truyền trong trường học bằng các bài hát, vở kịch về bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của rừng đối với cuộc sống của họ. Khi nhận thức được vấn đề thì chính họ tự nguyện

tham gia với đơn vị quản lý cùng tham gia bảo vệ rừng giảm thiểu tác động bất lợi đến rừng.

b) Nâng cao vai trò của các bên liên quan đến bảo vệ TNR

Vai trò của người dân: Người sống gần rừng, nhất là đồng bào dân tộc bao đời gắn bó với rừng, họ vừa là đối tượng tác động vào rừng để cải thiện cuộc sống hàng ngày vừa là nguồn nhân lực tại chỗ quan trọng có tính chất quyết định để thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng, là lực lượng PCCCR, diệt trừ sâu bệnh hại rừng, thông tin phát hiện kịp thời các vụ vi phạm vào rừng. Người dân cũng quyết định thay đổi các tập quán và tự kiểm soát các hoạt động của mình để bảo tồn TNR.

Vai trò của chính quyền địa phương: Chính quyền bản; chính quyền xã, chủ tịch xã thực hiện trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo theo dõi, kiểm tra công tác QLBVR ở các bản và Kiểm lâm địa bàn; chịu trách nhiệm quản lý các diện tích rừng trên địa bàn xã, là cầu nối giữa chính quyền cấp huyện, các cơ quan liên quan với cộng đồng dân cư bản để thực hiện có hiệu quả công tác QLBVR; xử phạt hành chính trong lĩnh vực QLBVR; giải quyết các mâu thuẫn giữa các bản trong xã giáp ranh trong công tác QLBVR.

Vai trò của các cơ quan quản lí nhà nước

KBT L&SC Mù Cang Chải: Trực tiếp QLBVR; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BVR, nắm các đối tượng thường xuyên chặt phá, khai thác, lấn chiếm đất lâm nghiệp, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, hiểu rõ TNR ưu tiên các khu vực bảo vệ trọng điểm để xây dựng kế hoạch QLBV; chủ động phối hợp với Chính quyền địa phương để bàn bạc đầu tư kinh phí cho các chương trình tạo cơ hội việc làm cho người dân hay hợp tác quốc tế trong công tác bảo tồn phát triển rừng, xây dựng các chính sách hưởng lợi khi người dân tham gia các hoạt động lâm nghiệp, giải quyết nhu cầu đất sản xuất cho người dân trên nguyên tắc bảo vệ TNR.

Xây dựng quy ước bảo vệ rừng

Xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước bảo vệ rừng trong thôn bản để người dân thực hiện. Nội dung quy định trách nhiệm quyền lợi và trách nhiệm của người

dân, những hành vi bị cấm nêu cụ thể dễ hiểu, công tác phối hợp giữa các cộng đồng dân cư và giữa người dân trong việc QLBVR. Qua thực hiện quy ước hàng năm có tổng kết đánh giá việc thực hiện quy ước của các HGĐ từ đó biện pháp giải quyết trên tinh thần cộng đồng có tác dụng giáo dục, ngăn chặn về lâu dài việc tác động trái phép của người dân địa phương vào TNR.

4.3.2.2. Các giải pháp về mặt kinh tế

a) Tăng cường công tác trồng rừng trên các diện tích đất được giao, nhận khoán bảo vệ rừng và tạo cơ hội việc làm cho người dân

Qua thực tế cho thấy, cộng đồng địa phương chưa khai thác có hiệu quả các tiềm năng của đất và rừng. Năng suất các loại cây trồng nông nghiệp còn hạn chế, hiệu quả sử dụng đất còn thấp. Hầu hết diện tích đất lâm nghiệp giao cho các HGĐ đều chưa được sử dụng một cách có hiệu quả. Phần lớn các hộ không có sự tác động nào vào các diện tích đó, chỉ một số ít hộ trồng sơn tra theo dự án năm 2004, nhưng hiện nay vẫn cho thu hoạch. Do vậy nếu khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này thì đây sẽ là tiềm năng có thể phát triển nhằm tăng thu nhập cho người dân địa phương.

UBND các xã tiếp tục tuyên truyền và tổ chức cho người dân đăng ký trồng rừng sản xuất theo chương trình 30a của Chính phủ trên cơ sở phù hợp với quy định chung của xã. Hỗ trợ các HGĐ trồng rừng sản xuất được thực hiện theo quyết định 21/2008/QĐ - UNBD tỉnh Yên Bái với mức hỗ trợ phân bón, cây giống và một phần nhân công là 4 triệu đồng/ha.

- Mô hình trồng Sơn tra:

Mù Cang Chải là địa phương có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với loài cây này. Trung bình 1 ha, người dân sẽ ước thu được 4,5 - 6 tấn quả, nếu tính giá trung bình của mùa vụ năm nay, giá sơn tra đạt 5.000 – 7.000 đ/kg thì đây thật sự là một nguồn thu vô cùng quan trọng giúp người dân vùng cao, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Huyện phấn đấu đến hết năm 2015 sẽ hình thành vùng sơn tra rộng 700 – 800 ha. Cùng với đó, địa phương cũng lập phương án xây

dựng các cơ sở chế biến vừa và nhỏ kết hợp với việc tìm kiếm các đối tác bao tiêu sản phẩm.

Phương án kĩ thuật :

* Hạt trước khi ươm bầu cần ngâm nước sạch 2 sôi 3 lạnh trong 6 giờ thì vớt ra, để ráo nước rồi đưa vào ủ, thời gian ủ 3 - 4 ngày, hàng ngày rửa chua cho hạt ủ mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

* Khi hạt nây mầm cần đưa ra bầu có kích thước 9 x 14 cm, ruột bầu chứa 84% đất, 15% phân chuồng hoai mục và 1% phân lân. Vườn ươm phải có giàn che và đẩm bảo đủ ẩm cho bầu hàng ngày, thời gian ươm từ 7 - 8 tháng.

* Tiêu chuẩn cây con: Tuổi gieo ươm trên 7 tháng, có đường kính cổ rễ (d) trên 3mm, chiều cao (h) trên 40cm.

* Mật độ trồng: 1.600 cây/ha (cây cách cây 2,5m, hàng cách hàng 2,5m). *Thời vụ trồng : 5 đến tháng 7 hàng năm.

- Mô hình trồng Thảo quả

Trong Đề án “Quản lý cây Thảo quả gắn với phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2010 - 2015”, huyện Mù Cang Chải đã có giải pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh để thu mua, hoặc sấy khô chế biến thành phẩm trước khi xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm thảo quả. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện tại huyện Mù Cang Chải có 848,6 ha cây thảo quả, mỗi ha thảo quả cho thu hoạch 2 đến 2,5 tạ, với giá bán ra thị trường từ 40.000 đồng đến 120.000 đồng/kg. Đây là hướng đi giúp người dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập của HGĐ. Tuy nhiên, khi tiến hành theo mô hình này, cần hướng dẫn cụ thể như: Chỉ trồng Thảo quả trên diện tích rừng nhận giao khoán bảo vệ, đó là giải pháp để cây Thảo quả không phát triển tự do, không phá rừng để trồng Thảo quả hoặc lấy gỗ sấy thảo quả.

Phương án kĩ thuật:

* Mật độ trồng 2000 cây/ha * Kĩ thuật trồng:

- Trồng bằng cây con gieo từ hạt: Dùng cuốc moi đất tạo hố có kích thước khoảng 15x15x15cm đủ để đặt cây con, đặt cây thẳng đứng giữa hố, lấp đất dậm chặt, không lấp đất sâu quá cổ rễ.

- Trồng bằng thân ngầm: Dùng cuốc moi đất tạo hố có kích thước khoảng 20x20x20cm đặt cây đúng giữa hố, sau đó lấp đất đầy hố, lấy chân dậm chặt xung quanh gốc, chú ý không lấp đất sâu quá cổ rễ và không làm tổn thương đến mắt mầm.

* Thời vụ trồng: Tháng 6 - 8 và tháng 2 - 3

* Chăm sóc hàng năm 3 năm đầu chăm sóc 2 - 3 lần/năm, năm thứ 4 trở đi chăm sóc chính 1 lần/năm trùng vào thời gian thu hoạch quả tháng 9-10.

b) Quy hoạch vùng chăn thả gia súc và trồng cỏ chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi gia súc sinh sản là một hướng tốt để tạo thu nhập trong HGĐ. Tuy nhiên, nơi chăn thả gia súc là một vấn đề nan giải. Hiện nay, 72,1% số HGĐ đang chăn thả trâu, bò trên rừng tự nhiên với 2 hình thức là thả rông hoàn toàn và chăn dắt kết hợp thả rông, gây ảnh hưởng tới tái sinh tự nhiên của cây rừng và sự tồn tại của các sinh vật rừng. Vì vậy, quy hoạch một số diện tích đất nhất định phục vụ chăn thả là việc cần thiết, thông qua đó vừa hạn chế tác động tiêu cực của gia súc đến TNR, vừa kiểm soát được số lượng gia súc, dịch bệnh… của HGĐ.

Do lượng thức ăn trong tự nhiên ngày càng giảm, muốn duy trì phát triển nguồn thức ăn lâu dài cho chăn nuôi, người dân cần phải sử dụng có hiệu quả các nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương, đồng thời chuyển đổi một số diện tích đất để trồng cỏ thâm canh chăn nuôi gia súc.

Một số giống cỏ chăn nuôi có thể trồng ở địa phương là:

+ Cỏ Voi ( Penuisetum purpureum) là giống cỏ thân đứng có chiều cao 1.5 – 2 m. Một năm có thể thu cắt 6- 7 lứa với sản lượng 80 – 120 tấn/ ha/ năm. Cỏ Voi có thể dùng cho ăn tại chuồng hoặc ủ chua dự trữ vào mùa đông.

+ Được sự hỗ trợ của UBND tỉnh Yên Bái, địa phương đang trồng thử nghiệm giống cỏ Guatemala, với mức hỗ trợ 12,5 triệu đồng/ha. Cỏ Guatemala có

nguồn gốc từ nước Guatemala (vùng Nam Mỹ), được nhập nội vào nước ta từ lâu. Loại cỏ này rất dễ trồng, sinh trưởng quanh năm. Trồng một lần, 4 - 5 năm sau mới phải trồng lại. So với nhiều loại cỏ khác tuy năng suất có thấp hơn (đạt trung bình từ 80-100 tấn/ha/năm) nhưng khả năng chịu được hạn, rét và chịu sương muối của cỏ Guatemala rất cao. Khi cây đã cho thu hoạch người dân bóc lá cho gia súc ăn dần theo lứa, vứt bỏ thân cây già. Ngoài ăn tươi, có thể chế biến bằng cách ủ chua để làm thức ăn dự trữ cho gia súc vào các tháng mùa khô khan hiếm cỏ tươi.

c) Phát triển du lịch sinh thái

Mù Cang Chải có 700 ha ruộng bậc thang (trong đó hơn 47% tập trung ở 3 xã: La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình). Ruộng bậc thang không chỉ cho năng suất cao và ổn định, góp phần cải thiện đời sống dân cư, góp phần hạn chế việc chặt phá rừng làm nương rẫy mà còn làm nên danh thắng kỳ vĩ. Đó là sản phẩm hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người. Năm 2007, ruộng bậc thang ở 3 xã này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc gia.

KBT L&SC Mù Cang Chải với nhiều loài động, thực vật quý hiếm đặc biệt là loài Niệc cổ hung (Aceros Nipalensis), hiện nay chỉ còn thấy ở Mù Cang Chải và vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An), loài Vượn đen tuyền (Hylobates concolor concolor)với khoảng hơn 200 cá thể, hiện nay tại Việt Nam mới chỉ xác định ở hai địa điểm là phía Bắc huyện Văn Bàn (Lào Cai) và vùng giáp ranh giữa Mù Cang Chải (Yên Bái) và Mường La (Sơn La). Với tiềm năng trên sẽ là lợi thế giúp khu vực phát triển về du lịch tham quan và nghiên cứu khoa học.

Trong tương lai, du lịch Mù Cang Chải kết hợp cùng du lịch văn hóa Mường Lò và khu sinh thái Suối Giàng (Văn Chấn) sẽ tạo nên một không gian du lịch sinh thái văn hóa rộng lớn ở phía Tây tỉnh Yên Bái

Để du lịch sinh thái có thể phát triển, tạo thế mạnh của vùng trong tương lai, các giải pháp đưa ra:

Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái làm tiền đề cho đầu tư cải tạo các công trình dịch vụ như nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, phương tiện chuyên chở khách du lịch.

Khuyến khích người dân khu vực tham gia vào công tác du lịch như cung cấp và phục vụ món ăn dân tộc, đặc sản địa phương, các sản phẩm chăn nuôi sạch từ các HGĐ ở vùng cao. Cần phát triển sản xuất các sản phẩm mang tính đă ̣c sản: Hàng thổ cẩm, sản phẩm chế biến từ táo mèo, gà đen, mâ ̣t ong... phu ̣c vu ̣ nhu cầu xã hội.

Tuyến quốc lô ̣ 32 được nâng cấp hoàn thành đưa vào sử du ̣ng sẽ ta ̣o ra mô ̣t cơ hô ̣i phát triển các ngành di ̣ch vu ̣ du li ̣ch. Dự kiến huyê ̣n Mù Cang Chải từng bước xây dựng làng bản văn hoá người Mông, phát triển rừng trồng do ̣c tuyến quốc lộ 32 thuô ̣c các điểm ngã ba Kim, huyê ̣n ly ̣...

Mặc dù, các hoạt động du lịch sinh thái có ảnh hưởng ít nhiều đến việc duy trì ổn định và trạng thái nguyên thủy của KBT nhưng phát triển du lịch sinh thái sẽ đem đến cho người dân một nguồn sinh kế mới và giảm tác động của người dân tới TNR của KBT.

d) Khuyến khích người dân sử dụng bếp đun củi tiết kiệm và vật liệu thay thế

Nhu cầu sử dụng củi của các HGĐ rất lớn, trung bình mỗi HGĐ sử dụng 4947,78 kg/năm/hộ. Nếu sử dụng bếp đun củi tiết kiệm hay các vật liệu thay thế thì lượng củi sẽ giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, với thói quen giữa lửa quanh năm của người dân tộc thì sử dụng bếp lâm nghiệp tiết kiệm là một khó khăn. Vì vậy, cần khuyến khích, tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng. Đây là một trong những biện pháp nhằm hạn chế lượng củi khai thác của HGĐ. Theo nghiên cứu của Lê Thị Hiền, 2003 [11, tr 82] sử dụng bếp lâm nghiệp cải tiến sẽ tiết kiệm được 30 - 40 % lượng gỗ củi.

Ngoài gỗ củi là loại nhiên liệu chính phục vụ cho sinh hoạt của đồng bào, nhưng hiện nay công việc thu hái gỗ củi ngày càng trở nên khó khăn nên có thể hướng dẫn các HGĐ sử dụng gỗ củi chấp nhận sử dụng các nhiên liệu thay thế gỗ củi như:

Phế thải nông nghiệp: Đây là nhiên liệu phi thương mại, do vậy để người dân chấp nhận sử dụng loại nhiên liệu này thì công tác tuyên truyền, giáo dục để họ hiểu được ý nghĩa cũng như sự cần thiết phải sử dụng phế thải nông nghiệp nhằm góp phần giảm nhu cầu gỗ củi.

Biogas: Điều kiện cần thiết để HGĐ có thể sử dụng biogas là có bể chứa phân, có ống dẫn khí, có bếp ga và phân gia súc (tối thiểu có 6 - 9 con lợn/hộ). VÌ vậy, muốn nhân rộng bếp biogas trên địa bàn cần tuyên truyền vai trò của bếp biogas, đặc biệt chú trọng phát triển đến đàn gia súc. Bên cạnh đó cần phải đào tạo tay nghề cho thanh niên thôn bản về kỹ thuật xây dựng bể chứa phân.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu các hình thức và mức độ tác động của người dân địa phương đến TNR tại KBT L&SC Mù Cang Chải, các nguyên nhân và giải pháp phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động bất lợi, đề tài có các kết luận sau:

Ở khu vực nghiên cứu người dân địa phương tác động tới TNR thể hiện ở 2 hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của người dân địa phương vào tài nguyên rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh mù cang chải, tỉnh yên bái​ (Trang 83)