Thực trạng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của người dân địa phương vào tài nguyên rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh mù cang chải, tỉnh yên bái​ (Trang 35 - 36)

Giao thông: Các xã trong vùng đệm đều đã có đường ôtô đi tới Uỷ ban nhân dân xã. Song chất lượng đường kém phần lớn là đường đất. Gần đây, chương trình 135 nâng cấp hệ thống giao thông liên thôn, liên xã. Nhưng do chất lượng đường còn kém nên vào mùa mưa việc đi lại vẫn còn gây trở ngại, việc tắc đường, sụt nở xẩy ra liên tiếp, hệ thống thông tin liên lạc vẫn chưa có.

Y tế: Các xã đều có trạm y tế và cán bộ y tế. Tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân địa phương. Trong điều kiện giao thông như ở các xã trong Khu Bảo tồn thì rất cần thiết phải tăng cường y tế tuyến xã. Các dịch bệnh lớn không sảy ra do làm tốt công tác phòng bệnh. Tuy nhiên vẫn còn các bệnh xã hội như bướu cổ, sốt rét, mắt hột... Chương trình kế hoạch hóa gia đình được triển khai xuống các thôn. Hàng tháng các xã có cuộc nói chuyện với chị em về vấn đề kế hoạch hoá gia đình và thực hiện đều đặn các chính sách đối với bà mẹ mang thai và trẻ em sơ sinh.

Giáo dục: Các xã vùng đệm đều có trường tiểu học, một số xã đã có trường mẫu giáo và trường cấp II. Song cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn, một số lớp vẫn còn nhà tạm, đội ngũ giáo viên không đồng đều. Các cấp chính quyền đã quan tâm đầu tư cho đào tạo cán bộ, giáo viên, xây dựng cơ sở hạ tầng (trường, lớp, phòng học, đường xá…). Tuy kinh phí đầu tư còn ít so với yêu cầu, song cũng đã đạt được những kết quả nhất định góp phần phát triển giáo dục ở địa phương.

Nhìn chung, điều kiện điều kiện xã hội của 5 xã trong KBT đều thuộc các xã vùng cao được hưởng dự án 135 của Nhà nước, đời sống rất khó khăn, tỷ lệ đói nghèo chiếm 35%, cơ sở hạ tầng, y tế giáo dục đều kém phát triển, trình độ dân trí không cao, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp với tập quán canh tác lạc hậu, trình độ thâm canh còn hạn chế nên năng suất cây trồng vật nuôi thấp. Các nghề khác trên địa bàn hầu như không phát triển, nền kinh tế hầu như còn mang tính chất tự cung tự cấp, sản phẩm hàng hoá chủ yếu từ nông nghiệp và rừng tự nhiên: Gỗ, động vật hoang dã, LSNG… Đời sống người dân đa phần dựa vào tự nhiên, đây là sức ép đối với môi trường sinh thái. Để bảo vệ được rừng cần có các giải pháp phát triển kinh tế nâng cao đời sống của người dân trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của người dân địa phương vào tài nguyên rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh mù cang chải, tỉnh yên bái​ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)