Các hình thức và mức độ tác động bất lợi của người dân tới TNR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của người dân địa phương vào tài nguyên rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh mù cang chải, tỉnh yên bái​ (Trang 44 - 59)

vực nghiên cứu

Người dân địa phương sống trong KBT tại vùng lõi và vùng đệm đều tác động đến TNR của KBT trong thời gian dài. Họ coi các nguồn TNR của KBT là nguồn sống chính và khai thác để sử dụng cho các mục đích của mình. Qua kết quả điều tra, phân tích cho thấy các hình thức sử dụng TNR của người dân địa phương tại KBT L&SC Mù Cang Chải chủ yếu là:

Khai thác gỗ;

Săn bắn các loài động vật hoang dã; Khai thác các loại LSNG;

Sử dụng đất rừng để canh tác nương rẫy; Chăn thả gia súc trên rừng và đất rừng.

4.1.2.1. Khai thác gỗ

Khai thác gỗ trái phép ở các khu rừng đặc dụng là nguồn thu nhập quan trọng của các cộng đồng người dân địa phương sống phụ thuộc vào rừng nói chung và đối với cộng đồng địa phương tại KBT L&SC Mù Cang Chải nói riêng. Người dân xem gỗ là một trong những sản phẩm từ rừng rất có giá trị. Trước khi thành lập KBT, hầu như các HGĐ ở các bản đều liên quan đến các hoạt động khai thác gỗ, tuy nhiên từ khi KBT được thành lập các hoạt động này đã giảm nhiều do có các lệnh cấm và công tác tuyên truyền từ KBT. Mức độ khai thác gỗ của các HGĐ được phỏng vấn thể hiện trong Bảng 4.2. Bảng 4.2. Mức độ khai thác gỗ của các HGĐ STT Bản Số hộ tham gia PV Số hộ khai thác Tỷ trọng (%) Khối lượng KT TB (m3/năm) 1 Chế Tạo 16 15 93,7 3,50 2 Nả Háng 14 14 92,9 3,69 3 Trung Sua 15 11 73,3 2,90 4 Zế Xu Phình 15 12 80 3,20 5 Lả Khắt 13 10 76,9 2,67 6 Xua Lông 17 14 82,3 2,80

Số mẫu điều tra 90 76 83,18 3,13

(Nguồn: Tổng hợp và phân tích kết quả hiện trường, 2011)

Kết quả Bảng 4.2 trên cho thấy, các bản hiện nay vẫn còn tham gia vào hoạt động khai thác gỗ, đặc biệt là các bản thuộc vùng lõi của KBT như Chế Tạo, Nả Háng (xã Chế Tạo) tỷ lệ khai thác gỗ vẫn còn rất cao (trên 90% tổng số hộ được phỏng vấn tại bản). Bản Trung Sua (thuộc xã Dế Xu Phình) có tỷ lệ khai thác gỗ

thấp nhất trong các HGĐ được phỏng vấn nhưng vẫn ở mức cao 73,3% tổng số hộ trong bản. Tuy nhiên, mức độ khai thác gỗ ở 2 xã vùng đệm (Dế Xu Phình, Nậm Khắt) có ít hơn xã nằm trong vùng lõi (Chế Tạo), 20 - 30% số người được hỏi thường xuyên vào rừng khai thác gỗ (Hình 4.1). Về số lượng gỗ khai thác trung bình/năm, qua kết quả Bảng 4.2, ta thấy Nả Háng là bản khai thác nhiều nhất (3,69 m3/năm) và thấp nhất là Lả Khắt với khối lượng gỗ khai thác trung bình/năm là 2,67 m3. Gỗ khai thác về chủ yếu để phục vụ nhu cầu làm nhà, chuồng trại, các đồ sinh hoạt và một số ít khai thác gỗ thuê cho các ông chủ (thường gọi là đầu nậu).

0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 5 6 Bản % Không Thỉnh thoảng Thường xuyên

Hình 4.1. Mức độ thường xuyên hoạt động khai thác gỗ của các HGĐ

Gỗ dùng làm nhà: Do tập quán của người H’mông làm nhà bằng gỗ nên hầu hết các hộ gia đình ở các bản điều tra đều nhà làm bằng gỗ, chỉ trừ một số ít gia đình rất nghèo dùng tre nứa làm vách và lợp mái bằng lau lách. Các loại gồ dùng làm nhà chủ yếu là Pơ mu (Fokiena hodginsii), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Thiết sam (Tsuga dumosa), Bông sứ (Michelia hypolamra), Re hương (Cinnamomum iners), Sồi lào (Lithocapus laoticus)… trong đó gỗ Pơ mu rất được chuộng và thường dùng làm cột, vách và mái nhà. Lượng gỗ dùng làm nhà tuỳ thuộc vào kiểu nhà. Có hai kiểu nhà chính là nhà chôn cột và nhà kê. Loại nhà kê thường sử dụng số lượng cột nhiều hơn, do vậy tốn gỗ gấp 2 - 3 lần kiểu nhà cột

chôn, nhưng sử dụng được lâu hơn, thường sau 20 - 25 năm mới phải làm lại. Đối với nhà kê, sau 13 - 14 năm, người dân thường phải thay những tấm ván vách, hoặc ván lợp bị mục, nhất là ở những nơi chịu tác động nhiều của mưa. Hàng năm, lượng gỗ tiêu tốn cho việc làm nhà khá lớn vì mỗi bản có tới 2 - 3 gia đình làm nhà mới và 3 - 4 gia đình sửa nhà. Như vậy, hàng năm người dân dùng tới hàng trăm khối gỗ, trong đó chủ yếu là gỗ pơ mu để làm nhà và sửa nhà. Hơn nữa, hiện nay các gia đình có xu hướng thay nhà chôn cột bằng nhà kê và làm nhà to hơn trước nên nhu cầu về gỗ tăng lên nhiều.

Gỗ còn được dùng để đóng đồ gia dụng như tủ, bàn ghế, gường, thùng đập lúa. Bên cạnh gỗ pơ mu, có 10 loài cây khác mà người dân thường hay khai thác để làm nguyên vật liệu cho các đồ mộc trong nhà. Ngoài ra, một số dụng cụ và đồ dùng của người H’mông được làm bằng gỗ như: Thùng đựng nước, máng nước, chõ đồ xôi, máng gỗ để giã bánh dày, chày gỗ, cày, cuốc, cối xay, dụng cụ để dập sợi lanh...

Khai thác thuê cho các “đầu nậu”. Hình thức khai thác gỗ này diễn ra quanh năm mỗi khi có “điều kiện thuận lợi” và tập trung chủ yếu ở vùng cao. Người dân thường chấp nhận các “hợp đồng” này vì họ cần tiền cho các nhu cầu của gia đình mình như mua thực phẩm, đồ dùng… Công việc này có thể kiếm được mức thu nhập khá cao cho mỗi chuyến khai thác, trung bình từ 450.000 đồng đến 700.000 đồng/chuyến đi. Nếu bị Kiểm lâm hay đội tuần rừng KBT bắt sẽ phải kí biên bản vi phạm vàbị tịch thu toàn bộ số lượng gỗ đã khai thác. Điều này đồng nghĩa với việc họ trở thành các con nợ của các “đầu nậu”, do đó họ không có cách nào để trả nợ ngoài việc tiếp tục khai thác gỗ.

Tuy nhiên, việc bán gỗ cho các thương nhân buôn gỗ diễn ra không phổ biến, các loại gỗ khai thác được chủ yếu để sử dụng tại xã, đặc biệt tại xã Chế Tạo và Dế Xu Phình hầu như không còn hoặc rất ít hiện tượng khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép cho các “đầu nậu”. Nguyên nhân của việc này là do hoạt động tuần tra, giám sát cũng như tuyên truyền của cán bộ Kiểm lâm, đội tuần rừng tại KBT với

người dân, một phần do diện tích rừng ngày càng thu hẹp làm cho việc khai thác gỗ ngày một khó khăn, đồng thời người dân thì cho rằng việc vận chuyển gỗ ra khỏi xã là quá khó khăn, mất nhiều công sức. Theo điều tra, tại xã Nậm Khắt vẫn còn xảy ra hiện tượng vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép tuy số lượng không nhiều, người dân thường khai thác gỗ vận chuyển về xã rồi chuyển đi huyện Văn Chấn.

Việc khai thác gỗ thường diễn ra chủ yếu vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), trong giai đoạn này rất dễ khai thác và vận chuyển từ trong rừng về đến các bản. Các loại gỗ thường được khai thác là Pơ mu (Fokiena hodginsii), Thiết sam, Re hương… là các loài cây có giá trị kinh tế cao và bị khai thác với số lượng lớn. Việc khai thác gỗ chủ yếu do đàn ông trong bản tiến hành, họ sử dụng các công cụ như rìu, cưa để chặt cây và dùng trâu để vận xuất gỗ ra khỏi rừng. Nơi khai thác chủ yếu là trong các khu rừng nguyên sinh, vùng lõi của KBT.

4.1.2.2. Săn bắn

KBT L&SC Mù Cang Chải có 241 loài động vật. Đặc biệt, trong hệ động vật có 42 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và có 4 loài quí hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt là Vượn đen, Voọc xám, Niệc cổ hung và Gà lôi tía (Nguồn: Số liệu thống kê của KBT L&SC Mù Cang Chải).

Đề tài đã tiến hành phỏng vấn người dân địa phương nhằm thu thập thông tin về các hoạt động săn bắn được tiến hành trước kia, cũng như trong thời gian gần đây. Qua khảo sát cho thấy, các loài thú rừng thường bị săn bắt hiện nay là Sóc, Nhím, Chuột, Lợn rừng, Đon và bẫy các loại Chim… Mục đích săn bắt thú rừng chủ yếu là lấy thịt. Hầu hết những người được phỏng vấn đều nhấn mạnh rằng, việc đi săn chỉ cung cấp cho họ thêm nguồn đạm động vật, họ không bao giờ bán các con thú cả. Tuy nhiên, nếu các con thú còn sống họ sẽ mang đi bán. Bên cạnh đó, việc săn bắn một số loài thú như Chó sói, Lợn rừng còn nhằm bảo vệ gia súc, bảo vệ mùa màng. Người dân cho biết, nhiều con Trâu, Bò, Ngựa của dân bản đã bị Chó sói cắn hoặc bị đuổi ngã xuống vực.

Bảng 4.3. Mức độ săn bắn động vật hoang dã của các HGĐ

STT Bản Số hộ

tham gia PV Số hộ khai thác Tỷ trọng (%)

1 Chế Tạo 16 14 87,5 2 Nả Háng 14 12 85,7 3 Trung Sua 15 10 66,7 4 Zế Xu Phình 15 11 73,7 5 Lả Khắt 13 9 69,2 6 Xua Lông 17 12 70,6

Số mẫu điều tra 90 68 75,56

(Nguồn: Tổng hợp và phân tích kết quả hiện trường, 2011)

0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 5 6 Bản % Không Thỉnh thoảng Thường xuyên

Hình 4.2. Mức độ thường xuyên hoạt động săn bắn của các HGĐ

Kết quả Bảng 4.3 đã cho thấy người dân sống tại KBT vẫn còn săn bắn các loài động vật hoang dã, mặc dù tỷ lệ các HGĐ tham gia vào hoạt động này không nhiều. Các bản thuộc vùng lõi (Chế Tạo, Nả Háng) của KBT có tỷ lệ đi săn bắn cao nhất trên 80%, các bản còn lại thuộc vùng đệm tỷ lệ này thấp hơn như tại Trung Sua

là 66,7%, Nả Khắt là 69,2%. Việc đi săn của các HGĐ diễn ra cũng không thường xuyên, chủ yếu vào thời gian nông nhàn. Đa số các HGĐ được hỏi đều trả lời thỉnh thoảng họ mới đi săn (40 - 70% tỷ lệ hộ được phỏng vấn), đặc biệt tại tất cả các bản có nhiều hộ còn khẳng định họ không tham gia vào hoạt động này (hình 4.2).

Mùa đi săn thường là vào thời gian nông nhàn, sau khi thu hoạch xong hoặc là trước và sau dịp Tết của người H’mông. Như vậy, thời gian săn bắt thường diễn ra trong khoảng từ tháng 10 cho đến tháng 2 năm sau. Dụng cụ chủ yếu được sử dụng là súng kíp tự chế và bẫy. Tuy nhiên, do hoạt động săn bắn quá mức và sinh cảnh bị tàn phá nên tài nguyên động vật rừng đã giảm dần hoặc biến mất. Hầu hết những người được phỏng vấn đều cho rằng số lượng động vật rừng giảm rõ rệt trong các năm trở lại đây, nhiều loài đã bỏ đi như Hổ, Báo. Người dân cho biết, từ nhiều năm nay việc nhìn thấy Gấu hầu như không còn, họ chỉ nhìn thấy các dấu vết của chúng để lại trên các thân cây. Tê tê gần như là tuyệt chủng do bị săn bắn quá mức vào những năm 90. Các loài Hoẵng, Sơn dương hiện còn rất ít. Qua phỏng vấn các HGĐ ở các bản cho thấy, hàng năm mỗi hộ gia đình có thể săn được từ 2 - 3 con Sóc, Nhím. Số Lợn rừng, Sơn dương săn được chỉ từ 1 - 2 con/ bản. Thỉnh thoảng người dân có thể bẫy được chó sói. Các loài bò sát như Rắn, Trăn ít bị săn bắt do người dân nơi đây không có kỹ năng săn bắt các loại này. Khi bẫy được Lợn rừng hoặc Hoẵng còn sống, người dân thường mang xuống chợ huyện để bán, họ cho biết Lợn rừng có thể bán được 200.000 - 250.000 đồng/kg, Hoẵng có thể bán được 150.000 - 200.000 đồng/kg. Mặc dù động vật hoang dã có giá trị thị trường cao, nhưng do số lượng ngày càng suy giảm nên đây không được coi là nguồn thu nhập chính của người dân tại KBT.

4.1.2.3. Khai thác các loại LSNG

Hầu hết các hộ gia đình được phỏng vấn trả lời họ khai thác LSNG chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu của gia đình, chỉ bán một số loại LSNG có giá trị để bổ sung vào tổng thu nhập của gia đình.

Kết quả về mức độ khai thác LSNG của các HGĐ tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong Bảng 4.4.

Bảng 4.4. Mức độ khai thác LSNG của các HGĐ TT Bản Số hộ tham gia PV Số hộ khai thác Tỷ trọng (%)

Khối lượng các loại LSNG TB Song mây (kg/th áng) Củi (kg/nă m) Rau, măng (kg/thá ng) Mật ong (lít/nă m) Quả (kg/nă m) 1 Chế Tạo 16 16 100 20 6115 18 50 100 2 Nả Háng 14 14 100 25 6492,4 26 67 120 3 Trung Sua 15 14 93,3 17 4525,3 15 40 70 4 Zế Xu Phình 15 14 93,3 21 4894,6 17 33 50 5 Lả Khắt 13 12 92,3 14 3516 21 23 80 6 Xua Lông 17 16 94,2 13 3968 18 26 65

Số mẫu điều tra 90 86 95,56 18,33 4947,78 19,17 39,83 80,83

(Nguồn: Tổng hợp và phân tích kết quả hiện trường, 2011)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 4 5 6 Bản % Rất ít Thỉnh thoảng Thường xuyên

LSNG là một trong những sản phẩm từ rừng có giá trị nhất. Các HGĐ sống trong vùng lõi cũng như hầu hết các HGĐ sống vùng đệm đều sử dụng nhiều loại LSNG để phục vụ cho cuộc sống thường ngày của họ. Trên 90% các HGĐ được phỏng vấn đều trả lời họ tham gia vào hoạt động khai thác LSNG. Đặc biệt là hai bản ở vùng lõi của KBT là Chế Tạo và Nả Háng khi được hỏi 100% số HGĐ đều khai thác LSNG và trên 70% số hộ của bản thường xuyên lên rừng để thu hái. Các bản khác tuy không thuộc vùng lõi nhưng tỷ lệ khai thác LSNG cũng khá cao, trên 90% và người dân cũng thường xuyên vào rừng thu hái lâm sản phục vụ cho cuộc sống của mình. Rất nhiều loại lâm sản được khai thác từ rừng như: Song mây, củi, quả, rau rừng, măng, nâm, mật ong, cây thuốc….

Song mây

Tất cả các gia đình đều đi lấy song và mây trong rừng. Người dân dùng để làm vật liệu làm nhà, rào giậu, đan cở... Trung bình người dân khai thác 18,33 kg song mây mỗi tháng. Trong đó, người dân dùng nhiều nhất cho việc làm nhà. Trung bình cần khoảng 60 kg song để dựng nhà. Các dây song ở đây thường rất dài và lớn. Nhiều dây dài 30 sải, nặng trên 20 kg. Song mây là sản phẩm phi gỗ quan trọng nhất mà người dân địa phương khai thác. Người dân chỉ lấy song mây để sử dụng cho chính họ chứ không bán.

Củi

Nhu cầu về củi đun thường rất lớn. Ngoài việc đun nấu, củi còn dùng làm chất đốt chủ yếu để sưởi ấm suốt ngày đêm trong mùa đông. Qua khảo sát thực tế cho thấy, số củi trung bình mỗi ngày cho một hộ gia đình 6 người khoảng 35 kg trong mùa đông và 18 kg trong mùa hè. Như vậy, mỗi năm trung bình mỗi gia đình cần tới hơn 4000 kg củi. Củi thường được chặt trong các rừng làng từ những cây gỗ đường kính khoảng 15 - 40 cm. Việc tận dụng các cành cây khô làm củi dường như không được chú ý. Hiện tại, rừng làng cung cấp đủ củi cho người dân, mặc dù việc kiếm củi có thể mất nhiều thời gian hơn so với trước kia.

Theo người dân cho biết, rau chỉ có ở những nơi có đám cháy hoặc những mảnh nương. Một trong những loài đó là Rau câu. Rau câu có lá tròn, quả chín màu đen. Tác giả chỉ hỏi được có 3 loài rau, mà người dân có hái về để ăn. Trong thời gian bị đói trước kia, theo kể lại, người dân hái đọt cây dương xỉ để ăn. Họ lấy ngọn non, có vị bùi. Ngoài ra, người dân cũng ăn cả bột đao và ngọn đao rừng. Người dân cũng đi hái rau rừng, thường mọc ở vùng đất thấp, gần khe suối về cho lợn ăn. Có 10/90 hộ đi hái rau rừng cho lợn. Còn lại là hái rau cho lợn 2 - 4 lần/tháng. Ngoài ra, cũng có nhiều hộ đi lấy thân chuối rừng cho lợn ăn. Rau dùng để ăn hàng ngày chủ yếu được người dân trồng trong vườn nhà (mỗi hộ có 0,005 - 0,01 ha), trong vườn người ta trồng các loại rau đậu: Rau cải đắng, rau cải mèo, xu xu, đậu cove, bí xanh...

Có hai loại nấm chính được người dân hái về ăn, đó là Dê Xài, Dê Mảo Lử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của người dân địa phương vào tài nguyên rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh mù cang chải, tỉnh yên bái​ (Trang 44 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)