Nghiên cứu về dạng sống của thực vật nói chung và thực vật làm rau ăn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Kết quả nghiên cứu không chỉ cho chúng ta câu trả lời về dạng sống nào thường có giá trị làm rau ăn mà còn là cơ sở quan trọng trong việc gây trồng và thiết kế bố trí không gian sống cho các loài cây làm rau ăn, tận dụng được tối đa không gian sống, nâng cao được giá trị kinh tế trên 1 đơn vị diện tích, đáp ứng được phần nào các đặc tính sinh thái học của loài.
Trong thực tế, để gây trồng các loài rau rừng tại vườn nhà được người dân trồng theo kinh nghiệm nên gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, nhất là kỹ thuật nhân giống và khai thác. Việc nghiên cứu và tìm hiểu về dạng sống của cây rau rừng là rất quan trọng cho việc biết được dạng sống, biết được bộ phận sử dụng làm rau ăn, từ đó định hướng cho việc tìm kiếm, khai thác, gây trồng các vườn rau rừng tại nhà, đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu về rau của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng cao.
Qua kết quả điều tra về dạng sống của cây rau rừng tại khu vực nghiên cứu và căn cứ vào sự phân chia dạng sống trong “Tên cây rừng Việt Nam”, các loài thực vật làm rau ăn được người dân trong khu vực nghiên cứu sử
36
dụng có các dạng sống khác nhau đó là: cây gỗ lớn (GOL), cây gỗ trung bình (GOT), cây gỗ nhỏ (GON), cây bụi (BUI), cây dạng Cau dừa (CAU), cây dạng Tre trúc (TRE), cỏ đứng thẳng (COD), dây leo thân cỏ (COL), cây phụ sinh (CPS), cây thuỷ sinh (CTS), cây leo thân gỗ (DLG), bụi trườn (BTR), nấm (NAM).
Bảng 4.5: Đa dạng về dạng sống
STT Dạng sống Số lượng loài Tỷ lệ (%)
1 Cỏ đứng thẳng (COD) 65 43,9
2 Dây leo thân cỏ (COL) 24 16,2
3 Cây gỗ nhỏ (GON) 16 10,8
4 Cây bụi (BUI) 14 9,5
5 Cây dạng Tre trúc (TRE) 11 7,4
6 Cây gỗ trung bình (GOT) 5 3,4
7 Cây gỗ lớn (GOL) 5 3,4
8 Bụi trườn (BTR) 4 2,7
9 Cây dạng Cau dừa (CAU) 3 2,0
10 Cây thuỷ sinh (CTS) 1 0,7
148 100
Dạng sống của rau rừng tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng và phong phú với 10 dạng sống khác nhau, các dạng sống khác nhau có số lượng loài khác nhau. Trong 10 dạng sống thì thực vật thân cỏ đứng thẳng (COD) chiếm số loài nhiều nhất với 65 loài chiếm 43,9%, sau đó là dây leo thân cỏ (COL) với 24 loài chiếm 16,2% trong tổng số loài, ít nhất là cây thuỷ sinh (CTS) với 1 loài chiếm 0,7% trong tổng số loài. Nhóm cây có dạng sống là thân cỏ được sử dụng nhiều làm rau ăn vì những loài này chủ yếu thường hay gặp ở ven đường, vườn, suối, ruộng và trảng cỏ… đây là những nơi dễ dàng và thuận tiện thu hái.
37