Vai trò của rau rừng đối với đời sống của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng sử dụng và phát triển một số loài rau rừng có giá trị tại tỉnh lào cai (Trang 52 - 53)

Rau rừng là nguồn thực phẩm chủ yếu của người dân địa phương. Họ có thể sử dụng các loại rau rừng như măng làm nguồn dự trữ rau của cả năm, đặc biệt là thức ăn chủ yếu vào mùa khô; ngoài ra các loại rau rừng khác như: Rau dớn, Tầm bóp, Đắng cảy, Khởi tử, Bò khai…được người dân sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, đây là những món ăn độc đáo của đồng bào vùng cao. Ngày nay các nghiên cứu khoa học cho thấy rau rừng thực sự là món ăn bổ dưỡng có giá trị cho sức khỏe con người, một số loài rau còn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Hơn nữa, hiện nay, một số loài rau rừng đã có mặt trên thị trường khẳng định giá trị thực phẩm của nó, góp phần tăng giá trị kinh tế cho người dân địa phương. Vì vậy, chúng ta cần phải có các biện pháp bảo tồn các loài rau rừng một cách hợp lý, đặc biệt là những loài đang bị khai thác quá mức.

Những năm qua nhà nước khuyến khích thực hiện các mô hình rau an toàn theo quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt(VietGAP), nhiều tỉnh thành đã xây dựng mô hình rau an toàn và kênh phân phối thị trường. Tuy nhiên, những loại rau thông thường sản xuất hàng hóa thường nhiễm sâu bệnh, nên việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất là một tất yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy câu hỏi đặt ra là: loài rau nào đáp ứng được yêu cầu vừa có giá trị về dinh dưỡng vừa ít sâu bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm? Rau rừng đã đáp ứng được nhu cầu đó, nhiều loại rau rừng đã trở thành rau đặc sản mang tính bản địa được các nhà hàng và người tiêu dùng ưa chuộng.

Trong quá trình điều tra thành phần rau rừng tại tỉnh Lào Cai một số loài rau quý được sử dụng thường xuyên và rất được ưa thích cần được bảo vệ như Bò khai, Khởi tử, củ Mài, củ Từ, Chuối rừng, Tầm bóp, rau Dớn,…

43

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng sử dụng và phát triển một số loài rau rừng có giá trị tại tỉnh lào cai (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)