Tình hình khai thác, sử dụng và gây trồng rau rừng ở Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng sử dụng và phát triển một số loài rau rừng có giá trị tại tỉnh lào cai (Trang 60 - 62)

Qua phỏng vấn 100 hộ dân tại khu vực nghiên cứu tôi đánh giá sơ bộ được tình hình khai thác và sử dụng rau ăn tại Lào Cai. Các dân tộc sống ở những nơi khác nhau nên việc sử dụng và khai thác rau ăn cũng khác nhau, đối với những dân tộc thiểu số thì việc trồng rau ăn là rất ít họ hoàn toàn khai thác trong tự nhiên là chính. Ngược lại đối với những người dân tộc Kinh thì đa số là họ tự trồng rau ăn và đi mua về.

- Tỉ lệ người dân dùng rau ăn hàng ngày là: 100/100 hộ đạt 100%. - Tỉ lệ gia đình biết khai thác và làm rau ăn là 100/100 hộ đạt 100%. - Số hộ gia đình dùng rau rừng thường xuyên là 82 hộ đạt 82%. - Tỉ lệ hộ gia đình mua rau ăn là 34/100 hộ đạt 34%.

- Tỉ lệ hộ gia đình trồng rau ăn được 51/100 hộ đạt 51%.

Qua đó đánh giá được tình hình khai thác quá mạnh về rau rừng, qua phỏng vấn các hộ và điều tra ước tính mỗi ngày khai thác khoảng từ 2,5 – 4 tạ rau mà không được trồng lại, nên hiện nay các loại rau nhất là các loại rau quý đang ngày càng giảm về số lượng.

Qua phỏng vấn 100 hộ ở những vùng khác nhau nhưng họ đều biết khai thác rau rừng, tuy nhiên những hộ này chủ yếu khai thác nhằm phục vụ nhu

51

cầu trong gia đình là chính, còn mục đích thương mại là rất ít. Qua nghiên cứu chúng tôi thống kê được 48 loài rau có giá trị thương mại tại địa phương (phụ lục 2). Tuy nhiên sản lượng rau rừng còn rất ít và rải rác. Việc lưu truyền những kiến thức về khai thác và sử dụng rau rừng từ thế hệ này sang thế hệ khác được duy trì khá tốt, nhưng trong thời gian dài vẫn bị mai một và mất đi một số loài rau, chính vì vậy mà việc giữ gìn và bảo tồn những kinh nghiệm khai thác, sử dụng bền vững là rất cần thiết trong xu thế hiện nay.

Nhìn chung các hộ gia đình trong các xã trồng rau rừng rất ít mà chủ yếu khai thác rau từ rừng để phục vụ nhu cầu của gia đình. Một số hộ có diện tích đất rộng nhưng họ không trồng rau rừng mà chỉ trồng những loài rau khác như cải mèo, bắp cải, su hào…

Tóm lại, hầu hết người dân biết sử dụng rau rừng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày, họ khai thác và chế biến đáp ứng nhu cầu của gia đình là chính. Đây chính là mối lo ngại lớn nhất là đối với những loài rau rừng có giá trị cao vì lượng cung không đủ cầu, mặt khác chưa có kế hoạch khai thác và sản xuất bền vững nên nguy cơ tuyệt chủng với những loài rau rừng là rất cao.

4.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hai loài rau rừng có giá trị trong khu vực nghiên cứu

Mục tiêu chính của đề tài là tìm được những loài rau rừng có giá trị cao, nghĩa là vừa bổ dưỡng, ngon miệng lại vừa dễ tiêu thụ với lượng lớn, giá thành cao và đặc biệt là có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt tại tỉnh Lào Cai.

Trong tổng số 153 loài rau rừng được người dân sử dụng làm rau ăn mà tôi đã điều tra được, qua phỏng vấn và tham khảo ý kiến của cán bộ khuyến nông, lãnh đạo địa phương và người dân khu vực nghiên cứu, tôi nhận thấy Bò Khai và Khởi tử là loài có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện trong khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tôi đã tiến hành thử nghiệm kỹ thuật nhân giống loài Bò khai và Khởi tử bằng cách giâm hom, đây là một loài rau rừng rất phổ biến trong khu vực nghiên cứu.

52

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng sử dụng và phát triển một số loài rau rừng có giá trị tại tỉnh lào cai (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)