Xuất một số giải pháp bảo tồn phát triển rau rừng tại địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng sử dụng và phát triển một số loài rau rừng có giá trị tại tỉnh lào cai (Trang 82 - 116)

Rau rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với đời sống các đồng bào dân tộc vùng cao, tuy nhiên người dân vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn các loài rau rừng. Với họ, rau rừng vẫn là nguồn tài nguyên vô tận, là của tự nhiên không bao giờ hết nên họ vẫn khai thác không cần bảo vệ. Do vậy, nguồn tài nguyên rau rừng đang bị suy giảm một cách đáng la ngại. Nguyên nhân chủ yếu là do con người khai thác quá mức, do sự biến đổi khí hậu thời tiết dẫn đến sự biến đổi hệ sinh thái rừng tự nhiên. Những loài mất đi không chỉ là tổn thất về đa dạng sinh học mà con mất đi những vốn kiến thức bản địa về loài cũng sẽ bị mất đi. Do đó cần phải có các biện pháp bảo tồn các loài rau rừng này thích hợp.

a. Cơ sở để xác định loài cần bảo tồn và phát triển

Hiện nay, trong khu vực nghiên cứu chủ yếu các loài rau rừng đều được thu hái từ tự nhiên chứ chưa được gây trồng nhiều, nên vấn đề suy giảm nguồn tài nguyên rau rừng tại địa phương là tất yếu. Trong khi đó điều kiện thời tiết, đất đai, rất phù hợp và thuận lợi cho việc gây trồng các loại rau, đặc biệt là huyện Sa Pa và Bắc Hà là hai điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch trong

73

và ngoài nước nên tiềm năng về thị trường tiêu thụ rau rừng là rất lớn. Do đó việc xác định loài cần bảo tồn phải dựa trên một số tiêu chí như:

1.Loài có giá trị kinh tế cao và được thị trường tiêu thụ ưa chuộng. 2.Là loài rau rừng có giá trị bảo tồn

3.Là loài có kỹ thuật trồng đơn giản, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, cho thu hoạch nhanh, thu hái, sơ chế đơn giản, nguồn giống có sẵn trong tự nhiên.

Đặc biệt chúng tôi chú ý đến các loài vừa có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cũng như nhu cầu thị trường.

Trong 153 loài rau rừng được người dân địa phương sử dụng làm thức ăn hằng ngày thì có 2 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam là: Rau sắng

(Melientha suavis) và Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum). Rau sắng có

tên trong sách đỏ Việt Nam (2007) loài này được xếp vào cấp VU (sẽ nguy cấp), còn Giảo cổ lam có tên trong sách đỏ Việt Nam (2007) cấp EN (nguy cấp). Hiện nay các loài này cũng đang suy giảm về số lượng và bị thu hẹp vùng phân bố tự nhiên.

b. Một số loài được lựa chọn có tiềm năng gây trồng và phát triển trên thị trường.

Bảng 4.17: Danh sách các loài lựa chọn gây trồng

STT Tên thông thường Tên khoa học

1 Khởi Tử Lycium chinense Mill

2 Bò Khai Erythropalum scandens Blume

3 Giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum(Thunb)Makino 4 Cải soong Rorippa nastutium- aquaticum(L)Hayek 5 Cải mèo Brassica junsea (L) Czern.et Coss

6 Dấp cá Houttuynia cordata Thunb

7 Ngải đắng Artemisia vulgaris L

8 Rau dớn Callipteris esculenta (Retz) J.Smith 9 Rau mùi tàu Eryngium foetidum Walter

74

c. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển * Đề xuất giải pháp bảo tồn:

- Hình thức bảo tồn dựa vào cộng đồng là phương án tối ưu nhất, vì những người dân địa phương là những người trực tiếp sống với rừng và được hưởng trực tiếp từ rừng. Bước đầu cần tìm hiểu và khoanh vùng xuất hiện loài; bước hai Xây dựng hương ước về khai thác, sử dụng và bảo vệ loài, bước ba tổ chức đưa các loài rau có giá trị về trồng tại vườn hộ gia đình.

- Đối với các loài rau rừng khác: Chính quyền địa phương nên truyền đạt kinh nghiệm và khuyến khích người dân trồng các loại cây rau rừng bản địa trong các vườn nhà.

- Đối với các loài rau khai thác là nhổ cả cây hay bộ phận sử dụng là cả cây, số lượng sẽ dễ bị suy giảm dần dần dẫn đến mất loài. Vì vậy cần phải có biện pháp khai thác phù hợp để lại gốc, rễ, để nó tiếp tục tái sinh những năm sau còn có thể khai thác.

* Đề xuất giải pháp phát triển rau rừng:

Để phát triển các loài rau rừng có giá trị sau khi đã thực hiện các bước bảo tồn loài cần có các nghiên cứu cụ thể về đặc điểm sinh học và hướng dẫn kỹ thuật đối với mỗi loài rau rừng. Thường xuyên trao đổi thông tin, tuyên truyền đến các hộ dân địa phương.

- Tổ chức tập huấn cho nông dân, hướng dẫn kỹ thuật trồng chăm sóc rau rừng có giá trị trên địa bàn; Xây dựng các mô hình trồng rau rừng an toàn theo phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để nông dân tham quan học tập và làm theo.

- Tổ chức các cuộc thử nếm rau đặc sản bản địa để tuyên truyền quảng bá rau rừng cho người dân trong và ngoài tỉnh.

- Tổ chức Hội thi chế biến các món ăn từ rau rừng, lập menu các món ăn cho các nhà hàng tại 2 điểm du lịch Sa pa, Bắc Hà.

- Thành lập các Hợp tác xã sản xuất, sơ chế rau rừng cung ứng thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh.

- Kết hợp giữa nhà khoa học, tiểu thương và người dân trong phát triển rau rừng tại địa phương.

75

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Thành phần loài

Qua kết quả điều tra đã thống kê được 153 loài thực vật tự nhiên làm rau ăn thuộc 114 chi, 54 họ, 2 ngành thực vật. Thực vật hạt kín chiếm ưu thế tuyệt đối với 149/153 loài chiếm 97,4%, không có thực vật hạt trần nào được sử dụng làm rau ăn.

1.2. Dạng sống:

Dạng sống của các loài được sử dụng khá phong phú với 10 dạng sống chủ yếu. Trong đó, thực vật thân cỏ đứng thẳng (COD) được đồng bào sử dụng nhiều nhất tới 65/153 loài, chiếm 43,9% tổng số loài, sau đó đến thực vật dây leo thân cỏ (COL) với 24/153 loài chiếm 16,2% tổng số loài, ít nhất là thực vật thuỷ sinh (CTS) 1 loài chiếm 0,7% tổng số loài.

1.3. Bộ phận sử dụng

- Các bộ phận được sử dụng cũng khá đa dạng. Tổng kết được 10 nhóm bộ phận được đồng bào sử dụng: lá, ngọn non, quả, hạt, măng, hoa… Tính theo số bộ phận sử dụng của loài Bộ phận được sử dụng nhiều nhất ở đây là Lá với 78 loài, 35 họ; tiếp theo là Ngọn non với 58 loài, 30 họ. Như vậy, lá và ngọn non là hai bộ phận được sử dụng làm rau ăn nhiều nhất. Sau Lá và Ngọn non là Thân cũng được sử dụng nhiều với 28 loài, 16 họ. Bộ phận được sử dụng ít nhất là Hạt với 2 loài, 2 họ.

1.4. Các phương thức sử dụng

- Các phương thức sử dụng rau rừng cũng rất đa dạng với các cách chế biến khác nhau, Luộc là phương thức chiếm số loài nhiều nhất với 101 loài chiếm 39,8%, tiếp theo là nấu canh với 54 loài chiếm 21,3% và ít nhất là nộm với 7 loài chiếm 2,6%. Tổng số loài điều tra được ở khu vực nghiên cứu được

76

dùng làm rau ăn là 153 loài với tổng số 254 công dụng, vậy hệ số sử dụng là ∂

= 1.66. Nghĩa là trung bình mỗi loài rau có thể chế biến được thành 2 món ăn.

Hầu hết các loài này là thành phần hệ sinh thái rừng, chúng đang bị suy giảm do con người khai thác không bền vững.

1.5. Kiến thức bản địa trong sử dụng rau rừng

Người dân tại khu vực nghiên cứu có kiến thức phong phú trong việc sử dụng rau rừng. Tuy cùng sinh sống trong một trong một khu vực địa lý hay có những nét tương đồng nhưng mỗi dân tộc có những nét khác biệt trong sử dụng rau rừng. Cũng tùy từng loài rau mà mỗi người dân có cách khai thác khác nhau, cách chế biến khác nhau tùy thuộc vào sở thích, khẩu vị và sự khéo léo của mỗi người.

1.6. Tình hình khai thác, sử dụng và gây trồng rau rừng ở Lào Cai.

- Tỉ lệ người dân dùng rau ăn hàng ngày là: 100/100 hộ đạt 100%. - Tỉ lệ gia đình biết khai thác và làm rau ăn là 100/100 hộ đạt 100%. - Số hộ gia đình dùng rau rừng thường xuyên là 82 hộ đạt 82%. - Tỉ lệ hộ gia đình mua rau ăn là 34/100 hộ đạt 34%.

- Tỉ lệ hộ gia đình trồng rau ăn được 51/100 hộ đạt 51%

1.7. Đề xuất hướng bảo tồn và phát triển rau rừng

- Bảo tồn và phát triển rau rừng dựa vào cộng đồng, khuyến khích người dân tham gia trồng và phát triển rau rừng tại vườn nhà, nhất là những loài có giá trị kinh tế, bảo tồn và có như cầu thị trường cao.

- Kết hợp giữa nhà khoa học, tiểu thương và người dân trong phát triển rau rừng tại địa phương.

2. Tồn tại

Đề tài mới chỉ tiến hành tại 2 huyện Sa Pa, Bắc Hà.

Đề tài mới nghiên cứu sâu hai loài Bò Khai và Khởi Tử mà chưa đi sâu vào nghiên cứu những loài khác

77

Đề tài chưa đề cập đến vai trò của rau rừng trong đời sống người dân về mặt giá trị kinh tế.

Việc đánh giá kiến thức cộng đồng trong khai thác và sử dụng rau tự nhiên chỉ dừng lại ở một góc độ hẹp. Chưa mang tính toàn diện và triệt để. Đề tài mới chỉ dừng lại ở việc so sánh sự khác biệt trong thành phần các loài rau được 4 dân tộc sử dụng. Chưa hoặc hạn chế đề cập tới sự khác biệt trong cách khai thác và sử dụng rau tự nhiên của 4 dân tộc này.

Do kiến thức về rau rừng và vốn tiếng dân tộc còn hạn chế nên việc xác định tên khoa học và tên địa phương chưa được đầy đủ, việc sưu tầm các kiến thức bản địa của người dân cũng chưa được phong phú.

3. Khuyến nghị

- Tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật khai thác và sử dụng bền vững rau rừng cho cộng đồng dân cư, đặc biệt đối với các đối tượng thường xuyên đi rừng.

- Cần mở rộng nghiên cứu thêm những loài rau rừng có giá trị tại địa phương.

- Xây dựng các mô hình chuyển giao cho người dân để có đánh giá chính xác nhất về khả năng gây trồng các loài rau này tại khu vực nghiên cứu.

- Cần xây dựng các quy ước, hương ước về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học của cộng đồng dân cư thôn bản, chính quyền địa phương cần chú ý quan tâm đến việc phát triển kinh tế cho người dân từ đó mới hạn chế được sự tác động quá mức vào nguồn tài nguyên này.

- Đi sâu vào nghiên cứu kênh thị trường tiêu thụ cũng như quy trình chế biến các loài rau rừng làm tăng giá trị và tạo tiền đề phát triển bền vững sản phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liê ̣u trong nước

1. Nguyễn Thị Chiều, 2010, Khóa luận tốt nghiệp:” Nghiên cứu kiến thức bản địa trong khai thác và sử dụng rau rừng ở Điện Biên”

2. Dự án hỗ trợ Chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam, Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam.

3. Trần Ngọc Hải, 2009, Kỹ thuật trồng cây Lâm sản ngoài gỗ, Trường Đại học Lâm nghiệp.

4. Đinh Thị Hiền, 2011 khóa luận tốt nghiệp "Nghiên cứu kiến thức bản địa trong sử dụng rau rừng của người dân địa phương tại huyện Bảo Thắng, Lào Cai".

5. Nguyễn Thị Lương, 2011, khóa luận tốt nghiệp: " Nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân địa phương trong sử dụng và phát triển rau rừng tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai"

6. Lữ Khăm Phon, 2010, Khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá tính đa dạng và tình hình khai thác sử dụng rau rừng tại khu vực Mường Chà, tỉnh Điện Biên”.

7. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1996), “Thảm thực vật và

hệ thực vật vùng núi cáo Hoàng Liên Sơn”, Tạp chí lâm nghiệp số

4+5, năm 1996, trang 7-9.

8. Tạ Quang Trung, 2011, Khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân địa phương trong sử dụng và phát triển rau rừng tại tỉnh Lào Cai

9. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) (1998), “Sử dụng bền vững lâm

sản ngoài gỗ”(Văn kiện dự án: Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển

kinh tế). Hà Nội.

10.Nguyên Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời (1998), “Đa dạng thực vật có mạch

11.Tober Lisa, Phan Văn Thắng (2002), “ Vai trò và giá trị của rừng và lâm sản

ngoài gỗ tại Sa Pa- Lào Cai”, (Báo cáo kết quả nghiên cứu).

Tài liệu tiếng Anh.

1. Yoshitaka &Nguyen Van Ke, : Edible wild plants of Viet Nam, Nhà xuất bản Orchid Press, Thái Lan.

2.The National Univercity of Lao PDR, the National Agriculture & Forestry Research Institute and SNV Netherlands Development Organisation: Non Timber Forest Products in the Lao PDR.

Phụ lục 01: Danh lục các loài rau rừng trong khu vực nghiên cứu STT Tên Dạng sống BPSD Phân bố W/C Dân tộc sử dụng Mùa khai thác

Thông thường Khoa học Địa phương

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

I NGÀNH DƯƠNG

XỈ POLYPODIOPHYTA

1. Họ Bòng bong Lygodiaceae

1 Bòng bong Lygodium flexuosum Sw Piệc pút po COL Ngọn non

Trảng cỏ, rừng, nương

W M, D Xuân, hè

2. Họ Rau bợ Marsilaceae

2 Cỏ bợ Marsilea quadrifolia L Copte COL Cả cây Ruộng W M, T Hè

3. Họ Quyết vòng Aspidiaceae

3 Rau dớn Callipteris esculenta (Retz) J.Smith

Rể sật Rau sua Phắc cút

COD Lá non Nơi đất

ẩm W D, M, T, K Quanh năm

4. Họ Tô điêu Aspleniaceae

4 Quyết nắp đôi ăn

được Diplazium esculentium(Retz.) Sw. Rau nhút COD Lá non Rừng W D Hè

II NGÀNH NGỌC

1 LỚP 1 LÁ MẦM MONOCOTYLEDONAE

5 Họ Cau dừa Arecaceae

5

Đùng đình Caryota mitis Lour. Rẳng gậy,Lòng

tóng CAU Lõi Rừng W D, M, T Quanh năm

6 Mây bắc bộ Calamus tonkinensis Becc. Đàng phim DLG Ngọn non,

quả Rừng W, C M,T Quanh năm

7 Búng bang Arenga pinnata CAU Lõi Rừng W T Quanh năm

8 Móc Caryota urens L Tùng làng

Mạy khuông CAU Lõi Rừng W,C D, M, T Quanh năm

6 Họ Chuối Musaceae

9 Chuối rừng Musa acuminata Coll.

Hìa noòm chiu Chứ chau Mác phi vẹc

COD Thân, hoa, quả

Rừng,

trảng cỏ W D, M, T, K Hè thu

7 Họ Củ nâu Dioscoreaceae

10 Củ nâu Dioscorea cirrhosa Lour. COL Củ Rừng W M, K Đông

11 Củ mài Dioscorea persimilis Prain & Burk. Đòi bâu

Mần chèn COL Củ Rừng W D, M, T, K Đông

12 Củ từ Dioscorea esculenta (Lour.)Burk.* COL Củ Rừng W M, T, K Đông

13 Hoài sơn Dioscorea persimilis Prain & Burk. Đòi sẻng COL Rễ, củ Rừng W D, M Đông

8 Họ Đuôi lươn Philydraceae

14 Cỏ đuôi lươn Philydrum lanuginosum Bank & Sol Bờ chạy COD Lá, ngọn

9 Họ Gừng Zingiberaceae

15 Nghệ dại Curcuma longaL. Tùng trang COD Củ Rừng W D, M, T, K Quanh năm

16 Thảo quả Amomum aromaticum Roxb. Nà hảo COD Đọt non,

hoa Rừng W D, M, T, K Hè thu

17 Riềng rừng Alpinia conchigera Griff. COD Củ Rừng W D, M, T, K Quanh năm

18 Sẹ Alpinia globosa (Lour.) Horan. Khau COD Đọt non,

Hoa, M

Khe ẩm, rừng, trảng cỏ

W D, M, T, K Hè

19 Sẹ đất Amomum vespertilio Gagnep. COD Ngọn non Rừng W M, D, T Hè

10 Họ Hành Liliaceae

20 Bảy lá một hoa Paris chinensis Franch. COD Lá Rừng W D, T Hè

11 Họ Mía dò Cosaceae

21 Mía dò Costus speciosus (Koenig.) Smith COD Lá, ngọn

non

Nương

rẫy W D, T Hè

12 Họ Rau mác Alismataceae

22 Rau mác Sagittaria trifolia L. Pẹc mược CTS Lá, ngọn

Rừng, nương rẫy

W M, D, K Hè

13 Họ Ráy Araceae

23 Dọc mùng Alocasia odora (Roxb.) C. Koch. COD Thân Đất ẩm W,C D, M, T, K Quanh năm

Có ca đứa Nàng pịa đòi

nương

25 Khoai nước Colocasia esculenta (L.) Schott Cổ lê COD Rễ mầm Khe ẩm W D, M, T, K Quanh năm

26 Khoai ráy khôn Steudnera colocasiaefolia Flore

Serres COD Củ

Rừng,

nương W M, T, K Đông

27 Thăng mộc núi Anadendrum montanum (Blume)

Schott Coòng hậu CPS Lá, rễ Rừng W M, D Đông

14 Họ Hòa thảo Poaceae

28 Cỏ mần trầu Eleusine indica (L.) Gaertn. COD Lá, ngọn,

thân

Bãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng sử dụng và phát triển một số loài rau rừng có giá trị tại tỉnh lào cai (Trang 82 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)