Đối với hoạt động nhân giống sinh dưỡng bằng hom của thực vật, chất kích thích sinh trưởng là nhân tố cơ bản quyết định thành công trong giâm hom, vì nó có vai trò đặc biệt trong quá trình hình thành bộ rễ. Tuy nhiên, để quá trình giâm hom đạt hiệu quả nhất thì cần phải xác định chất kích thích sinh trưởng với nồng độ phù hợp nhất. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu với chất kích thích là NAA được pha với hai nồng độ là 500ppm, 1000ppm cho hai loài Bò Khai và Khởi Tử từ đó chọn ra được công thức thí nghiệm phù hợp nhất cho mỗi loại rau rừng.
4.3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đến kết quả giâm hom của loài Bò Khai
a) Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến tỷ lệ hom sống
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 15/9-30/12/2012, tôi đã thu được một số nhận xét sau.
Bảng 4.11. Theo dõi tỷ lệ hom sống ở các công thức thí nghiệm
CTT N Số ho m TN
Tỷ lệ hom sống sau các ngày
10 ngày 30 ngày 50 ngày 70 ngày Hom sống % Hom sống % Hom sống % Hom sống % 1 50 45 90,0 35 70,0 31 62,0 30 60,0 2 50 49 98,0 38 76,0 37 74,0 37 74,0 3 50 46 92,0 42 84,0 40 80,0 40 80,0
Sau 10 ngày đầu tiên, đa số các công thức thí nghiệm tỷ lệ hom sống đạt gần 100%. Giai đoạn này hom mới bị cắt rời khỏi cây mẹ, lượng dinh dưỡng dự trữ trong hom còn nhiều, hom sử dụng lượng chất dinh dưỡng dự
53
trữ này để tiến hành các hoạt động sống. Mặt khác, trước khi tiến hành cắm hom, giá thể cắm hom và hom đã được xử lý nấm bệnh nên giai đoạn này tạm thời hom không chịu ảnh hưởng của nấm bệnh. Chính vì thế, sự sống của hom vẫn được đảm bảo.
Số hom chết tập trung vào giai đoạn sau khi giâm được 15 - 30 ngày. Ở công thức 3, tỷ lệ hom sống cao nhất là 42 hom chiếm 84%, tỷ lệ hom sống thấp nhất là 35 hom chiếm 70% ở công thức 1. Các hom chết trong giai đoạn này có biểu hiện là lá héo, rụng và hom đen dần từ ngọn, sau đó hom chết. Nguyên nhân chính dẫn đến số hom bị chết là do lúc này hom đã sử dụng hết lượng dinh dưỡng dự trữ và nấm bệnh bắt đầu xâm hại. Đặc biệt, thời gian này thời tiết không thuận lợi như nhiệt độ thấp kéo dài, trời rất rét, đặc biệt có một số ngày nhiệt độ xuống rất thấp (to
min < 15oC), trong khi đó độ ẩm trung bình thấp dẫn đến hom nằm ở trạng thái tiềm ẩn quá lâu, làm cho quá trình trao đổi chất không diễn ra, hom sử dụng hết lượng chất dinh dưỡng vốn có và cuối cùng là hom bị chết.
Sau ngày 30 trở đi đến cuối đợt thí nghiệm, số hom chết chỉ còn rải rác ở các công thức. Trong giai đoạn này các hom chết lại là các hom đã xuất hiện chồi nhưng do bộ rễ chưa hình thành hoặc đã xuất hiện mô sẹo nhưng khi chồi xuất hiện và phát triển nhanh hom đã sử dụng hết lượng chất dinh dưỡng tích luỹ của hom, trong khi đó bộ rễ lại chưa phát huy được vai trò của nó. Như vậy, hom chết trong giai đoạn này có nguyên nhân chính là thiếu chất dinh dưỡng trong hom. Sở dĩ công thức đối chứng có tỷ lệ hom sống thấp nhất là do không được xử lý chất điều hoà sinh trưởng.
Như vậy, có thể nhận thấy giữa các công thức thí nghiệm khác nhau có tỷ lệ hom sống khác nhau. Nhưng để đánh giá một cách khách quan và chính xác cho cả tổng thể cần phải kiểm tra chất lượng bộ rễ và chồi của hom giâm.
54
b) Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến chất lượng bộ rễ của hom
Khi nghiên cứu giâm hom, nếu hom sống là điều kiện cần thì điều kiện đủ là làm cho hom ra rễ. Vì vậy, giâm hom nếu chỉ đạt được tỷ lệ hom sống cao mà khả năng ra rễ của hom kém thì giâm hom coi như chưa đạt yêu cầu chất lượng. Do đó, điều quan trọng nhất khi nhân giống là khả năng ra rễ của hom.
Ở mỗi công thức thí nghiệm tôi đã tiến hành nhổ 5 hom lên để kiểm tra tỷ lệ ra rễ. Sau khi nhổ 10 hom ở cả 3 công thức thì cả 10 hom đều có rễ chứng tỏ khả năng ra rễ đạt 100% ở các hom sống.
Khả năng ra rễ của hom được đánh giá thông qua tỷ lệ hom ra rễ và chất lượng bộ rễ được lượng hoá bằng chỉ tiêu chỉ số ra rễ. Chỉ số ra rễ là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh số lượng rễ, chiều dài rễ của hom giâm. Vì vậy có thể nói, chỉ số ra rễ là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng ra rễ của hom. Loại hom nào có chỉ số ra rễ cao thì chất lượng bộ rễ cao.
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của chất kích thích tới chất lượng bộ rễ của hom CTTN Số hom
TN Số rễ TB/hom
Chiều dài rễ TB/hom
(cm) Chỉ số ra rễ
1 50 3,6 4,5 16,2
2 50 4 5,1 20,0
3 50 5,5 5,2 28,6
c)Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến chất lượng chồi của hom
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của chất kích thích tới chất lượng chồi của hom CTTN Số hom TN Số chồi
TB/hom
Chiều dài chồi TB/hom (cm) Chỉ số ra chồi 1 50 1,4 8,6 12,02 2 50 1,6 10,2 16,32 3 50 2 9,1 18,20
55
Nhìn vào biểu ta thấy chỉ số ra chồi ở công thức thứ nhất và thứ 2 là tương đương nhau, chênh nhau không nhiều. Cao hơn hẳn là công thức thứ 3 với nồng độ NAA là 1000 ppm.
Tóm lại, sau khi xem xét tỷ lệ hom sống, chất lượng bộ rễ và chồi thì thấy thí nghiệm nhân giống bằng hom cây Bò Khai ở công thức thuốc NAA nồng độ 1000ppm là cho kết quả tốt nhất.
4.3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đến kết quả giâm hom của loài Khởi Tử
a) Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến tỷ lệ hom sống
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 15/6 - 30/9/2012, tôi đã thu được một số nhận xét sau.
Bảng 4.14. Theo dõi tỷ lệ hom sống ở các công thức thí nghiệm
CTT N Số ho m TN
Tỷ lệ hom sống sau các ngày
10 ngày 30 ngày 50 ngày 70 ngày Hom sống % Hom sống % Hom Sống % Hom sống % 1 50 45 90,0 36 72,0 30 60,0 30 60,0 2 50 48 96,0 39 78,0 36 72,0 36 72,0 3 50 46 92.0 41 82.0 40 80,0 40 80,0
Cũng như cây Bò Khai, cây Khởi Tử sau giâm hom 10 ngày đầu tiên, đa số các công thức thí nghiệm tỷ lệ hom sống đạt gần 100%. Ở giai đoạn này hom mới bị cắt rời khỏi cây mẹ, lượng dinh dưỡng dự trữ trong hom còn nhiều, hom sử dụng lượng chất dinh dưỡng dự trữ này để tiến hành các hoạt động sống. Do đó, sự sống của hom vẫn được đảm bảo.
Từ ngày thứ 25-30 sau khi giâm hom, số hom chết tập trung nhiều, tỷ lệ hom sống chỉ còn từ 70-80%, hom giâm có biểu hiện là lá héo, rụng và hom đen dần từ ngọn, sau đó hom chết. Nguyên nhân chính dẫn đến số hom
56
bị chết là do lúc này hom đã sử dụng hết lượng dinh dưỡng dự trữ và nấm bệnh bắt đầu xâm hại và cuối cùng là hom bị chết.
Số hom chết giảm dần từ ngày 30 trở đi đến cuối đợt thí nghiệm, rải rác ở các công thức. Trong đó tỷ lệ sống cao nhất ở công thức 3 với 40 hom chiếm 80%, tỷ lệ sống thấp nhất với 30 hom chiếm 60% ở công thức 1. Sở dĩ công thức đối chứng có tỷ lệ hom sống thấp nhất là do không được xử lý chất điều hoà sinh trưởng.
Như vậy, có thể nhận thấy giữa các công thức thí nghiệm khác nhau có tỷ lệ hom sống khác nhau. Nhưng để đánh giá một cách khách quan và chính xác cho cả tổng thể cần phải kiểm tra chất lượng bộ rễ và chồi của hom giâm.
b) Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến chất lượng bộ rễ của hom
Khi nghiên cứu giâm hom, nếu hom sống là điều kiện cần thì điều kiện đủ là làm cho hom ra rễ. Vì vậy, giâm hom nếu chỉ đạt được tỷ lệ hom sống cao mà khả năng ra rễ của hom kém thì giâm hom coi như chưa đạt yêu cầu chất lượng. Do đó, điều quan trọng nhất khi nhân giống là khả năng ra rễ của hom.
Ở mỗi công thức thí nghiệm tôi đã tiến hành nhổ 5 hom lên để kiểm tra tỷ lệ ra rễ. Sau khi nhổ 10 hom ở cả 3 công thức thì cả 10 hom đều có rễ chứng tỏ khả năng ra rễ đạt 100% ở các hom sống.
Khả năng ra rễ của hom được đánh giá thông qua tỷ lệ hom ra rễ và chất lượng bộ rễ được lượng hoá bằng chỉ tiêu chỉ số ra rễ. Chỉ số ra rễ là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh số lượng rễ, chiều dài rễ của hom giâm. Vì vậy có thể nói, chỉ số ra rễ là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng ra rễ của hom. Loại hom nào có chỉ số ra rễ cao thì chất lượng bộ rễ cao.
57
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của chất kích thích tới chất lượng bộ rễ của hom CTTN Số hom
TN Số rễ TB/hom
Chiều dài rễ TB/hom
(cm) Chỉ số ra rễ
1 50 3,0 4,5 16,2
2 50 3,5 5,0 17,5
3 50 6,0 5,2 31,2
c)Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến chất lượng chồi của hom
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của chất kích thích tới chất lượng chồi của hom CTTN Số hom TN Số chồi
TB/hom
Chiều dài chồi TB/hom (cm) Chỉ số ra chồi 1 50 2,0 8,7 17,40 2 50 2,5 10,5 26,25 3 50 4,0 9,3 37,20
Nhìn vào biểu ta thấy chỉ số ra chồi ở công thức thứ nhất và thứ 2 là tương đương nhau, chênh nhau không nhiều. Cao hơn hẳn là công thức thứ 3 với nồng độ NAA là 1000 ppm.
Sau khi xem xét tỷ lệ hom sống, chất lượng bộ rễ và chồi thì thấy thí nghiệm nhân giống bằng hom cây Khởi Tử ở công thức thuốc NAA nồng độ 1000ppm là cho kết quả tốt nhất.
4.3.2. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cho hai loài cây đã lựa chọn
4.3.2.1. Hướng dẫn kỹ thuật gây trồng loài cây Bò khai a) Đặc điểm hình thái:
Bò Khai (Erythropalum scandens) thuộc họ Dây hương, còn có tên gọi khác là dây Bò khai, Rau hiến, Khau hương, Phắc hiến (Tày), lòng Châu sói. Xét về mặt hình thái, Bò Khai có dạng dây leo bằng tua cuốn dài 5 -10m, đường kính trung bình 2 - 3cm, lớn nhất đạt 5 - 6 cm, thân màu xám vàng hay vàng nhạt, trên mặt vỏ có nhiều vết bì khổng màu nâu. Cành mềm, khi non
58
hơi có cạnh, màu xanh lục, đường kính 4 - 6mm. Lá mọc so le hình tam giác, đầu lá nhọn, dài 9 - 16cm, rộng 6 - 11,5cm, mép nguyên, lượn sóng, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu xám mốc, có 3 gân chính, cuống lá dài 3,5cm, phình ở 2 đầu và đôi khi hơi đính vào phía trong phiến lá làm cho lá có hình khiên. Tua cuốn mọc ở nách lá, dài 15 - 25cm, đầu thường chẻ hai.
Cụm hoa ngù, mọc ở nách lá; lá bắc hình tam giác nhọn; hoa nhỏ, lưỡng tính; đài hình đấu có 5 răng; tràng 5 cánh, nhẵn ở mặt ngoài, mép có lông mịn; nhị 5 mọc đối diện với cánh hoa; chỉ nhị ngắn; bầu hạ, 1 ô. Quả mọng hình trái xoan, dài 10 - 15cm; mang 1 sẹo ở đầu, khi chín màu vàng hay đỏ, mang 1 hạt hình trứng.
Hình 4.1: Cây Bò khai trồng vườn nhà Hình 4.2: Cây Bò khai mọc ở rừng
b) Đặc điểm sinh học:
Cây thường mọc hoang ở ven các rừng thứ sinh, rừng đang phục hồi hoặc rừng nghèo bị tác động mạnh của kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; tập trung nhiều ở ven các rừng mọc trên núi đá vôi.
Độ cao phân bố của cây rất rộng, từ ngang mặt biển đến độ cao 1.000m. Bò khai là dây leo ưa sáng khi trưởng thành, nhưng hơi ưa bóng ở giai đoạn non, vì vậy khi gieo ươm cần một tàn che nhất định.
59
Cây cũng ưa ẩm, mọc rất nhanh, hầu như ra chồi, mọc lá mới quanh năm, chỉ trừ một vài tháng mùa đông nhiệt độ quá thấp. Hoa mọc trên các chồi năm cũ hoặc trên thân già. Tháng tư, bắt đầu mùa mưa, cụm hoa xuất hiện ở phía đầu cành với các hoa nhỏ; tháng 7 - 9 là mùa quả, nhưng quả có thể tồn tại trên cây đến tận mùa hoa năm sau, khi chín quả có dạng quả mọng, trông giống quả xoan ta, nhưng hơi nhỏ hơn và khi chín có màu vàng tươi hay đỏ.
Cây ra chồi rất mạnh. Để có nhiều ngọn non, tháng 2 - 3 cần phát các cành già để đầu mùa mưa các chồi non xuất hiện.
Cây tái sinh bằng hạt hay chồi, sau khi bị phát đốt, đến mùa mưa, rất nhiều chồi lại nảy ra từ gốc thân cũ.
Mùa hoa quả tháng 4 - 6. Quả chín tháng 6 - 10.
c) Phân bố:
Cây phổ biến ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Cũng gặp ở các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ, tập trung nhiều ở khu Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.
d) Công dụng:
Lá và ngọn Bò khai là thức ăn quen thuộc của nhân dân miền núi. Sở dĩ có tên Bò khai là vì sau khi ăn lá của cây này thì nước tiểu có mùi khai của nước đái bò, còn có tên là Dây hương là xuất phát từ mùi thơm của nó khi xào nấu lên.
Ngoài giá trị làm thực phẩm, lá Bò khai còn là một vị thuốc quý, nó thường được dùng để chữa các bệnh về thận, gan và nước tiểu vàng.
e) Kỹ thuật nhân giống bằng hom
- Thời vụ nhân giống:
+ Vụ xuân: Tháng 3, tháng 4 dương lịch + Vụ thu: Tháng 8, tháng 9 dương lịch - Chọn cành và cắt hom:
60
Hom được lấy từ cây mẹ khoẻ mạnh, đang sinh trưởng tốt, không sâu bệnh. Trên cây mẹ, chọn những cành bánh tẻ, không quá non, cũng không quá già, cắt đoạn hom dài 10 - 18cm, thường gồm 2 - 3 đốt. Phần gốc hom cắt vát, lá cắt chỉ để lại 1/3 lá để quang hợp. Do phần vỏ Bò khai rất dễ tách khỏi phần lõi, nên khi cắt hom phải dùng kéo cắt cành hay dao thật sắc để tránh làm dập nát vết cắt hoặc làm xoay vòng lõi trụ của thân cây.
- Xử lý và giâm hom:
Hom đã cắt được ngâm vào dung dịch thuốc Benlat nồng độ 0.1% trong thời gian 5-10 phút, sau đó vớt hom ra rổ cho ráo nước rồi đem đi giâm vào luống đất đã khử trùng (độ sâu khoảng 1/3 - 1/2 chiều dài đoạn hom) hoặc giâm vào bầu có kích thước 16 x 22 cm. Thành phần đất bầu gồm 90% đất mặt vườn ươm, 10% phân vi sinh, nếu có phân chuồng hoai cho vào là tốt nhất.
Kết quả thử nghiệm giâm hom cho thấy, giâm hom tốt nhất ở công thức thí nghiệm hom được nhúng qua chất kích thích sinh trưởng NAA với nồng độ 1000 ppm.
Khi tiến hành giâm hom, chấm gốc hom vào dung dịch thuốc kích thích NAA với nồng độ 1000 ppm. Lưu ý sao cho khi chấm thuốc phủ kín mặt gốc của hom và cấy ngay bầu kích thước 16 x 22 cm sử dụng 1 chiếc que để chọc lỗ rồi đặt hom đã chấm thuốc kích thích vào, sau đó gạt đất phủ kín lỗ.
- Chăm sóc hom giâm:
Sau khi giâm, tưới nước cho hom sao cho mặt lá đủ ướt. Làm giàn che bóng khoảng 40 - 50%. Cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm. Chú ý theo dõi thời tiết để có các biện pháp chăm sóc thích hợp đối với hom giâm. Đặc biệt, thời tiết lạnh quá hoặc nắng quá sẽ dễ làm hom bị chết. Đồng thời, tiến hành