Đa dạng về bộ phận sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng sử dụng và phát triển một số loài rau rừng có giá trị tại tỉnh lào cai (Trang 47 - 52)

Nghiên cứu sự đa dạng về bộ phận sử dụng của rau rừng giúp chúng ta thấy được tính phong phú, đa dạng, khả năng cung cấp của các bộ phận khác nhau. Mỗi loại rau rừng khác nhau thì bộ phận sử dụng của chúng cũng khác nhau. Thông thường các bộ phận được người dân sử dụng làm rau ăn gồm: củ, quả, hoa, lá, hạt... Nghiên cứu về bộ phận sử dụng của các loại rau rừng, chúng ta có thể thấy rằng mỗi loài rau rừng có giá trị sử dụng nhất định và ngay trong mỗi loài rau thì các bộ phận khác nhau sẽ được sử dụng vào những mục đích khác nhau. Do đó việc nghiên cứu bộ phận sử dụng của rau rừng có vai trò rất quan trọng nó không chỉ giúp chúng ta hiểu được tính phong phú trong khả năng cung cấp các bộ phận khác nhau của thực vật mà còn hiểu được nét văn hóa của người dân địa phương.

Kết quả thống kê về bộ phận sử dụng của các loài rau rừng trong khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.6

38

Bảng 4.6: Mười bộ phận được sử dụng nhiều trong rau ăn

TT Bộ phận

sử dụng Số loài Số họ Loài đại diện

1 Lá 78 35 Mơ, Khởi tử, rau Sắng, Nhội, Ngũ gia bì, Đinh lăng, Đắng cẩy, rau Đắng …

2 Ngọn non 58 30 Cải hoang, Bò khai, rau Dền, Tầm bóp, Cải soong…

3 Thân 23 16 Dọc mùng, Mộc nhĩ, Nấm, Chuối, Nghể cánh, Xương cá…..

4 Quả 21 11 Trám, Sấu, Núc nác, Sung, Khế, Gấc, Vả, Lạc tiên, Me...

5 Cả cây 12 11 Rau Má, cỏ Bợ, rau Sam, Chuối, Chua me đất hoa vàng...

6 Măng 11 2 Tre, Nứa, Sặt, Vầu đắng, Mây bắc bộ, Sẹ… 7 Củ 10 4 Dong, Riềng, Mài, Nâu, Từ, Nghệ, Hoài

sơn…

8 Hoa 6 4 Chuối, Núc nác, Thảo quả, Sẹ, Kè đuôi giông

9 Rễ mầm 3 2 Khoai nước, Hoài sơn, Thăng mộc núi

10 Hạt 2 2 Đại hái, Sảng nhung

224 Hệ số bộ phận sử dụng π = Số bộ phận sử dụng / Số loài = 224/153 = 1.46

Từ bảng trên ta thấy các bộ phận sử dụng làm rau ăn của các loại rau rừng trong khu vực nghiên cứu khá đa dạng. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất ở đây là Lá với 78 loài, 35 họ; tiếp theo là Ngọn non với 58 loài, 30 họ.

39

Như vậy, lá và ngọn non là hai bộ phận được sử dụng làm rau ăn nhiều nhất. Đây là những bộ phận dễ thu hái và dễ sử dụng. Sau Lá và Ngọn non là Thân cũng được sử dụng nhiều với 23 loài, 16 họ. Bộ phận được sử dụng ít nhất là Hạt với 2 loài, 2 họ, cho ta thấy sự chênh lệch giữa các bộ phận sử dụng cũng khá lớn.

Hệ số sử dụng cho chúng ta thấy được tính đa tác dụng của cây, nghĩa là hệ số bộ phận sử dụng càng lớn thì số bộ phận sử dụng của mỗi cây càng nhiều, càng đa tác dụng, giá trị càng cao. Ở đây hệ số sử dụng π = 1.46 là không cao so với số lượng loài, nhưng số bộ phận cung cấp rau ăn lại rất đa tác dụng đối với từng loài. Một loài cây không chỉ sử dụng một bộ phận làm rau ăn mà còn dùng 2 bộ phận, 3 bộ phận. Mặt khác, theo quan niệm bảo tồn, hệ số bộ phận càng lớn, mức độ nguy hiểm càng cao, dễ bị khai thác nhiều dẫn đến cạn kiệt.

4.1.5.Thị trường rau rừng tại khu vực nghiên cứu

a. Thành phần loài rau rừng trên thị trường:

Thông qua điều tra phỏng vấn người bán hàng tại các chợ và người dân thu hái rau rừng tại khu vực nghiên cứu (Sa Pa, Bắc Hà và Thành phố Lào Cai), thành phần loài rau rừng trên thị trường khu vực nghiên cứu được tổng hơp trong bảng…

40

Bảng 4.7: Thành phần loài rau trên thị trường trong khu vực nghiên cứu

TT Tên khoa học Tên Việt nam Họ Mùa Thị trường

1 Sagittaria trifolia L Rau mác ALISMATACEAE T2-T8 7.000đ/bó

2 Artemisa absinthium L Ngải đắng ZINGIBERACEAE T2-T8 5.000đ/bó

3 Rorippa nastutium-aquaticum(L.)

Hayek

Cải xoong cạn BRASSICACEAE Quanh năm 10.000đ/bó

4 Diplazium esculentum (Retz.) Sw. Rau dớn WOODSIACEAE T2-T9 5.000đ/bó

5 Centella asiatica(L.) Johnston Rau má APIACEAE Quanh năm 15.000đ/kg

6 Lycium chinense Mill Khởi Tử SOLANACEAE Quanh năm 20.000đ/bó

7 Plantago maor L Mã đề PLANTAGINACEAE T2-T8 5.000đ/bó

8 Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)

Makino

Giảo cổ lam CUCURBITACEAE T2-T9 10.000đ/bó

9 Houttuynia cordata Thunb Dấp cá SAURURACEAE Quanh năm 3.000đ/bó

10 Solanum nigrum L Lu lu đực SOLANACEAE T3-T7 5.000đ/bó

11 Orxylon indicum (L.) Vent Núc nác BIGNONIACEAE Mùa hè 5.000đ/bó

12 Sinobambusasat (Bal.) T.Q.Nguyen Măng sặt POACEAE T7-T8 15.000đ/kg

13 Eryngium fotidum Walter Mùi tàu APIACEAE Quanh năm 3.000đ/bó

41

Qua bảng trên cho thấy thành phần các loài rau rừng bán ra thị trường rất ít chỉ có 14 loài thuộc 12 họ thực vật. Cũng tại khu vực nghiên cứu loài rau rừng chủ yếu bán trên thị trường gồm: Rau dớn, rau Dấp cá, rau Khởi tử, Rau má, Hoa chuối, Lu lu đực, Sẹ. Trong đó, Rau dớn và Khởi tử là loài rau được người tiêu dùng ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, 2 loài rau này thu hái hoàn toàn tự nhiên, nên sản lượng không ổn định. Đây là một cách chế biến được sử dụng rộng rãi và được đồng bào các dân tộc ưa thích và thường sử dụng. Về giá bán rau rừng bình quân cũng không cao chỉ khoảng từ 5000đ/bó hoặc 10.000đ/kg, cộng với việc thu hái còn khó khăn, sản lượng thấp nên việc phát triển nguồn rau rừng bán ra thị trường còn hạn chế, chưa hấp dấn cũng như đảm bảo mức thu nhập cho người thu hái sản phẩm.

b) Kênh thị trường tiêu thụ rau rừng:

Sau khi khai thác rau từ rừng về rau được bó thành bó hoặc để nguyên bán theo cân, rồi đem ra chợ bán lẻ hoặc bán cho người mua buôn.

Người thu gom thường mua lại rau của người dân tại thôn bản, hoặc tại chợ rồi đem giao cho các cửa hàng, quán ăn hay cho những người bán lẻ tại chợ. Người thu gom chủ yếu là những người nhập cư từ vùng khác đến sinh sống và có phương tiện vận chuyển, buôn bán tại thị trấn. Tại huyện Sa Pa có 3 người thu gom; tại huyện Bắc Hà có 2 người thu gom và 01 HTX tiêu thụ rau bản địa về các siêu thị Hà Nội. Tuy nhiên, vấn đề vận chuyển rau về Hà Nội giá cước vận chuyển cao, do đó người tiêu dùng thường phải chịu giá cao (tại Hà Nội rau cải xòe 40.000-50.000đ/kg).

Người bán lẻ ở chợ có thu nhập phụ thuộc vào kỹ năng và địa điểm bán hàng, thông thường giá bán ra cao hơn giá mua khoảng 20-30%, xong họ phải chịu chi phí như phí chợ, bao bì…

c) Đánh giá tiềm năng mở rộng thị trường

Tiềm năng phát triển rau rừng của tỉnh Lào Cai là rất lớn, tuy nhiên còn có một số yếu tố cản trở đến việc phát triển này như: Sự khai thác ồ ạt của người dân khiến nhiều loài rau rừng trở nên khan hiếm, người dân mất rất nhiều công thu hái, sản lượng phụ thuộc vào tự nhiên. Tuy nhiên, kỹ thuật gây trồng và nguồn giống rau rừng còn rất hạn chế.

42

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng sử dụng và phát triển một số loài rau rừng có giá trị tại tỉnh lào cai (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)