Thực tế cho thấy hầu hết các loài rau ăn ở Lào Cai đều được khai thác trong tự nhiên, ít được trồng trong hộ gia đình. Cuộc sống người dân phụ thuộc chủ yếu vào rừng, hàng ngày họ vào rừng thu hái rau quả, kiếm củi nuôi sống gia đình. Cuộc sống gắn bó với rừng đã giúp họ hình thành một thói quen dùng cây rừng để làm rau ăn. Truyền thống sử dụng cây rừng làm rau ăn được hình thành trong đời sống thường ngày của mỗi dân tộc, những kinh nghiệm này được người dân lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác đó là một trong những bản sắc quý giá mà chúng ta cần gìn giữ.
Qua kết quả điều tra, phỏng vấn một số người dân có kinh nghiệm sử dụng rau rừng tại khu vực nghiên cứu thì thấy mỗi dân tộc khác nhau số lượng loài sử dụng cũng khác nhau. Dưới đây là bảng thống kê số lượng loài mà 4 dân tộc Mông, Dao, Tày, Kinh đã và đang sử dụng.
Bảng 4.8: Số lượng loài rau ăn theo dân tộc sử dụng Dân tộc Loài Họ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Mông 118 77 51 88 Tày 113 74 50 86 Dao 109 71 46 79 Kinh 72 47 34 59
Qua bảng trên ta thấy dân tộc Mông sử dụng rau rừng với số lượng nhiều nhất là 118 loài chiếm 77% trong tổng số loài sử dụng, thuộc 51 họ chiếm 88% tổng số họ đã điều tra được. Có thể lý giải điều này bởi trong khu vực nghiên cứu đại đa số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, cuộc sống của họ hầu như gắn liền với rừng, rất nhiều các gia đình dân tộc Mông làm nhà ở
44
trong rừng sâu để sinh sống. Sau dân tộc Mông là dân tộc Tày với 113 loài chiếm 74% tổng số loài. Ít nhất là dân tộc Kinh với 72 loài chiếm 47% tổng số loài. Mặc dù là 4 dân tộc cùng trên địa bàn nghiên cứu nhưng do điều kiện kinh tế, phong tục tập quán khác nhau nên đời sống của từng dân tộc cũng khác nhau. Qua điều tra, phỏng vấn người dân cho biết 3 dân tộc thiểu số sử dụng rau nhiều là do những dân tộc này sống gần rừng, điều kiện kinh tế còn nghèo, chủ yếu tự cung tự cấp phần lớn đều khai thác rau trong tự nhiên là chính.