- Phương pháp thu thập mẫu, xử lý tạm thời mẫu thu được
7 Bổ củi giả chân đỏ Sp + Hại thân
4.2. Xác định các loài sâu hại chủ yếu
Mỗi loài sâu hại thường có đặc điểm sinh học khác nhau nên yêu cầu các biện pháp phòng trừ cũng khác nhau. Nếu tiến hành các biện pháp phòng trừ chung cho tất cả các loài sâu hại thì chi phí sẽ rất cao, hiệu quả phòng trừ kém không mang tính khả thi. Biện pháp phòng trừ có hiệu quả bền vững nhất là phục hồi hệ sinh thái rừng hoàn chỉnh trong đó có sự cân bằng về số lượng
cá thể loài trong chuỗi thức ăn. Vì vậy, trong công tác phòng trừ sâu hại chỉ nên tập trung vào một số loài sâu hại chủ yếu có khả năng gây hại tại khu vực. Khi nghiên cứu đặc điểm dịch sâu hại ta thấy các loài sâu hại chỉ gây hại khi có mật độ lớn và gây ảnh hưởng xấu tới mục tiêu kinh doanh của con người. Một loài sâu hại có tiềm năng phát dịch - loài có khả năng sinh sản cao - cần có điều kiện môi trường thuận lợi. Nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của sâu hại và sử dụng tốt các loài thiên địch, ta cần đi sâu phân tích để rút ra các loài sâu hại chủ yếu. Những chỉ tiêu để xác định loài sâu hại chủ yếu gồm:
- Số lần xuất hiện của loài sâu trong các đợt điều tra = SLXH - Mật độ của loài sâu hại (M), tỷ lệ cây có loài sâu hại (P%).
- Đặc tính sinh vật học của loài, đặc biệt là hình thức gây hại của sâu. - Mức độ gây hại của sâu (R%).
Đây là những chỉ tiêu đặc trưng nhất cho quần thể sâu ở thời điểm hiện tại vì: Số lần xuất hiện sâu hại thể hiện mức độ phổ biến của chúng; Mật độ đánh giá mức độ đe doạ của quần thể sâu hại đối với cây trồng. Tỷ lệ cây có sâu phản ánh mức độ lan tràn của quần thể sâu hại; Hình thức gây hại khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới cây trồng. Cuối cùng mức dộ gây hại của sâu là chỉ tiêu đánh giá mang tính tổng hợp các chỉ tiêu kể trên. Để đánh giá chính xác loài sâu hại nào là loài gây hại chính còn cần đến các thông tin như quá trình phát dịch và nguy cơ phát dịch của chúng. Do các nghiên cứu về sâu hại cây Lát Mexico ở nước ta còn mới mẻ nên chưa có những thông tin đó. Với thời gian nghiên cứu ngắn thì đây là phương pháp khá đầy đủ và chính xác để xác định các loài sâu hại chủ yếu. Kết hợp với việc tìm hiểu tình hình sâu hại trong những năm gần đây để việc xác định được chính xác hơn.
Biểu 4.4: Kết quả điều tra sâu hại Lát Mexico tại khu vực nghiên cứu
(Ghi chú: Các chữ viết tắt: xem trang trước!)
Stt Loài sâu SLXH M (con/cây) P% Cây có sâu R% Mức hại 1 Mối đất (Macrotermessp.) 1 +
2 Sát sành xanh (Ducetia japonica) 1 0,027 2,67 +
3 Ve hoa mũi voi (Fulgora candellaria) 1 0,170 11,60 +
4 Bọ xít (sp.) 1 0,040 4,00 +
5 Bọ lá vàng (sp.) 1 0,014 1,44 +