Đặc tính sinh học của loài Vòi voi nâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại cây lát mêxicô (cedrela odorata) tại trạm thực hành thực nghiệm lâm sinh miếu trắng quảng ninh​ (Trang 39 - 41)

- Phương pháp thu thập mẫu, xử lý tạm thời mẫu thu được

15 Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta M.) 5 0,433 22,34 ++

4.3.1.2. Đặc tính sinh học của loài Vòi voi nâu

Theo tài liệu nước ngoài [37] Vòi voi nâu mỗi năm có thể có 4 lứa, lứa đầu xuất hiên vào tháng 3 hàng năm. Do kỳ đẻ trứng của trưởng thành khá dài nên các lứa trong tự nhiên không rõ ràng. Sự dài ngắn của các pha sâu thay đổi theo nhiệt độ không khí: Trứng 5-17 ngày, sâu non 40-107 ngày, nhộng 7-22 ngày. Tuổi thọ trung bình của sâu trưởng thành cái là 493 ngày (414-633 ngày), của con đực là 472 ngày (228-610 ngày). Trong khu vực nghiên cứu đã thu được các pha sâu non, nhộng và vòi voi trưởng thành. Do thời gian nghiên cứu còn ngắn nên chưa xác định được chính xác thời gian phát triển của các pha này ở nước ta.

Sau khi vũ hóa Vòi voi trưởng thành còn ở trong buồng nhộng mấy ngày mới chui ra hoạt động, ăn ngọn non, một đời giao phối nhiều lần, thường vào ban đêm. Sau 14-165 ngày trưởng thành mới đẻ trứng, ngày nằng, nhiệt độ cao thời gian chờ đẻ trứng ngắn hơn so với trời lạnh. Thời gian đẻ trứng kéo dài trung bình 410 ngày (317-609 ngày). Trứng được đẻ trong biểu bì thân cây, mỗi chỗ đẻ 1 trứng.Sâu trưởng thành có tính giả chết khi có sự va chạm, lúc không hoạt động thường nằm nghỉ trong lá hoặc trong đất xung quanh cây. Thời gian hoạt động của trưởng thành rất dài, vì vậy chúng có sức phá hại rất lớn, chúng không ngừng ăn ngọn non để bổ sung dinh dưỡng, cho nên gây hại cây con rất lớn. Sâu non tuổi lớn hoá nhộng trong vỏ cây.

Sâu trưởng thành ít bay, chúng thường đẻ trứng vào biểu bì thân cây cách gốc 15cm.

Sâu non mới nở rất yếu khi ta chẻ thân ra chạm vào thấy chúng cựa quậy, sau vài ngày chúng tiến hành đục thân cây để ăn, chúng ăn đến đâu đùn những mùn gỗ nhỏ ra đến đó và lấp kín lỗ đục do vậy rất dễ dàng quan xát thấy dấu vết của chúng.

Sâu non gây hại cây có tuổi 1-2 năm, làm cho cây bị khô ngọn, khi gây hại ở gốc có thể làm cho cả cây bị chết, chỗ bị hại chảy rất nhiều nhựa,

hình thành từng cục bao xung quanh gốc cây màu nâu đen. Mùa đông cây dễ bị chết hàng loạt. Người ta đã biết những loài cây chủ bị hại là: cây Lát hoa, cây Xoan, cây Lát hoa lông, cây Đào lá to, cây Đào lá nhỏ, và cả trên cây Lát Mexico.

Hình 4.7: Sâu non Vòi voi nâu trên thân

4.3.2. Đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học của loài Sâu đục nõn(Hypsipyla robusta Moore)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại cây lát mêxicô (cedrela odorata) tại trạm thực hành thực nghiệm lâm sinh miếu trắng quảng ninh​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)