Phòng trừ Sâu đục nõn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại cây lát mêxicô (cedrela odorata) tại trạm thực hành thực nghiệm lâm sinh miếu trắng quảng ninh​ (Trang 69 - 76)

- Phương pháp thu thập mẫu, xử lý tạm thời mẫu thu được

15 Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta M.) 5 0,433 22,34 ++

4.6.2.2. Phòng trừ Sâu đục nõn

- Tháng 3 khi cây bắt đầu bật ngọn cần kiểm tra định kỳ 2 tuần 1 lần, nếu thấy có vết nhựa chảy ra ta có thể dùng dao khoét để bắt sâu.

- Lợi dụng tính xu quang ban ngày ở trong râm không hoạt động ta có thể bắt sâu non.

- Dùng thuốc Dipterex hoặc Bassa pha với nồng độ 0.5% phun vào lúc 5- 6 giờ chiều lên các cây. Dùng thuốc Bi58 đưa trực tiếp vào lỗ cây bị sâu.

Chương 5

Kết luận, Tồn tại và kiến nghị 5.1. Kết luận

Qua phân tích kết quả chúng tôi đi đến một số kết luận sau:

1. Các loài côn trùng thu được trên cây Lát Mexico trong thời gian nghiên cứu là 18 loài thuộc 17 họ, 7 bộ côn trùng. Bộ cánh vảy (Lepidopteta) và bộ Cánh cứng (Coleoptera) là hai bộ côn trùng có nhiều loài, nhiều ý nghĩa. Thành phần sâu hại Lát Mexico tương đối đa dạng: Có 8 loài sâu hại lá (44,44%), 5 loài sâu hại thân (27,78%), sâu hại nõn, sâu hại rễ, sâu hút dịch có từ 1-2 loài,. Nhìn chung sâu hại ở trong tình trạng chưa nghiêm trọng lắm. Căn cứ vào một số chỉ tiêu như số lần xuất hiện, mật độ, tỷ lệ cây có sâu, mức độ gây hại của sâu đã xác định được 2 loài sâu hại chủ yếu, 2 loài sâu hại có tiềm năng trở thành sâu hại chính. 2. Loài Sâu đục nõn Lát Mexico Hypsipyla robustaMoore. thuộc họ

Pyralidae, bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) là loài sâu hại chủ yếu thứ nhất. Loài sâu hại chủ yếu thứ hai là Vòi voi nâu đục thân cây Lát Mexico có tên khoa học là Dyscerus longiclavis Marshall. thuộc họ Vòi voi (Curculionidae), bộ Cánh cứng Coleoptera). Hai loài sâu hại chủ yếu khác là Sâu đo (Scopula sp.) thuộc họ Sâu đo (Geometridae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) và Sâu đục thân (Zeuzera sp.), thuộc họ Ngài đục thân (Cossidae), bộ Cánh vảy (Lepidoptera).

3. Đặc điểm hình thái, một số đặc điểm sinh học cơ bản của các loài sâu hại chủ yếu đã được tổng kết: Sâu đục nõn năm có nhiều lứa,

các lứa có thể gối nhau, phá hại chủ yếu chồi ngọn cây. Vòi voi nâu năm có 3 thế hệ, hại thân cây khá nghiêm trọng.

4. Quan hệ sinh thái của 2 loài sâu hại chủ yếu là Sâu đục nõn và Vòi voi nâu như sau: Cây có sâu và cây không có sâu có tỷ lệ khác nhau. Đường kính, chiều cao cây có sâu và cây không có sâu khác biệt nhau không đáng kể. Tuy nhiên, tuổi cây có ảnh hưởng tới mật độ sâu hại. Nhiệt độ, đọ ẩm không khí, vị trí địa hình có ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát sinh, phát triển của sâu hại 5. Mật độ của các loài sâu hại chủ yếu biến động theo thời gian,

theo tuổi cây, và theo địa hình. Sơ bộ đánh giá được mức độ gây hại của vòi voi đục thân trong thời gian nghiên cứu.

6. Đề ra được các biện pháp điều tra giám sát các loài sâu hại chủ yếu. Đề ra một số biện pháp phòng trừ sâu hại chủ yếu: Biện pháp cơ giới, biện pháp kỹ thuật lâm sinh và phương pháp hoá học.

5.2. Tồn tại

Sau khi hoàn thàng xong đề tài chúng tôi nhận thấy có một số tồn tại sau: 1. Do thời gian còn hạn hẹp và nhiều điều kiện khác không cho

phép nên đề tài chưa giải quyết được triệt để các vấn đề sinh học của các loài sâu hại chính như giai đoạn trứng, giai đoạn sâu non, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự phát sinh phát triển của các giai đoạn, và sự phân bố của các loài sâu hại. Dụng cụ nuôi sâu còn thiếu nên găp nhiều khó khăn trong việc theo dõi đặc tính sinh vật học của sâu hại

2. Chúng tôi mới chỉ đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu hại mà chưa khảo nghiên được thuốc trừ sâu cho các loài. Diện tích điều tra còn nhỏ lẻ manh mún nên việc điều tra còn nhiều hạn chế.

5.3. Kiến nghị

- Loài cây Lát Mexico mới được trồng thử nghiệm và đây cũng là những nghiên cứu bước đầu về sâu hại nên cần có những nghiên cứu tiếp về đặc điểm sinh vật học của các loài sâu này.

- Với mỗi loài sâu hại cần có thêm thời gian để nghiên cứ kỹ hơn nữa đặc điểm hình thái cũng như sinh thái của loài, để có thể đưa ra được thông tin chính xác về tên loài, đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ hữu hiệu.

- Đây là những loài sâu mới chỉ điều tra được ở khu rừng thực nghiệm lâm sinh Miếu trắng Quảng Ninh nên có những biện pháp tiếp tục điều tra giám sát nhằm ngăn chặn loài sâu này khỏi sự lây lan.

- Đối với loài Sâu đục thân nên cần nghiên cứu sâu hơn về biến động quần thể để có biện pháp phòng trừ chúng kịp thời.

- Nghiên cứu điều tra, các biện pháp phòng trừ sâu hại chủ yếu có hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cũng như sinh trưởng và phát triển của cây rừng là vấn đề đặt ra với các nhà quản lý sâu bệnh hại cây rừng.

- Cần nghiên cứu kỹ trong công tác chọn giống cũng như nơi trồng, điều kiện lập địa nhằm hạn chế sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại rừng.Nên áp dụng phương thức nông lâm kết hợp (trồng xen cây Lát Mexico + Cây Chè; Lát Mexico + cây bản địa; Lát Mexico + cây cafe).

Tài liệu tham khảo

1. Anh Phạm Ngọc Anh. (1967), Côn trùng lâm nghiệp, Trường Đại học lâm nghiệp.

2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: Báo cáo thực trạng tài nguyên rừng và phương hướng phát triển 2000 - 2010.

3. Đặng Vũ Cẩn. (1973), Sâu hại rừng và cách phòng trừ, Nhà suất bản Nông thôn.

4. Cục phát triển lâm nghiệp , Định hướng phát triển lâm nghiệp 2000 - 2010.

5. Phạm Đôn (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của quần thể Lát Mexico trồng thuần loài tại vùng Uông Bí Quảng Ninh, luận văn tốt nghiệp.

6. Đào Xuân Huy(2005), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của sâu bệnh hại lá cây Lát Mexicô giai đoạn vườn ươm tại vườn ươm trường Đại học Lâm Nghiệp,chuyên đề tốt nghiệp.

7. Đỗ Thị Lâm (1996), Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học , sinh thái học của Sâu đục lá thông,tại khu vực núi Luốt Xuân Mai - Hà Tây, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoa học lâm nghiệp.

8. Trần Công Loanh(1982), Côn trùng lâm nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Hữu Lộc (2001), Kiến nghị bước đầu về kỹ thuật gây trồng cây Lát Mexico.

10. Trần Công Loanh , Nguyễn Thế Nhã (1997), Côn trùng rừng, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão (2001), Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp,Nhà xuất bản nông nghiệp ,Hà Nội.

12. Phạm Bình Quyền và Lê Đình Thái(1972), Sinh thái học côn trùng

( Dịch từ nguyên bản tiếng Nga), Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội. 13. Phạm Bình Quyền(1993), Đời sống côn trùng, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, công ty sách và thiết bị trường học thành phố Hồ Chí Minh.

14. Khúc Đình Thành (2001), Báo cáo tham luận kết quả gieo ươm gây trồng cây Lát Mexico, Trường Trung học Lâm Nghiệp TW, Quảng Ninh.

15. Khúc Đình Thành ( 9/2004), Báo cáo khoa học gieo ươm và gây trồng Lát Mexico, Trường Trung học Lâm Nghiệp TW, Quảng Ninh.

16. Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

17. Đào Xuân Trường,Báo cáo kết quả dự án Điều tra, đánh giá sâu bệnh hại rừng trồng toàn quốc. Đề ra giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng. Cục Kiểm lâm 2000 - 2001.

18. Tạp chí Khoa học công nghệ NN & PTNT 20 năm đổi mới (2005 ) NXB Chính trị quốc gia.

Tiếng Nga

19. Apnondi K.V. ( 1950), Xác định các loài côn trùng hại gỗ và cây bụi thuộc các dải rừng phòng hộ, Nhà xuất bản viện khoa học Liên Xô.

20. Bey- Bienko G. A.( 1965), Phân loại côn trùng bộ cánh cứng phần Liên Xô thuộc Châu Âu, Nhà xuất bản khoa học Matscơva.

21. I linski A. I.(1962), Phân loại các loài sâu hại rừng, Nhà xuất bản sách báo tài liệu nông nghiệp Matscơva.

22. N.N.Pagi (1965), Côn trùng rừng, Nhà xuất bản công nghiêp rừng Matscơva.

23. Xegole V.N.( 1964),Côn trùng học, Nhà xuất bản trường cao đẳng Matscơva.

Tiếng Anh

24. Berrio-Moreno-J;Moreno-J-Berrio.(1980),some observations on the current status of the control of forest pests in Colombia and prospects for the future,Sociedad Colombiana de Entomologia: Seminar. Forest

Pests.Pereira, November 27 1980. : Seminario.Plagas

Forestales.Pereira,November 27 de 1980 .1980?, 33-56;2 fig.

25. Hochmut-R;Manso-DM.(1971),Forest pests in Cuba in 1969 and 1970,Baracoa 1971, 1:1, 16-39.

26. Lara-L-L.(1980), Some common insect fauna of forests in Colombia.Aspects of their biology and control, Sociedad Colombiana de Entomologia:"Seminar, Forests Pests. Pereira,"November 27 1980: Seminar. Palagas "Forestales". Pereira, November 27 de 1980. 1980, 117-132; 26 ref.

27. Menendez-JM; Berrios-M-del-C; Castilla-R.(1989), Observations on the feeding habits of Hypsipyla grabdella larvae under laboratory

conditions."Revista-Forestal-Baracoa 1989,:2, 7-14; 14 ref.

28. Menendez-JM; Berrios-M-del-C. (1992), Notes on modifications observed in the form of attack by Hypsipyla grabdella, "Revista-Baracoa 1992, 22:2, 41-45; 9ref.

29. Roovers-M. (1971 a),The life cycle of Hypsipyla grandella at Barinitas, Venezuela,"Boletin,-Instituto-Forestal-Latino-Americano-de- Investigacion-y-Capacitacion". 1971 , No. 38, 3-46; 18 ref.

30. Vega-Gonzalez-LE; Vega-Gonzalez-LE.(1987), Growth of Cedrela odorata managed within a secondary shrub vegetation or in initial association with agriculturat crops. San Jose de Guaviare, Colombia,

CONIF-Informa. 1987, No. 10, 18 pp; 11 ref.

31. Whitmore- IL; Gaud-S-Median. (1974), White peach scale attack on toon in Puerto Rito, "Journal-of- Agriculture- of- The- University- of Puerto-Rico. 1974, 58 :2,276-278; 1fig; 5 ref.

32. Yamazaki-S.Taketani-A; Fujita-K; Vasques-CP; Ikeda-T.(1990), Ecology of Hypsipyla grandella and its seasonal changes in population density in Peruvian Amazon forests, JARQ,"-Japan-Agricultural-Research- Quarterly1990, 24:2, 149-155; 12 ref.

33. Roovers, M. (1971), Observacions sobre el ciclo de vida de Hypsipyla grandella (Zeller) en Barinitas,Venezuela,"Bolletin del Instituto Forestal de Latino Americano de Investigacion y Capacitacion 38: 1-46

Website: http//www. sound wood.org/conten.php3? page ID = 25 Website: http//www. raintree–health.co.up/plants/cedrorosa.html

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại cây lát mêxicô (cedrela odorata) tại trạm thực hành thực nghiệm lâm sinh miếu trắng quảng ninh​ (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)