Đặc tính sinh vật học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại cây lát mêxicô (cedrela odorata) tại trạm thực hành thực nghiệm lâm sinh miếu trắng quảng ninh​ (Trang 42 - 44)

- Phương pháp thu thập mẫu, xử lý tạm thời mẫu thu được

15 Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta M.) 5 0,433 22,34 ++

4.3.2.2. Đặc tính sinh vật học

Mối năm có 5 vòng đời, sâu trưởng thành xuất hiên bắt đầu vào tháng 3 hàng năm, không có hiện tượng qua đông, các lứa gối nhau. Thời gian dài ngắn của vòng đời phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ bình quân tháng 28,5oC, pha sâu non là 9-11 ngày, khi nhiệt độ 18,5oC, pha sâu non là 18-23 ngày, pha nhộng là 15-23 ngày, nhiệt độ bình quân ngày 29,7oC tuổi thọ trưởng thành là 3 ngày.

Sau khi nở ra từ trứng, sâu non chui vào ngọn cây gây hại, những nơi sâu thường đục là phần mềm của nõn khoảng 3-5cm hoặc ở nách lá, thậm chí ở gân chính của lá nằm trên nõn. Sâu non đục vào bên trong nõn làm thành đường hầm thải phân và nhả tơ để phủ kín lỗ đục nhằm trao đổi khí và những tác động bên ngoài như mưa, các loài thiên địch. Sâu non khi xâm nhập vào nõn bắt đầu đục lên tận trên đỉnh nõn rồi mới quay lại ăn tiếp phần dưới nõn, trong quá trình sống trong nõn như vậy lỗ đục thường xuyên bị khoét to ra và

sâu tiếp tục nhả tơ phủ kín lỗ đục. Sau khi ăn hết ngọn này lại chuyển sang ăn ngọn khác, khi sâu non chuyển sang ngọn khác có hiện tượng bò lùi hoặc bò tiến. Khi đã chọn được ngọn thích hợp liền nhả tơ kết lưới rồi mới chui vào trong ngọn cây, lỗ đục phần lớn ở nách lá. Quá trình đục của sâu non nhanh hay chậm có quan hệ với mức độ lignin hoá của cây và sức khoẻ của sâu, nhanh chỉ 25 phút, chậm khoảng 2 giờ. Trung bình khoảng 1 giờ mới hoàn thành được việc chui vào ngọn cây. Sâu non tiết phân vào lỗ đục, chiều dài lỗ đục phụ thuộc vào chất gỗ, ngắn nhất 2-3cm, dài có thể đến 28,5cm. Sự chuyển dịch trong cây có thể tiến hành cả ngày lẫn đêm.Sau một thời gian khi sâu ăn rỗng toàn bộ đỉnh nõn, nõn mới có hiện tượng héo và rủ xuống, chúng tôi quan sát thấy tại nơi cây bị Sâu đục nõn có phân màu trắng đùn ra ngoài phủ kín lỗ đục. Nhìn chung, sâu non thường ở trên cùng một cây, mỗi con có thể gây hại 3 - 6 ngọn, đến tuổi già kết kén hoá nhộng. Đôi khi cũng có hiện tượng sâu non chuyển sang hại cây khác.

Thời gian vũ hóa của trưởng thành thường từ 12 - 21 giờ, nhiều nhất là 19 - 20 giờ. Trưởng thành không có tính xu quang, ban ngày ở nơi có bóng râm, không hoạt động. Trứng được đẻ phân tán trên ngọn cây. Tuổi thọ của sâu trưởng thành 2 - 4 ngày.

Sự phát sinh phát triển của loài sâu này có quan hệ mật thiết với môi trường, khí hậu và thiên địch. Những vùng rừng núi phức tạp, cây chủ nhiều, thời gian ra chồi non không đều nhau, tạo điều kiện có lợi cho sâu phá hại, nguồn sâu phong phú, sâu hại nặng, những nơi cây trồng hoá gỗ muộn thời gian sâu non sống lâu hơn, điều kiện dinh dưỡng tốt, cơ thể mập .Ngoài ra số lần di chuyển ít, bị thiên địch bắt ít, tỷ lệ sống cao, mật độ sâu nhiều, gây hại nặng.. Ngược lại những khu rừng tuy thuần loài có sự phân bố của sâu này nhưng gây hại cũng nhẹ. Nhưng nơi có lượng mưa nhiều, chồi non nhiều mật độ sâu sẽ cao, gây hại nặng.

Hình 4.11: Vết hại của Sâu đục nõn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại cây lát mêxicô (cedrela odorata) tại trạm thực hành thực nghiệm lâm sinh miếu trắng quảng ninh​ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)