Quan hệ giữa sâu với các chỉ tiêu sinh trưởng của lâm phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại cây lát mêxicô (cedrela odorata) tại trạm thực hành thực nghiệm lâm sinh miếu trắng quảng ninh​ (Trang 54 - 56)

- Phương pháp thu thập mẫu, xử lý tạm thời mẫu thu được

15 Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta M.) 5 0,433 22,34 ++

4.4.1.2. Quan hệ giữa sâu với các chỉ tiêu sinh trưởng của lâm phần

Để hoàn thành quá trình phát triển sâu hại cần một khối lượng thức ăn nhất định. Chất lượng thức ăn có ảnh hưởng lớn đến số lượng của sâu hại. Các chỉ tiêu sinh trưởng của lâm phần như đường kính ngang ngực (D1.3), chiều cao vút ngọn (HVN), đường kính gốc (Doo)... đóng vai trò quan trọng. Lâm phần sinh trưởng phát triển tốt sẽ là nguồn thức ăn phong phú cho các loài sâu hại và ngược lại nếu lâm phần sinh trưởng kém nguồn thức ăn ít, sâu hại ít hơn. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào đối tượng sâu hại mà mối quan hệ này khác nhau. Một số loài sâu hại thứ sinh chỉ hại cây đã bị suy yếu. Các chỉ tiêu sinh trưởng của ÔTC có sâu gây hại được đo đếm, tính toán và thể hiện trong biểu sau:

Biểu 4.7: Các chỉ tiêu sinh trưởng cây Lát Mexico

ÔTC HVN(m) Doo(cm) Năm trồng 1 2,5 5,0 2000 2 1,7 3,5 2002 3 2, 5 5,0 2002 4 2,75 5,5 2002 5 2,5 4,75 2003 6 2,0 4,0 2002

Qua biểu chúng tôi có nhận xét sau:

- Về sinh trưởng đường kính, trưởng chiều cao của ÔTC số 4 cây sinh trưởng tốt nhất, ÔTC số 2 cây sinh trưởng kém. Nguyên nhân có sự sai

khác về đường kính, chiều cao ở các ô tiêu chuẩn chủ yếu là do độ dày tầng đất, độ dốc.

Sâu hại và cây thức ăn của chúng có mối quan hệ qua lại: Thông qua hoạt động của sâu có thể làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây; ngược lại sự sinh trưởng phát triển khác nhau của cây có ảnh hưởng tới sự lựa chọn thức ăn, mức độ gây hại của sâu. Khi mối quan hệ này chặt chẽ có thể thấy giữa cây bị sâu và cây không có sâu có sự khác nhau rõ rệt. Sâu đục ngon có mặt ở ô tiêu chuẩn số 2 nhiều nhất, Vòi voi nâu lại xuất hiện nhiều ở ô tiêu chuẩn số 4. Số liệu của 2 ô tiêu chuẩn này được thể hiện trong biểu dưới đây:

Biểu 4.8: Đường kính (Doo), chiều cao (HVN) của cây Lát Mexico có sâu (CS) và cây không có sâu (KS)

Sâu đục nõn Vòi voi nâu

Doo HVN Doo HVN CS KS CS KS CS KS CS KS Số TB 4.13 3.56 2.52 2.35 5.06 4.98 2.51 2.53 S2 0.8016 0.6652 0.2991 0.3016 0.1672 0.1492 0.2874 0.2124 S 0.6425 0.4425 0.0894 0.091 0.028 0.0223 0.0826 0.0451 |U| 1.83654 0.87707 0.82636 0.0972

Quan sát biểu 4.8 ta thấy:

1. Đường kính của các cây bị Vòi voi nâu (5,06cm) lớn hơn so với đường kính của cây không có Vòi voi nâu (4,98). Tuy nhiên mức chênh lệch không lớn.

2. Chiều cao của các cây bị Vòi voi nâu (2,51m) lại nhỏ hơn so với chiều cao của cây không có Vòi voi nâu (2,53m). Mức chênh lệch ở đây cũng không lớn.

3. Đường kính của các cây bị Sâu đục nõn (4,13cm) cũng lớn hơn so với đường kính của cây không có Sâu đục nõn (3,56cm).

4. Chiều cao của các cây bị Sâu đục nõn lớn hơn so với chiều cao của cây không có Sâu đục nõn .

Kết quả kiểm tra bằng tiêu chuẩn U cho thấy: Tất cả các cặp so sánh đều cho |U| < 1,96. Như vậy: Đường kính gốc (Doo), chiều cao vút ngọn (HVN) của các cây bị sâu hại không khác biệt so với cây không bị sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại cây lát mêxicô (cedrela odorata) tại trạm thực hành thực nghiệm lâm sinh miếu trắng quảng ninh​ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)