Xuất các biện pháp phòng trừ các loài sâu hại cây Lát Mexico 1 Các biện pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại cây lát mêxicô (cedrela odorata) tại trạm thực hành thực nghiệm lâm sinh miếu trắng quảng ninh​ (Trang 66 - 68)

- Phương pháp thu thập mẫu, xử lý tạm thời mẫu thu được

15 Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta M.) 5 0,433 22,34 ++

4.6. xuất các biện pháp phòng trừ các loài sâu hại cây Lát Mexico 1 Các biện pháp chung

4.6.1. Các biện pháp chung

Sâu hại rừng có quan hệ rất phức tạp với hoàn cảnh rừng, cho nên trong phòng trừ sâu hại phải sử dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau tác động từ mọi phía, nhiều mặt, tuỳ từng nơi, từng lúc mà áp dụng các biện pháp phòng trừ cho thích hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Khi phòng trừ bất kỳ một loài sâu hại nào chúng ta cũng đều phải dựa trên cơ sở khoa học về sinh thái, đặc điểm sinh vật học của chúng và đặc điểm của cây trồng.

Căn cứ vào kết quả điều tra bước đầu về loài sâu hại cây Lát Mexico chúng tôi đưa ra một số biện pháp sau:

-Biện pháp cơ giới

Vào đầu tháng 8 đây là thời kỳ cây sinh trưởng phát triển tốt nhất cây ra nhiều cành lá khi thấy sâu xuất hiện chúng ta huy động nhân dân bắt sâu, đối với những cây còn nhỏ ta có thể bắt trực tiếp trên cây hoặc rung cây thật mạnh cho sâu rơi suống, đối với cây cao thì dùng gậy đập mạnh vào cành để sâu rơi suống và giết chết.

Vào đầu tháng 1 tháng 4 cây bị rụng lá khi thấy có các vết sước, nhựa chảy ra xuất hiện các lỗ đục của sâu trưởng thành chích vào thân cây để đẻ trứng, chúng ta có thể dùng dao khoét, cạo bỏ sẹo sâu đục, đối với những cây

bị nặng ta chăt cây thu gọn lại thành đống rồi đốt, biện pháp này còn giết được cả sâu non.

Tiến hành xới đất, phát dọn thực bì xung quanh gốc cây để hạn chế nơi cư trú và nơi đẻ của sâu trưởng thành xung quanh gốc cây, số lần phát dọn trong năm là 1 đến 2 lần, thời gian phát dọn xới đất từ tháng 2 đến đầu tháng 3, đợt 2 vào tháng 10.

-Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

Đối với khu rừng trồng cây Lát Mexico tại khu vực nghiên cứu tình hình sinh trưởng ở mức trung bình, do vậy phải tăng cường biện pháp chăm sóc như bón lót phân chuồng, phân lân, đặc biệt cần bón vôi để điều chỉnh độ pH cho đất, phát luống dây leo, bụi rậm nhằm là giảm sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng đối với cây trồng. Ta có thể trồng xen với cây chè, cây cafe, cây cao su để khi chăm sóc các loài cây này kết hợp với chăm sóc cây Lát Mexico tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, đồng thời khi phun thuốc diệt sâu hại cây chè, cây cafe, cây cao su thì cũng hạn chế được sâu hại phát triển hoặc để bảo vệ cây người ta thường thu hái các cành khô có trứng rồi đốt.

-Biện pháp sinh học

Đây là các biện pháp lợi dụng các thiên địch của sâu hại và các sản phẩm hoạt động của các sinh vật vào việc phòng trừ sâu hại. Phương pháp này có thể vừa phòng trừ sâu hại, lại bảo vệ được môi trường sinh thái.

Ta có thể sử dụng côn trùng ký sinh như: Ong mắt đỏ, ong tấm xanh, ong tấm đen ký sinh trứng, ong kến ký sinh sâu non .... các loài côn trùng ăn thịt có ích như: Bọ ngựa, Bọ rùa, Kiến vống, Kiến cong đuôi. Tuy nhiên, cần nghên cứu kỹ đặc tính sinh vật học, sinh thái của nó rồi tiến hành gây nuôi rồi thả vào ổ dịch hoặc tìm ách thu hút tạo điều kiện cho nó phát triển ở trong rừng, trồng xen hay bảo vệ những cây có hoa, bảo vệ nơi sống của chúng.

Ngoài ra có thể sử dụng vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng như dùng nấm bạch cương (Beauveria bassiana), dùng tuyến trùng.

-Biện pháp hoá học

Sau khi sâu trưởng thành đẻ trứng vào trong thân cây thì vào tháng 3 có thể sử dụng thuốc phun sâu non mới nở, dùng thuốc bịt lỗ sâu non, khoan lỗ truyền thuốc nội hấp vào, dùng thuốc xông khói hun dưới gốc cây.

-Biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM):

Quản lý sâu hại tổng hợp (IPM) là một hệ thống mà ở đó tất cả các biện pháp phòng trừ có hiệu quả như: Lâm sinh, sinh học,vật lý và những biện pháp khác được sử dụng để duy trì mật độ sâu hại dưới mức ngưỡng kinh tế.

Để áp dụng IPM trong phòng trừ sâu hại cây Lát Mexico đòi hỏi phải có đủ các số liệu về quần thể sâu hại, quy luật sinh trưởng của cây và những tổn thất do sâu hại gây ra, những điều kiện về kinh tế xã hội. Các số liệu đó cần phân tích tổng hợp thông qua những thông tin từ các biện pháp phòng trừ ở nhiều khu vực khác nhau mà chọn ra những biện pháp tối ưu. Muốn vậy, vấn đề điều tra giám sát, thu thập mẫu liên tục là phần quan trọng của quản lý sâu hại tổng hợp.

Để có thể phòng trừ hiệu quả các loài sâu hại thì tuỳ thuộc từng loài sâu mà tiến hành điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại cây lát mêxicô (cedrela odorata) tại trạm thực hành thực nghiệm lâm sinh miếu trắng quảng ninh​ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)