- Phương pháp thu thập mẫu, xử lý tạm thời mẫu thu được
15 Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta M.) 5 0,433 22,34 ++
4.4.4. Quan hệ của loài sâu hại chủ yếu với thiên địch
Thiên địch có vai trò quan trọng trong sự sinh sản và phát triển hàng loạt của sâu hại, nhất là đối với rừng trồng vai trò của thiên địch lại càng trở nên có ý nghĩa hơn, nhiều khi chúng có tác dụng kìm hãm sự bùng phát dịch của sâu hại, ngoài ra nó còn có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sâu hại. Vì vậy ở rừng trồng, việc bảo vệ tốt thảm thực bì cây lá rộng, có hoa dưới tán rừng là rất quan trọng vì đó là nơi trú ngụ và là nguồn thức ăn rất tốt cho những loài thiên địch. Khi sâu hại xuất hiện, chúng sẽ là những chiến sỹ tiêu diệt sâu. Khi hoàn thành nhiệm vụ chúng lại trở về sinh sống trên những cây bụi dưới tán rừng.
Do sâu trưởng thành Vòi voi nâu và Sâu đục nõn ít bay, chúng chủ yếu đậu trên thân để đẻ trứng nên chúng dễ dàng trở thành mồi cho các loài bọ ngựa, kiến, chim, nhện. Vòi voi đục thân có tính giả chết nên có thể bằng cách này chúng ngụy trang để thoát thân, tuy nhiên khi thả mình rơi suống dướ đất chúng sẽ bị nhện ăn thịt.
Đối với trứng: Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi đã điều tra quan sát trên các ô tiêu chuẩn thấy có 1 loài ong đẻ trứng vào những lỗ của sâu trưởng thành đẻ làm cho trứng và sâu non của Sâu đục nõn và sâu đục thân bị chết. Tuy nhiên chưa thu thập được mẫu, do đó chưa xác định được tên loài.
Qua đợt điều tra chúng tôi thấy thành phần thiên đich của sâu hại cây Lát Mexico không nhiều, chỉ phát hiên được loài ong ký sinh. Nhưng chúng cũng đã đóng vai trò tích cực trong việc hạn chế sự phát sinh phát triển số lượng của loài sâu hại này.
Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi đã bắt găp ong kén sp., thuộc họ Braconidae, thuộc bộ Cánh màng Hymenoptera. Các loài ong thuộc họ này thường ký sinh sâu non bộ Cánh vảy.