Xuất các biện pháp điều tra giám sát các loài sâu hại chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại cây lát mêxicô (cedrela odorata) tại trạm thực hành thực nghiệm lâm sinh miếu trắng quảng ninh​ (Trang 65 - 66)

- Phương pháp thu thập mẫu, xử lý tạm thời mẫu thu được

15 Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta M.) 5 0,433 22,34 ++

4.5. xuất các biện pháp điều tra giám sát các loài sâu hại chủ yếu

Việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp điều tra giám sát các loài sâu hại chủ yếu nhằm biết trước được khả năng phát sinh phát triển của loài và chủ động trong công tác phòng trừ nếu có dịch xảy ra. Căn cứ vào đặc điểm sinh vật học của các loài sâu hại chủ yếu cây Lát Mexico để đề xuất những biện pháp điều tra thích hợp.

Trước hết cần xác định hệ thống ô tiêu chuẩn, ô tiêu chuẩn có diện tích 1000m2 thì cứ 10 ha đặt 1 ô tiêu chuẩn.

* Đối với Vòi voi nâu:

Qua điều tra ngoài thực địa thu thập mẫu về nuôi và dựa vào đặc tính sinh vật học chúng tôi sơ bộ ấn định thời điểm điều tra đối với các pha như sau:

- Pha trưởng thành: tháng 3 - Pha trứng : tháng 4

- Pha sâu non : tháng 4 - 10

- Pha nhộng : tháng 10 -3 năm sau.

Điều tra sâu trưởng thành vào tháng 3: 2 tuần điều tra một lần, tuỳ theo số lượng (mật độ) sâu thu được của đợt điều tra thứ nhất nếu mật độ sâu 10 thì điều tra 2 lần, trường hợp mật độ sâu ít hơn 10 thì điều tra 1 lần vào khoảng giữa tháng. Điều tra trứng có thể được tiến hành vào tháng 4 khi thấy sâu trưởng thành đục lỗ trên thân cây để đẻ trứng (có các lỗ nhỏ và có vết nhựa chảy ra). Do đặc điểm sâu non ăn hại ở xung quanh thân cây và cách gốc 2cm trở lên vì vậy từ tháng 4 đến tháng 10 cần điều tra mật độ sâu non mỗi tháng ít nhất 1 lần.

* Đối với Sâu đục nõn:

Sâu đục nõn mỗi năm có 5 vòng đời, không có hiện tượng qua đông, các lứa gối nhau, thời gian dài ngắn của vòng đời phụ thuộc vào nhiệt độ bình quân tháng, thời gian phát triển của các pha trứng, sâu non, nhộng phân định không được rõ ràng. Qua điều tra ngoài thực địa thu thâp mẫu và dựa vào đặc

tính sinh vật học tôi sơ bộ đưa ra phương pháp điều tra như sau: Cần điều tra vào tháng 3,4 lúc này sâu trưởng thành bắt đầu xuất hiện, là thời điểm cây Lát Mexico đâm chồi ngọn nhiều nhất vì vậy cần điều tra định kỳ 10 ngày 1 lần trên các ô tiêu chuẩn. khi điều tra sâu trưởng thành cũng là lúc điều tra pha trứng (trứng đẻ phân tán trên ngọn cây) và điều tra pha sâu non, sâu non đục phần lớn ở nách lá, khi điều tra lấy dao chặt ngọn để bắt sâu. Điều tra Sâu đục nõn cần điều tra liên tục trong năm , cần điều tra vào tháng 3,4,5 là những thời điểm mật độ sâu có sự tăng nhanh về số lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại cây lát mêxicô (cedrela odorata) tại trạm thực hành thực nghiệm lâm sinh miếu trắng quảng ninh​ (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)